Trong tài chính, phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng. Kinh tế học hành vi và phân tích định lượng sử dụng rất nhiều các công cụ tương tự của phân tích kỹ thuật, là một khía cạnh của quản lý tích cực, đứng trong mâu thuẫn với nhiều lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Hiệu quả của cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản còn gây tranh cãi bởi Giả thuyết thị trường hiệu quả nói rằng giá cả thị trường chứng khoán về cơ bản là không thể đoán trước.
Các nhà phân tích cơ bản kiểm tra thu nhập, cổ tức, sản phẩm mới, nghiên cứu mới và các thứ tương tự. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều phương pháp, công cụ và kỹ thuật, một trong số đó là việc sử dụng các biểu đồ. Sử dụng biểu đồ, các nhà phân tích tìm kiếm để xác định các mẫu hình giá cả và các xu hướng thị trường trong thị trường tài chính và cố gắng khai thác những hình mẫu này.
Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ để tìm kiếm các mẫu hình biểu đồ giá cả nguyên mẫu, chẳng hạn các mẫu hình đảo ngược [xu hướng] như đầu và vai hay đỉnh/đáy kép nổi tiếng, nghiên cứu các chỉ báo kỹ thuật, trung bình động, và tìm kiếm các hình thức như ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự, các kênh, và nhiều mẫu hình mơ hồ hơn như cờ, cờ hiệu, các mẫu hình ngày cân bằng và cốc và quai.
Dưới đây là các bài viết đi sâu về các phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán; các bạn có thể xem thêm tổng quan các khái niệm cơ bản và vận hành của thị trường chứng khoán và các phương pháp phân tích chứng khoán nói chung..
1. Nhóm Chỉ số Xu hướng Giá
1.1 Đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA
1.2 Đường Trung bình Trượt Cấp số Nhân EMA
1.3 Dải Biên độ Biến động giá Bollinger
1.4 Chỉ số Báo hiệu Giá Đảo chiều Parabolic SAR
2. Nhóm Chỉ số Biến Động giá
2.2 Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ (“MACD”)
2.4 Chỉ số Sức Mạnh Tương đối RSI
2.5 Chỉ số Stochastic Chậm và Nhanh
14 Th12 2020
14 Th12 2020
14 Th12 2020
11 Th12 2020
12 Th12 2020
14 Th12 2020