Quá trình đầu tư tài chính

Quá trinh đầu tư gồm hai bước chính: Phân tích chứng khoản và quản trị danh mục đầu tư.

1. Phân tích chứng khoán

Đây là bước đầu tiên của quá trình ra quyết định đầu tư. Phân tích chứng khoán là việc phân tích, đánh giá các chứng khoán nhằm xác định rủi ro và tỷ suất lợi tức kỳ vọng trên các chứng khoán đỏ. Phân tích chứng khoán liên quan đến các công việc chủ yếu sau: Thứ nhất, phân tích các đặc điểm cùa các loại chứng khoán khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến các loại chứng khoán đó (bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, thị trường, ngành kinh doanh, bản thân công ty…). Thứ hai, lựa chọn mô hình định giá để ước lượng giá của chứng khoán.

Trong các loại chứng khoán, phân tích cổ phiếu thường là khó nhất. Nhà đầu tư phải phân tích cả môi trường kinh tế nói chung, ngành kinh doanh và cả bản thân công ty. Trong quá trình phân tích, các nhà đầu tư cũng phải giả định rằng thị trường chứng khoán là hiệu quả. Trong một thị trường hiệu quả, chênh lệch giữa giá thị trường của chứng khoán và giá trị thực của nó, nếu có, sẽ không tồn tại lâu. Giá trị thực của chứng khoán được xác định dựa vào những kỳ vọng về thu nhập, rủi ro liên quan đến chứng khoán. Nếu giá thị trường của một chứng khoán lệch so với giá trị thực của nó, các nhà đầu tư sẽ khai thác ngay lập tức cơ hội này. Điều này sẽ đưa giá thị trường trở về giá trị đúng của nó. Khi có một thông tin mới xuất hiện trong thị trường hiệu quả, giá trị của chứng khoán sẽ được định giá lại nhàm phản ánh tác động của những thông tin mới này, và khỉ đó giá thị trường của chứng khoán sẽ nhanh chóng được điều chỉnh. Mặc dù có những khó khăn trên, phân tích chứng khoán vẫn luôn là công việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

2. Quản trị danh mục đầu tư

Bước thứ hai trong quá trình đầu tư là quản trị danh mục các tài sản đầu tư. Theo sau việc phân tích các chứng khoán, các nhà đầu tư lựa chọn các chứng khoán và phân bổ vốn đầu tư để hình thành nên danh mục đầu tư tối ưu. Công việc này đòi hỏi phải xác định các cơ hội đầu tư với rủi ro – lợi tức tốt nhất từ các cơ hội đầu tư khả thi và lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu từ các cơ hội đó. Sau khi đã lựa chọn được danh mục đầu tư tối ưu, các nhà đầu tư phải tiếp tục cân nhắc khi nào thì cần phải đánh giá lại danh mục đầu tư này. Việc lựa chọn các chứng khoán để đầu tư cũng như thời điểm để điều chỉnh danh mục đầu tư tùy thuộc vào chiến lược quản trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Có hai loại chiến lược quản trị danh mục đầu tư: chiến lược quản trị thụ động và chiến lược quản trị chủ động,

Chiến lược quản trị danh mục đầu tư thụ động là chiến lược nhằm tạo ra một “bản sao ” của một danh mục đầu tư chuẩn nào đó (thường là danh mục chỉ số chứng khoán chung của thị trường). Thay đổi trong chỉ số chứng khoán chung tạo ra lợi tức của danh mục chuẩn đó. Lợi tức của danh mục đầu tư theo chiển lược này thường là gần bằng với lợi tức của danh mục đầu tư chuẩn. Trong chiến lược quản trị danh mục đầu tư thụ động, các nhà đầu tư thường ít tiến hành công việc phân tích chứng khoán, ít khi thực hiện thay đổi các chứng khoán đã được lựa chọn cũng như tỷ trọng đầu tư vào các chứng khoán đó. Tuy nhiên, mặc dù mục tiêu của chiến lược đầu tư thụ động là tạo ra lợi tức tương tự như lợi tức của danh mục chuẩn, sự tồn tạỉ của chi phí giao dịch, cũng như phải tiến hành những điều chỉnh đối với danh mục đầu tư khi cần thiết, làm cho lợi tức mà nhà đầu tư thụ động nhận được luôn khác với lợi tức của danh mục chuẩn (tuy rằng sự khác nhau này thường là không lớn).

Ngược lại, chiến lược quản trị danh mục đầu tư chủ động là chiến lược theo đó danh mục đầu tư được quản trị nhằm tạo ra lợi tức cao hơn lợi tức của danh mục đầu tư chuẩn nào đó dựa trên việc điều chỉnh rủi ro. Quản trị danh mục đầu tư chủ động dựa trên nền tảng dự báo. Thật vậy, trong quản trị danh mục đầu tư chủ động, việc điều chỉnh, thay thế các chứng khoán cũng như thay đổi tỷ trọng nắm giữ các chứng khoán luôn được tiến hành thường xuyên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo về các yếu tố có liên quan.

Phần tiếp theo của chương này sẽ giải thích phương pháp để đo lường tỷ suất lợi tức kỳ vọng và tỷ suất lợi tức quá khứ cùa cơ hội đầu tư và cách thức để định lượng sự không chắc chắn của khoản lợi tức này. Từ đó, đọc giả sẽ nhận thấy rằng những kỹ thuật đo lường tỷ suất lợi tức và sự không chắc chắn của lợi tức như là một cách thức để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính.