Các loại tài sản tài chính

1. Các công cụ nợ (Debt Instruments)

Các công cụ nợ do các tổ chức kinh tế hoặc phi kinh tế phát hành nhằm huy động vốn cho các hoạt động của họ. Các công cụ này xác nhận quyền chủ nợ của người nắm giữ công cụ đối với tổ chức phát hành.

1.1. Các công cụ trên thị trường tiền tệ

Tín phiếu kho bạc (Treasury bills): Là giấy nhận nợ ngắn hạn do Kho bạc nhà nước (đại diện cho chính phủ) phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước (NSNN) tạm thời. Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao và được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposits): Là một công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại bán cho người mua. Chứng chi tiền gửi được thanh toán lãi hàng năm theo lãi suất định trước và khi đáo hạn sẽ được thanh toán hết giá mua ban đầu.

Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn (cũng có trường hợp thời hạn lên tới 3 đến 5 năm). Chứng chỉ tiền gửi thường được phát hành với các mệnh giá cao. Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý của các ngân hàng: chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có, bởi nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thương mại thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền.

Thương phiếu (Commercial Paper): Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.

Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn theo cách thức gần giống ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên khác với chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu thường được phát hành dưới hình thức chiết khấu. Thời hạn của thương phiếu có thể từ 1 ngày, 2 ngày đến 270 ngày nhưng nhìn chung thương phiếu có thời hạn ngắn hơn 30 ngày.

Chấp phiếu của ngân hàng (Bankers Acceptances): Là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu. Chấp phiếu của ngân hàng được phát hành khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua, và vì thế yêu cầu người mua phải có sự bảo đảm thanh toán từ ngân hàng có uy tín.

Đô la Châu Âu (Eurodollars): Là những đồng đô la Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nước Mỹ hoặc những chỉ nhánh của ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ. Các ngân hàng Mỹ có thể vay những món tiền này từ các ngân hàng nước ngoài hoặc từ các chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nước ngoài khi họ cần vốn.

Hợp đồng mua lạị và hợp đồng mua lại đảo ngược (Repurchase Agreement, Reverse Repurchase Agreement): Hợp đồng mua lại là hợp đồng bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn đã xác định trước vào một thời điểm nhất định. Hợp đồng mua lại đảo ngược là sự đổi chiều của hợp đồng mua lại. Người kinh doanh mua chứng khoán từ nhà đầu tư kèm theo thỏa thuận sẽ bán lại chứng khoán đó sau một thời hạn nhất định với giá cao hơn.

1.2.Trái phiếu (Bonds)

Trái phiếu là chứng thư xác nhận một khoản nợ của người phát hành, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong một thời hạn nhất định, thường trả lãi định kỳ. Mệnh giá (giá trị đến hạn) của trái phiếu là khoản tiền người phát hành phải trả khi đến hạn.

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ cùa tổ chức phát hành.

2. Các công cụ vốn (Equity Instruments)

2.1.Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stocks)

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên chia lợi tức trước so với cổ đông sở hữu cổ phiếu thường và lợi tức là cố định (số tiền cố định hoặc tỷ suất cổ tức); được ưu tiên hoàn vốn so với cổ phiếu thường khi có chủ trương hoàn vốn; không được quyền bầu cử; vì thế giá cổ phiếu ưu đãi ít biến động.

2.2.Cổ phiếu thường (Common Stocks)

Cổ phiếu là loại phiếu chứng nhận sự góp vốn vào một công ty để trở thành một thành viên của công ty đó.

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam: cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích họp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Cổ phiếu có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Thị giá cổ phiếu thường xuyên biến động trên thị trường.
  • Cổ phiếu có khả năng chuyển nhượng mua, bán trên thị trường chứng khoán (TTCK).
  • Cổ phiếu có giá trị trong suốt thời gian tồn tại ghi trong điều lệ của công ty. Do đỏ tuổi thọ của cổ phiếu được xem như vô hạn.

cổ phiếu thường (Common stocks): Là loại cổ phiếu thông dụng nhất và thể hiện rõ các đặc điểm của cổ phiếu đã nêu trên.

2.3.Chứng chỉ quỹ (Shares issued by Funds)

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.

3. Chứng khoán phái sinh

3.1.Quyền chọn (Options)

Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hoặc bán) là một sản phẩm tài chính phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thể giới. Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: cổ phiếu, ngoại tệ, vàng và hàng hoá khác.

Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thỏa thuận cho phép người mua quyền có quyền mua hoặc không mua hàng hỏa từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng hoặc vào một ngày nào đó trong thời hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền chọn bán là thỏa thuận cho phép người nắm giữ hợp đồng có quyền bán hoặc không bán một hàng hóa cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng hoặc vào một ngày nào đó trong thời hạn của hợp đồng.

Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trà quyền phí; giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện (Strike price); ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện.

Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ vào ngày đáo hạn. Hiện nay, hầu hết các thị trường chứng khoán áp dụng quyền chọn kiểu Mỹ.

3.2. Hợp đồng tương lai (Futures contracts)

Hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính phái sinh. Hợp đồng

này khác với hợp đồng kỳ hạn ở một số điểm sau:

  • Hợp đồng tương lai thường được ký kết và thực hiện hợp đồng thông qua môi giới trên thị trường chứng khoán. Người mua và người bán thường không quen biết nhau, do đó đơn vị môi giới thường đưa ra một số các tiêu chuẩn cho những hợp đồng này. Các loại hàng hỏa được giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai gồm heo, bò, đường, len…, sàn phẩm tài chính gồm chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ.
  • Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng quyền chọn, mà được qui định theo tháng và khoản thời gian cùa tháng phải giao. Văn phòng thị trường chứng khoán (người môi giới) xác định khối lượng, chất lượng của hàng hóa giao dịch, cách giao hàng và giá hợp đồng.
  • Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bán được xác định trên sàn giao dịch chứng khoán.

3.3.Chứng quyền (Warrants)

Chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ phần cùa công ty phát hành ra nó với giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định.

Chứng quyền thường đi kèm với Trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi cho phép công ty phát hành chi phải trả lãi hoặc cổ tức thấp hơn mức bình thường. Thông thường những loại chứng quyền này có thể được tách riêng ra và được bán riêng không liên quan đến Trái phiếu và cổ phần.

Chứng quyền rất giống với hợp đồng quyền chọn mua (xem Call options), nhưng chứng quyền được phát hành và bảo đảm bời công ty, còn hợp đồng quyền chọn là công cụ không được phát hành bởi công ty. Thời gian hiệu lực của chứng quyền kéo dài hàng năm còn các hợp đồng quyền chọn chỉ được tính theo tháng.

Có 3 loại chứng quyền:

– Truyền thống (Traditional): Chứng quyền truyền thống được phát hành để đi kèm với Trái phiếu (còn được gọi là warrant-linked bond), và đại diện cho quyền được mua cổ phiếu của tổ chức phát hành

Trái phiếu trên. Nói cách khác, công ty phát hành chứng quyền truyền thống cũng là công ty phát hành cổ phiếu. Chứng quyền có tác dụng như “chất xúc tác” để việc bán Trái phiếu trở nên dễ dàng hơn, và làm giảm tỷ lệ lãi suất mà công ty bán Trái phiếu sẽ phải dành cho khách hàng.

  • Chứng quyền không có Trái phiếu đi kèm (Naked Warrants): Được phát hành mà không cần phải có Trái phiếu đi kèm, và giống như chứng quyền truyền thống, Naked Warrants cũng được giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán. Loại chứng quyền này thường được phát hành bởi ngân hàng hay các công ty Chứng khoán.
  • Chứng quyền do Chính phủ phát hành: Khi một cơ quan Nhà nước phát hành Séc mà lại không có khả năng trả bằng tiền mặt (do thiếu tiền mặt), nhưng cơ quan đó lại có thể được trong tương lai cùng với một mức lãi suất nhất định, thì loại Séc như thế cũng được gọi là chứng quyền.

3.4.Quyền mua cổ phần (Rights)

Quyền mua cổ phần (Right) là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu thường bổ sung nhằm dành quyền ưu tiên mua trước cho các cổ đông hiện hữu đối với cổ phiếu phát hành thêm với giá thấp hơn giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, đôi khi chỉ vài tuần