Thuyết cấu trúc tổ chức (Organizational structure theory)

Please wait while you are redirected...or Click Here if you do not want to wait.

Trong doanh nghiệp hoạt động, cấu trúc tổ chức thể hiện sự kết phối hợp và triển khai thực hiện các hành động, công việc. Theo học thuyết cấu trúc tổ chức, một cấu trúc tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các hoạt động trên, từ đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như bổ trợ, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh hiện có của doanh nghiệp. Vì vậy, quyết định lựa chọn và xây dựng mô hình cấu trúc tổ chức như thế nào có tác động quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả việc triển khai thực hiện chiến lược doanh nghiệp.

Các loại hình cấu trúc tổ chức đã được hình thành và phát triển theo suốt dọc chiều dài lịch sử của loài người từ mô hình tổ chức theo bộ lạc cho đến các cấu trúc phức tạp hơn như thể chế quân chủ trong thời kỳ phong kiến hoặc dân chủ trong thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp ngày nay.

Theo Mohr (1982), các nhà nghiên cứu về cơ cấu tổ chức như Taylor, Fayol và Weber “đã nhận thức được tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức đến hiệu quả hoạt động và cách con người thay đổi để phù hợp với từng cơ cấu tổ chức cụ thể”. Cơ cấu tổ chức từng được coi là yếu tố phụ thuộc vào quyết định lựa chọn của con người. Trong những năm 1930, lý thuyết về quan hệ con người bắt đầu được phổ biến rộng rãi với việc coi cấu trúc tổ chức là sự sáng tạo của con người và được hình thành nên từ các nhu cầu, kiến thức và quan điểm của các thành viên trong tổ chức. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác nhau đã xuất hiện trong những năm 1960 cho rằng cấu trúc tổ chức là một hiện tượng ngoại vi nhiều hơn là một yếu tố được quyết định bởi sự lựa chọn của con người.

Bước vào thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu về cấu trúc tổ chức lại một lần nữa cho rằng sự phát triển của cơ cấu tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các chiến lược và hành vi của ban lãnh đạo cũng như người lao động trong mối quan hệ phân bổ quyền lực trong tổ chức. Hơn thế nữa, các yếu tố môi trường bên ngoài cũng tác động rất nhiều đến cấu trúc tổ chức. Những thay đổi về cấu trúc tổ chức có thể bắt nguồn từ sự biến đổi trong chiến lược hiện tại hay việc lựa chọn một chiến lược mới. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cho thấy các nổ lực thay đổi tổ chức thường bị cản trở bởi tính ì trong tổ chức làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động. Nghiên cứu của Chandler (1977) chỉ ra rằng sự kém hiệu quả là yếu tố thúc ép việc từ bỏ các mối liên hệ quen thuộc và làm thay đổi cấu trúc tổ chức.

1. Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức

1.1. Định nghĩa và bản chất về cơ cấu tổ chức
1.2. Nghiên cứu của Weber về hệ thống hành chính
1.3. Nghiên cứu của Mintzberg về cấu trúc 5 bộ phận cơ bản

2. Cấu trúc tập trung hành chính

3. Cấu trúc hành chính

3.1. Cấu trúc cơ bản
3.2. Cấu trúc hành chính máy móc
3.3. Cấu trúc hành chính chuyên nghiệp: cấu trúc ma trậncấu trúc dự án
3.4. Cấu trúc bộ phận

4. Cấu trúc hành chính hiện đại

4.1. Các nguyên lý hành chính hiện đại
4.2. Cấu trúc linh hoạt (Adhocracy): cấu trúc nhómcấu trúc mạngcấu trúc ảocấu trúc phân cấp cộng đồng

5. Cấu trúc tổ chức và chiến lược

5.1. Vai trò và quan hệ của cấu trúc với hiệu quả của tổ chức
5.2. Vai trò và quan hệ của cấu trúc tổ chức với chiến lược
5.3. Lựa chọn cấu trúc tổ chức phù hợp

Lựa chọn và xây dựng cấu trúc là một phần quan trọng quyết định thành công của một tổ chức. Tùy thuộc vào đặc tính tổ chức (doanh nghiệp) và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, tổ chức có thể áp dụng một trong nhiều cấu trúc đã phân tích trong chương này hoặc áp dụng linh hoạt nhằm đạt được các mục đích quản lý. Nhìn chung, các mô hình cấu trúc hành chính hiện đại đang là các xu hướng ngày nay do khả năng linh động của các mô hình trước thay đổi, biến động từ môi trường. Tuy nhiên, lựa chọn cấu trúc nào phụ thuộc vào các thách thức mà tổ chức phải đối mặt, cũng như căn cứ vào khả năng của nhà quản trị và các mục tiêu chiến lược mà tổ chức hướng đến. Các phương pháp so sánh, kiểm định cấu trúc tối ưu trình bày trên đây chỉ mang tính là các công cụ tham khảo, quyết định cuối cùng hoàn toàn thuộc về năng lực của nhà quản trị.

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 14: Thuyết cấu trúc tổ chức”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 283-350.