Học thuyết quyền lực (Theories of Organizational Power)

Please wait while you are redirected...or Click Here if you do not want to wait.

Doanh nghiệp là một đơn vị có tổ chức phân cấp, đồng nghĩa có sự phân bổ quyền lực giữa các bộ phận, các cấp, các thành viên. Đây chính là đối tượng tiếp cận của học thuyết quyền lực doanh nghiệp (Theories of Organizational Power). Nội dung bài này trình bày về định nghĩa, bản chất quyền lực, hoạt động phân bổ quyền lực trong doanh nghiệp, và tác động của các nội dung này đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Học thuyết quyền lực trong doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức, mà mở rộng phạm vi áp dụng phân tích trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có quan hệ sản xuất kinh doanh với nhau, như trong cùng mạng lưới, cùng chuỗi cung ứng, thị trường.

1. Khái niệm và bản chất quyền lực

1.1. Định nghĩa quyền lực
1.2. Bản chất và phân loại quyền lực

2. Quyền lực và hợp tác nội bộ trong doanh nghiệp

2.1. Thẩm quyền và quyền lực
2.2. Quyền lực với cam kết và bản sắc tập thể của doanh nghiệp

3. Quyền lực và hợp tác giữa các doanh nghiệp

3.1. Quyền lực phi thẩm quyền
3.2. Quyền lực trong các tổ chức mạng

4. Quyền lực và thay đổi của doanh nghiệp

4.1. Mô hình quyền lực đối với thay đổi của doanh nghiệp
4.2. Mô hình chuyên gia đối với thay đổi của doanh nghiệp
4.3. Mô hình thương lượng đối với thay đổi của doanh nghiệp
4.4. Mô hình bán hàng đối với thay đổi của doanh nghiệp
4.5. Mô hình phát triển đối với thay đổi của doanh nghiệp

Quyền lực là điều kiện quan trọng cho sự hợp tác giữa trong và ngoài doanh nghiệp. Những phân tích lý thuyết về quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp chỉ ra rằng rất khó để hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp như một pháp nhân mà không cần điều tra mạng lưới các mối quan hệ không chính thức của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp tư bản, quyền lực quản lý thường xuất phát từ một bên bởi nguồn gốc của loại quyền lực này được trích dẫn rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng. Việc sử dụng quyền hạn trong và giữa các doanh nghiệp đang được thống nhất. Sự đối kháng giữa các nguồn quyền lực khác nhau thúc đẩy sự gắn kết và bền chặt giữa các thành viên, nhóm trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải được đánh giá là một thực thể riêng biệt để phá vỡ các mối liên kết trong hợp đồng không liên quan đến tính cấp thiết và liên kết của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một thực thể thống nhất trong khuôn khổ bền vững. Sức mạnh kinh tế – xã hội góp phần tăng cường tính toàn vẹn của doanh nghiệp. Quyền lực được xem là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Nếu không có quyền lực, doanh nghiệp chỉ tồn tại hết sự trừu tượng. Doanh nghiệp cần sử dụng các loại quyền lực một cách hợp lý để có thể gắn kết các thành viên và đưa doanh nghiệp phát triển lâu dài và lớn mạnh hơn trong tương lai.

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 13: Thuyết quyền lực”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 264-282.