Quy trình phát triển và quốc tế hóa của doanh nghiệp

Quy trình phát triển doanh nghiệp, mặc dù là giai đoạn sau khởi nghiệp sáng tạo, lập nghiệp kinh doanh, nhưng có vai trò quan trọng và quyết định nhất tương lai của doanh nghiệp.

Quy trình phát triển doanh nghiệp

“Mô hình Uppsala” về quá trình phát triển và quốc tế hóa của doanh nghiệp, được nghiên cứu bởi Johanson và Vahlne (1977). Theo lý thuyết này, quốc tế hóa là một tiến trình gồm bốn giai đoạn, trong đó các doanh nghiệp thực hiện các nỗ lực không ngừng để tăng cường sự tham gia và chia sẻ trong thị trường quốc tế, đồng thời dần dần cải thiện nhận thức và cam kết của người tiêu dùng nước ngoài đối với sản phẩm của họ.

Cụ thể, giai đoạn đầu tiên các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường trong nước và không tham gia hoạt động xuất khẩu. Sang giai đoạn kế tiếp, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh xuyên biên giới bằng cách xuất khẩu thông qua người đại diện hoặc đại lý. Trong giai đoạn thứ ba, do có liên quan ràng buộc với các nguồn lực ở thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường thiết lập chi nhánh bán hàng tại nước ngoài, và xa hơn là xây dựng cơ sở sản xuất/chế tạo tại nước ngoài trong giai đoạn cuối cùng. Do vậy, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ thay đổi khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn quốc tế hóa doanh nghiệp.

Nguồn: Theo Forsgren và Johanson (1975)

Công thức thành công

Mọi hệ thống internet marketing, mọi chiến lược marketing, mọi chiến thuật marketing đều được đưa ra dựa trên một trong ba cách phát triển doanh nghiệp sau:

  • Tăng số lượng khách hàng
  • Tăng giá trị trung bình trên một lần giao dịch
  • Tăng số lần quay lại mua hàng