Phân biệt tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro

Xét về bản chất, tài sản rủi ro là tài sản có dòng lợi tức trong tương lai không chắc chắn và chúng ta đo lường sự không chắc chắn này bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức kỳ vọng. Ngược lại, bởi vì tỷ suất lợi tức trên tài sản phi rủi ro là hoàn toàn chắc chắn, vì thế độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức kỳ vọng của nỏ bàng 0 và tỷ suất lợi tức có được trên tài sản đó là tỷ suất lợi tức phỉ rủi ro (Rp). Các nhà nghiên cứu quan niệm rằng tỷ suất lợi tức phi rủi ro là mức sinh lời (hay tỷ lệ tăng trưởng) kỳ vọng trong dài hạn của nền kinh tế với sự điều chỉnh tính thanh khoản trong ngắn hạn. Việc giả định về tài sản phi rủi ro trong nền kinh tế có tính quyết định đến các lý thuyết định giá tài sản.(2)

Lãi suất phi rủi ro thực (Real Risk Free Rate – RRFR):

RRFR là tỷ suất sinh lời cơ bản với giả thiết không có lạm phát và không có sự không chắc chắn của dòng thu nhập trong tương lai. Ở một nền kinh tế không có lạm phát, nhà đầu tư biết chắc chắn số tiền mà họ sẽ nhận được vào một thời điểm nhất định căn cứ vào tỷ suất lợi tức phi rủi ro của hoạt động đầu tư. ở phần trước, chúng ta gọi mức sinh lời này là giá trị thuần hay giá trị danh nghĩa của tiền tệ theo thời gian. Tỷ suất lợi tức phi rủi ro thực được xem như là giá cả của sự trao đổi hàng hóa hiện tại và hàng hóa tương lai.

Cỏ hai nhân tố, một nhân tố chủ quan và một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến giá cả sự trao đổi này. Nhân tố chủ quan thể hiện thu nhập mong đợi theo thời gian của cá nhân trong việc tiêu dùng. Khi một cá nhân từ bỏ 100 đơn vị tiền tệ tiêu dùng năm nay, vậy cá nhân đó mong đợi sẽ tiêu dùng được bao nhiêu tiền năm sau để bù cho sự “chia ly với của cải trong suốt năm nay”. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến RRFR là tập hợp các cơ hội đầu tư có sẵn trong nền kinh tế. Những cơ hội đầu tư này được quyết định bởi tỷ lệ tăng trirởng thực tế dài hạn của nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh tạo ra các cơ hội tốt hơn cho hoạt động đầu tư và các mức lợi tức cao hơn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức tỷ suất lợi tức cao hơn bằng cách tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng mang lại mức tỷ suất lợi tức cao hơn do sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Như vậy, có một mối quan hệ thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế và RRFR.

Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa (Nominal Risk Free Rate – NRFR):

Khi thảo luận về lãi suất, chúng ta cần phân biệt giữa lãi suất thực (được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá chung) và lãi suất danh nghĩa (được trình bày về phương diện tiền tệ).

Mục tiêu của thị trường vốn là kết nối những người có vốn nhàn rỗi muốn được đầu tư để sinh lời với những công ty hoặc chính phủ, những người cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc bù đắp thiếu hụt vốn lưu động. Chi phí vốn chính là giá cả (lãi suất) mà tại đó cung-cầu vốn cãn bằng nhau. Một sự thay đổi, chăng hạn như sự nới lỏng hoặc thắt chặt tương đối của những điều kiện vay mượn trên thị trường vốn là hiện tượng xảy ra trong ngắn hạn do sự mất cân bằng tạm thời trong cung – cầu vốn. Sự mất cân bàng này sẽ dẫn đến sự thay đổi của NRFR, nhưng sự thay đổi này sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Các điều kiện trên thị trường vốn sẽ trở lại cân bằng trong dài hạn. Chẳng hạn, việc giảm cung tiền (chính sách tiền tệ thắt chặt) sẽ làm giảm lượng vốn và tăng lãi suất. Lãi suất tăng lên làm tăng tiết kiệm và giảm nhu cầu vốn của các công ty hay cá nhân. Sự thay đổi của các điều kiện trên thị trường sẽ mang lại sự cân bằng trong dài hạn.

Ở phần trên, chúng ta đã thấy rằng chỉ duy nhất chính phủ hoặc ngân hàng trung ương mới có thể phát hành chứng khoán phi rủi ro phục vụ cho việc điều hành chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ. Những công cụ thường gặp là trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc hoặc tín phiếu ngân hàng trung ương. Mặc dù vậy, trong thực tế, những loại chửng khoán được đảm bảo này cũng không phải là phi rủi ro hoàn toàn. Trong dài hạn, tài sản phi rủi ro duy nhất là trái phiếu được điều chỉnh theo chỉ số giá. Tuy nhiên, để một trái phiếu được điều chỉnh theo chỉ số giá trở thành hoàn hảo (cung cấp một lợi tức được đảm bảo) thì kỳ hạn của trái phiếu phải đồng nhất với thời gian nắm giữ kỳ vọng của nhà đầu tư và mức lãi suất danh nghĩa trên trái phiếu cũng phải thay đổi linh hoạt theo tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng trung ương, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng thương mại xem là những tài sản phi rủi ro. Với kỳ hạn ngắn, giá trị của chúng không thay đổi và ít nhạy cảm trước sự biến động của lãi suất. Rủi ro của những tài sản phi rủi ro nói trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với những tài sản khác như trái phiếu công ty dài hạn, cổ phiếu thường hoặc bất động sản. Do đó, chúng ta xem những công cụ trên thị trường tiền tệ này như là những tài sản phi rủi ro có thể tiếp cận dễ dàng nhất đối với đa số các nhà đầu tư. Vì vậy. nhà đầu tư có thể hoàn toàn tin cậy vào lợi tức danh nghĩa ngắn hạn sẽ được nhận bằng cách mua loại chứng khoán này và nắm giữ nó đến khi đáo hạn. Trong thực tế. đa số các nhà đầu tư đều sử dụng một cách đa dạng những tài sản phi rủi ro trên thị trường tiền tệ. Tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ hầu như ít chịu tác động của rủi ro lãi suất bởi vì kỳ hạn ngắn và khá an toàn về phương diện rủi ro tín dụng.