Lợi thế cạnh tranh quốc gia – mô hình kim cương Michael Porter

1. Mô hình kim cương của Michael Porter

Mô hình kim cương của Michael Porter là mô hình kinh tế phát triển được đề cập trong tác phầm “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (Porter, 1990). Mô hình giải thích tại sao một số nước phát triển lại dành được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định, đồng thời đánh giá môi trường kinh doanh của một quốc gia hay một lãnh thổ có phải là cạnh tranh lành mạnh hay không. Mô hình này đề cập đến bốn yếu tố là tác nhân chính quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, gồm (1) yếu tố sản xuất, (2) nhu cầu thị trường, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh trong ngành (Porter, 1990).

Hình 3.1: Mô hình kim cương của Michael Porter

Nguồn: Porter (1990)

  • Yếu tố sản xuất

Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như vốn, lao động, nguyên vật liệu, đất đai…Những quốc gia có nguồn lực yếu tố đầu vào phong phú, dồi dào hoặc có được các yếu tố sản xuất cần thiết cho một ngành sản xuất với chi phí thấp sẽ có được lợi thế cạnh tranh cao.

Trong một nền kinh tế sản xuất nhiều hơn một loại sản phẩm hàng hóa, trong khi nguồn lực các yếu tố đầu vào có giới hạn nhất định, các yếu tố sản xuất cần được phân bổ một cách thích hợp giữa hai loại hàng hóa với năng lực sản xuất cận biên nhất định. Bằng cách sử dụng sơ đồ hộp Edgeworth – Bowley, chúng ta có thể quan sát dễ dàng hơn.

Hình 3.2: Sơ đồ hộp Edgeworth – Bowley

Nguồn: Savosnick (1958)

Trong hình 3.2, độ dài các cạnh của chiếc hộp biểu diễn tổng số tiền của hai yếu tố sản xuất tồn tại trong nền kinh tế, t rong đó OAG = OBH là lao động, OAH = OBG là vốn.

Các đường đẳng lượng liên quan đến việc sản xuất các hàng hóa A đối chiếu xuống OA, và các đường đẳng lượng liên quan đến việc sản xuất các hàng hóa B được vẽ đối chiếu xuống OB nhưng theo chiều hướng lên. Trên thực tế, mô hình thu được bằng cách vẽ đường đẳng lượng cho hai mặt hàng theo cách thông thường với điều kiện độ dài của hai trục đều bằng nhau, sau đó chuyển sang hướng lộn ngược để hai cực của hai trục (điểm H và điểm G) trùng nhau. Cả hai bản đồ đường đẳng lượng có tính chất tương tự nhau.

Trong lĩnh vực sản xuất, điều kiện sản xuất hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất (hay còn gọi là tối ưu Pareto). Hiệu quả sản xuất tối ưu có nghĩa là trường hợp được giả định là tất cả các yếu tố sản xuất đều đầy đủ – các yếu tố này được phân bổ giữa hai loại hàng hóa theo cách thức tương ứng với mỗi đầu ra của hàng hóa này dẫn đến đầu ra của hàng hóa còn lại đạt mức tối đa. Một định nghĩa tương tự, khi phân bổ một lượng cố định các yếu tố sản xuất, việc tăng sản lượng đầu ra của hàng hóa này không làm giảm sản lượng đầu ra của hàng hóa còn lại. Theo định nghĩa này, việc phân bổ lại các yếu tố sản xuất đầu vào để tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa trong khi vẫn giữ nguyên sản lượng đầu ra của hàng hóa còn lại nếu tình hình sản xuất không hiệu quả. Điều này có thể được chứng minh bằng đồ thị rằng điều kiện để sản xuất hiệu quả là hai đường đẳng lượng A và B giao tiếp nhau, cụ thể là tỷ lệ thay thế kĩ thuật cận biên (MRTS) bằng nhau giữa hai ngành sản xuất. Điểm Q nằm tại giao điểm của đường đẳng lượng IA (liên quan đến việc sản xuất hàng hóa A) với đường đẳng lượng IB (liên quan đến việc sản xuất hàng hóa B). Việc phân bổ các yếu tố sản xuất có thể quan sát bằng cách vẽ tọa độ của điểm Q lên các cạnh của mô hình, trong đó OALA là lao động (sản xuất) hàng hóa A, LAGDOBLB là lao động (sảnxuất) hàng hóa B và tương tự OAKA và KAHDOB KB là vốn (để sản xuất) hàng hóa A và B tương ứng. Nếu chúng ta nối điểm Q đến gốc tọa độ bằng cách vẽ hai đường thẳng, chúng ta có thể xác định được lợi thế của các yếu tố như độ dốc của các đường (ví dụ: tan α = OAKA/OALA là tỷ lệ vốn/lao động trong ngành sản xuất hàng hóa A và tan β = OB/KB là tỷ lệ vốn/lao động trong ngành sản xuất hàng hóa B.

Điểm Q không hiệu quả: trên thực tế, bằng việc tái phân bổ các yếu tố sản xuất để di chuyển Q’ trên I’B trong khi vẫn giữ nguyên trên IA, điểm Q0 cho thấy sản lượng đầu ra của hàng hóa B (đường đẳng lượng I’B dịch chuyển xa gốc tọa độ OB hơn IB cho thấy sản lượng đầu ra lớn hơn). Cũng theo cách này, giao điểm F tương ứng với điểm cao nhất B, đường đẳng lượng IEB có thể đạt được, tại IA (nghĩa là điểm F) đạt được sản lượng đầu ra lớn nhất của hàng hóa A bất kể sản lượng đầu ra của hàng hóa B là bao nhiêu.

Ngoài ra, việc tăng sản lượng hàng hóa B chỉ có thể đạt được khi giảm sản lượng hàng hoá A, do đó điểm F trở thành điểm sản xuất hiệu quả. Sự phân bổ (trực quan) các yếu tố sản xuất giữa hai ngành sản xuất tương ứng với lợi thế của từng yếu tố có thể đọc được thông qua đồ thị bằng cách đối chiếu với điểm sản xuất không hiệu quả Q.

Các quỹ tích của tất cả các điểm trên là các quỹ tích hiệu quả chúng ta cần tìm, đây cũng được coi là đường cong hợp đồng (đây cũng là nguyên lý nguồn gốc Edgeworth-Bowley nhưng liên quan đến việc trao đổi của người tiêu dùng).

Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và sức tăng trưởng của doanh thu và thị phần. Một môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh sẽ có mức cầu cao, thị hiếu và yêu cầu về sản phẩm cũng ngày càng cao buộc các doanh nghiệp sản xuất phải cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu luôn thay đổi của thị trường và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Trong một nền kinh tế, mỗi ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ. Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp mũi nhọn và ngược lại.

Chiến lược, cơ cấu và môi trường canh tranh ngành: Các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp như các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực cạnh tranh trong ngành chi phối đến loại hình, mức độ cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Cũng theo mô hình này, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thông qua chức năng quản lý vĩ mô như tạo lập môi trường pháp lý và cạnh tranh lành mạnh giúp các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động một cách tối ưu.

2. Đường cong chuyển đổi

Giao điểm giữa quỹ tích hiệu quả và đường cong chuyển đổi đủ để dịch chuyển các chỉ số gắn liền với mỗi cặp tiếp tuyến của các đường đẳng lượng (các chỉ số này là con số đại diện cho số lượng của hai loại hàng hóa thành các trục tọa độ trong mặt phẳng AB. Theo cách này, chúng ta có được sơ đồ cho thấy sản lượng tối đa có thể đạt được của hàng hóa B tại bất kỳ mức sản lượng nào của hàng hóa A (gọi là đường cong chuyển đổi). Vì quy luật tối đa hóa đối xứng hoàn hảo nên quỹ tích hiệu quả và đường cong chuyển đổi sẽ trùng nhau nếu chúng ta gia tăng tối đa sản lượng hàng hóa B tại bất kỳ mức sản lượng nào của hàng hóa A (Savosnick, 1958).

Nguồn: Savosnick (1958)

Kĩ thuật thay thế này được biểu diễn trong hình 3.3, tương tự như hình 3.2 ngoại trừ trục dọc bên tay phải của sơ đồ hộp dùng để đo lường sản lượng đầu ra của hàng hóa A và trục ngang ở dưới dùng để đo lường sản lượng đầu ra của hàng hóa B. Để đơn giản, giả định sản lượng của cả hai loại hàng hóa là không đổi. Trong trường hợp này, do các tính chất của các hàm sản xuất có sự đồng nhất ở mức độ đầu tiên, một đường đẳng lượng có giao điểm với đường thẳng đi qua gốc tọa độ xa gấp đôi so với đường đẳng lượng khác sẽ có sản lượng nhiều gấp đôi. Nếu xem đường chéo của hộp (đường thẳng OAOB) là đường thẳng như vậy có thể sử dụng để dự đoán kết quả đầu ra trên các trục đầu ra, việc dự báo như vậy tương ứng chính xác với các mối quan hệ vừa nêu và các trục đầu ra sẽ có một quy mô giống nhau.

Ví dụ tại điểm F, đường đẳng lượng IA giao với đường chéo tại điểm PA – có hình chiếu trên trục A trên trục là chỉ số IA; tương tự như vậy, đường đẳng lượng IB giao với đường chéo tại điểm PB – có hình chiếu trên trục B là chỉ số IB. Do đó, điểm P được xác định thông qua tọa độ như vậy là một điểm nằm trên đường cong chuyển đổi. Bằng cách này, ta thu được đường cong chuyển đổi OAPOB như trên hình…Việc xây dựng mô hình này minh họa sự tương ứng một đối một giữa các điểm nằm trên quỹ tích hiệu quả với các điểm thuộc đường cong chuyển đổi. Mỗi điểm trên đường cong này biểu diễn sự kết hợp về đầu ra, tương ứng, mỗi điểm trên quỹ tích hiệu quả biểu diễn sự kết hợp về đầu vào và ngược lại.

Với cả hai hàm sản xuất biểu diễn sự không đổi theo quy mô, quỹ tích hiệu quả phải nằm ở một bên của đường chéo hộp nhưng không bao giờ vượt qua bên còn lại của đường chéo mặc dù quỹ tích hiệu quả và đường chéo có thể trùng nhau. Trong thực tế, khi một điểm thuộc quỹ tích hiệu quả nằm trên đường chéo thì toàn bộ quỹ tích hiệu quả sẽ trùng với đường chéo. Điều này xuất phát từ thực tế với hiệu quả không đổi theo quy mô, tỷ lệ thay thế kĩ thuật cận biên là hằng số dọc trên đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Do đó, nếu tại một điểm trên đường chéo có MRTS của đường đẳng lượng A bằng với MRTS của đường đẳng lượng B thì MRTS của tất cả các điểm trên đường chéo là bằng nhau (trường hợp đặc biệt này, tỷ lệ vốn và lao động là như nhau đối với cả hai loại hàng hóa). Mặt khác, nếu MRTS của đường đẳng lượng A và MRTS của đường đẳng lượng B khác nhau tại một số điểm bất kỳ trên đường chéo thì MRTS của tất cả các điểm khác trên đường chéo sẽ khác nhau. Về quy tắc, đường cong chuyển đổi có thể lồi hoặc lõm hoặc cả hai.

Tuy nhiên, với sự không thay đổi về quy mô trong cả hai lĩnh vực, nếu loại trừ trường hợp đặc biệt là tỷ lệ vốn và lao động giống hệt nhau thì đường đẳng lượng luôn lõm vào gốc tọa độ như trên hình 3.3. Từ đó, quỹ tích hiệu quả phải nằm toàn bộ trên một phía của đường chéo (lưu ý rằng, nếu toàn bộ quỹ tích hiệu quả nằm phía trên của đường chéo thay vì phía dưới, ta sẽ phải đo lượng đầu ra của hàng hóa A ở trục dọc bên trái phía trên của của hộp và đầu ra của hàng hóa B ở trục ngang bên dưới, từ đó thu được đường cong lõm về phía gốc tọa độ được biểu diễn bởi điểm H.

Độ dốc của đường cong chuyển đổi (ví dụ tan trong hình) được gọi là tỷ lệ chuyển đổi cận biên hoặc chi phí cơ hội biên của B theo A. Cụ thể, sản lượng đầu ra của hàng hóa A mà nền kinh tế phải từ bỏ để có thêm được một đơn vị hàng hóa B. Theo quan điểm này, chi phí và cơ hội có hiệu lực danh nghĩa như nhau và độc lập với khung lý thuyết về mặt tham chiếu. Ngược lại, chi phí cơ hội của A theo B cũng được đo lường bằng (giá trị tuyệt đối) độ dốc của đường cong chuyển đổi khi chiếu trên trục A, cụ thể là tan α trong hình. Lưu ý rằng, vì đường cong chuyển đổi xuất phát từ nguyên tắc tối ưu hóa, sản lượng của hàng hóa A hoặc B phải từ bỏ càng ít càng tốt. Độ lõm của đường cong chuyển đổi phản ánh độ dốc càng về phía bên phải càng tăng, ví dụ chi p hí cơ hội của hàng hóa B càng tăng nếu loại hàng hóa này sản xuất ra càng nhiều.

Trong điều kiện cạnh tranh, nền kinh tế sẽ luôn hoạt động trên đường cong chuyển đổi và tại một điểm mà tỷ lệ chuyển đổi cận biên luôn bằng với tỷ số giá hoặc mức giá tương đối của hai loại hàng hóa PB/PA.

Hình 3.5: Tỷ lệ chuyển đổi cận biên, chi phí cơ hội và giá tương đối

Nguồn: Gandolfo (2014)

Để chứng minh phần lý thuyết đầu tiên đủ để cho thấy rằng sự cạnh tranh lành mạnh sẽ mang lại cho các nhà sản xuất quỹ tích hiệu quả. Điều kiện hiệu quả là việc tối thiểu hóa chi phí đòi hỏi các MRTS phải như nhau đối với cả hai ngành sản xuất.

Để chứng minh phần lý thuyết thứ hai đủ để thấy rằng việc tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi sự cân bằng giữa chi phí cơ hội và tỷ số giá hàng hóa. Giả sử, ví dụ rằng nền kinh tế đang nằm tại điểm Q trong khi giá tương đối được ấn định bằng độ dốc của đường PP. Điều này có nghĩa rằng chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm nhiều hàng hóa B thấp hơn giá bán của chúng, tan β < tan γ (lưu ý rằng những so sánh này đều có nghĩa vì cả chi phí cơ hội và giá tương đối đều đồng nhất về phương diện, được đo bằng đơn vị đo là hàng hóa A. Tiếp theo, các nhà sản xuất có thể nâng cao lợi nhuận bằng cách gia tăng sản lượng đầu ra hàng hóa B. Chỉ tại điểm R là chi phí cơ hội và giá tương đối bằng nhau và lợi nhuận được tối đa hóa. Tương tự như vậy, nếu giá tương đối được minh họa bởi độ dốc của đường P’P’, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm nhiều hàng hóa A (tan α) sẽ thấp hơn so với giá bán tương đối của chúng (PA/PB được đo lường bằng tan γ), và các nhà sản xuất sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách dịch chuyển đến điểm R’.

Một cách khác để minh họa sự cân bằng giữa tỷ lệ chuyển đổi cận biên và tỷ số giá hàng hóa là phải lớn hơn chi phí cận biên. Giả sử ta dịch chuyển nhẹ sang phải trên đường cong chuyển đổi, như vậy, sản lượng đầu ra của hàng hóa B tăng và sản lượng đầu ra của hàng hóa A giảm. Đối với một sự dịch chuyển nhỏ, một lượng vốn dK và lượng lao động dL sẽ được chuyển từ ngành A sang ngành B, các chi phí sản xuất bổ sung là dCB.

dCB = pKdK + pLdL                            (3.1)

Vì chúng ta đang dịch chuyển trên đường cong chuyển đổi, do đó với cùng quỹ tích hiệu quả, giá của các yếu tố sản xuất trong hai ngành đều bằng nhau. Vì thế, các chi phí bổ sung trong sản xuất hàng hóa B phải bằng với chi phí tiết kiệm được trong sản xuất hàng hóa A, cụ thể là:

dCB = – dCA                                                     (3.2)

Chi phí cận biên của hai loại hàng hóa được xác định như sau:

MCA = dCA/dA, MCB = dCB/dB             (3.3)

Từ các mối quan hệ này, chúng ta có được MCB = – DCA/DCB, và nếu tính được tỷ lệ chi phí cận biên thì sẽ thu được:

MCB/MCA = (-dCA=dB)/(dCA=dA) = -dA/dB           (3.4)

Như vậy, -dA/dB là giá trị âm của độ dốc của đường cong chuyển đổi (đo lường so với trục B), cụ thể là (vì giá trị của độ dốc này là số âm) giá trị tuyệt đối của nó, đây còn gọi là tỷ lệ cận biên của chuyển đổi. Như vậy, phương trình 3.4 cho thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên phải bằng với chi phí cận biên của B và bằng chi phí cận biên của A. Khi cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả đầu ra của một sản phẩm hàng hóa phải bằng với chi phí cận biên, MCA = pA và MCB = pB, như vậy phương trình 3.4 được viết lại như sau:

-dA/dB = pB/pA                                   (3.5)

Nguồn: Nguyễn Hoàng Quy và cộng sự (2016), Marketing nhân sự, NXB Thống kê.