Mức Hỗ trợ và mức Kháng cự

Thấu hiểu và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ luật và có nguyên tắc. Giá chứng khoán thường xuyên biến động phản ánh sự thay đổi liên tục của cung cầu chứng khoán. Thông qua việc xác định các mức giá mà ở đó có sự thay đổi lớn về cung cầu không những giúp quy vị xác định mức giá mua vào mà cả mức giá mà sau đó chúng ta có thể bán ra. Các mức giá này có thể được tạo ro bởi thị trường một cách ngẫu nhiên, tuy nhiên chúng đều phản ánh quan điểm chủ quan của các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường.

1. Mức hỗ trợ (“Support Level”)

Mức hỗ trợ, hay còn gọi là “đáy” là mức giá mà ở đó nhu cầu về cổ phiếu được xem là đủ mạnh để giữ giá chứng khoán không bị giảm sâu hơn nữa. Theo cách suy luận này thì khi mà mức giá giảm gần đến Mức hỗ trợ, thì chứng khoán được coi là khá rẻ, người mua tăng ý

định muốn mua và người bán giảm ý định muốn bán cổ phiếu. Khi giá chứng khoán giảm đến mức hỗ trợ thì nhu cầu mua của nhà đầu tư sẽ tăng mạnh và nhu cầu bán giảm đi, ngăn giá chứng khoán giảm xuống dưới mức giá này.

Mức Hỗ trợ không luôn luôn cố định và khi giá giảm sâu hơn mức hỗ trợ (thủng đáy) báo cho ta tín hiệu rằng nhóm nhà đầu tư “bears: con gấu” đã thắng nhóm nhà đầu tư “bulls: con bò tót” trên thị trường. Khi giá giảm suống dưới mức hỗ trợ, hay còn gọi là thủng đáy chỉ ra rằng nhà đầu tư sẵn sàng bán nhiều hơn và thiếu những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư mua vào. Khi đáy thủng, và hình thành mức giá thấp hơn (new low) cho biết nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng và thậm chí muốn bán ra với mức giá thấp hơn. Hơn nữa, người mua không thể bị “ép” phải mua cho đến khi giá giảm tiếp dưới mức hỗ trợ mới. Một khi mức hỗ trợ bị thủng, một mức hỗ trợ mới sẽ được thiết lập với mức giá thấp hơn.

Mức hỗ trợ là một đường thẳng nối ít nhất hai điểm đáy (điểm A và C như biểu đồ trên). Càng có nhiều điểm đáy tiệm cận với đường hỗ trợ thì đường hỗ trợ này càng cho tín hiệu mạnh. Thêm vào đó, đường hỗ trợ được xem là mạnh nếu như độ nghiêng của nó thấp.

2. Mức Kháng cự (“Resistance level”)

Mức Kháng cự là mức giá mà ở đó lực lượng bán ra được xem là đủ mạnh so với lực lượng mua vào làm giá chứng khoán không tăng cao hơn được nữa. Theo cách suy luận này khi giá tăng lên gần mức kháng cự, bên muốn bán tăng ý định bán ra và bên muốn mua giảm ý định mua vào. Khi giá tiệm cận với mức kháng cự, thì cung về cổ phiếu sẽ mạnh hơn cầu. Do đó giá sẽ ít có khả năng tăng thêm hơn nữa (trên mức kháng cự).

Kháng cự không luôn luôn cố định và khi giá tăng vượt qua mức kháng cự cho ta tín hiệu rằng nhà đầu tư “bulls: con bò tót” đã chiến thắng và nhóm nhà đầu tư “bears: con gấu”. Khi giá chứng khoán vượt qua mức kháng cự cho chúng ta biết nhà đầu tư sẵn sàng mua vào và giảm ý định bán ra. Khi mức giá kháng cự bị xuyên thủng và đạt tới mức giá cao mới (new high) cho thấy rằng người mua đã tăng kỳ vọng của họ về lợi nhuận và sẵn sàng mua thậm trí với mức giá cao hơn. Khi mức kháng cự bị xuyên thủng, một đường kháng cự mới sẽ hình thành ở một mức cao hơn.

Mức kháng cự là một đường thẳng nối ít nhất hai điểm đỉnh (điểm A và C của biểu đồ trên). Càng có nhiều đỉnh tiệm cận với đường kháng cự thì đường này càng cho tín hiệu mạnh. Hơn nữa, đường kháng cự được xem là mạnh nếu như nó không quá dốc.