Quan điểm về nguồn lực RBV (Resource-Based View), một nhánh đầu tiên và cơ bản nhất của học thuyết nguồn lực, được Wernerfelt (1984) đề xuất, trên cơ sở nghiên cứu trước đó của Penrose (1959). Wernerfelt (1984) nhận định rằng: “các khái niệm truyền thống của chiến lược được phân tích định vị nguồn lực (điểm mạnh và điểm yếu) của doanh nghiệp; trong khi, hầu hết các công cụ kinh tế chính thống có xu hướng điều khiển thị trường”. Ông mô tả nguồn lực và sản phẩm như “hai mặt của một đồng xu”, và theo quan điểm dựa trên nguồn lực doanh nghiệp, vị thế trên thị trường của doanh nghiệp cao hay cấp phụ thuộc vào quyền sở hữu nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp.
Từ viên gạch ý tưởng ban đầu của Wernerfelt (1984), các học giả đã phát triển học thuyết nguồn lực theo 4 nhánh chính, lần lượt gồm: thuyết nguồn lực RBV (Resource-Based View), thuyết kiến thức KBV (Knowledge-Based View), thuyết năng lực cốt lõi (Core Competency) và khả năng động (Dynamic Capabilities), và gần đây nhất là thuyết quan hệ (Relational view). Các nội dung này sẽ lần lượt được trình bày cụ thể trong các bài viết dưới đây:
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm doanh nghiệp
1.2. Nguồn lực và phân loại nguồn lực
1.3. Lợi nhuận và phân loại lợi nhuận
2. Thuyết nguồn lực RBV (Resource-Based View)
2.1. Nội dung quan điểm nguồn lực
2.2. Quy trình phân tích và xây dựng chiến lược
3. Thuyết kiến thức KBV (Knowledge-Based View)
3.1. Khái niệm và bản chất của kiến thức
3.2. Kiến thức và lợi thế cạnh tranh
3.3. Xây dựng chiến lược kiến thức
4. Thuyết năng lực cốt lõi (Core Competency)
4.1. Năng lực: nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
4.2. Năng lực cốt lõi và sản phẩm cốt lõi
4.3. Xây dựng năng lực cốt lõi trong doanh nghiệp
5. Thuyết năng lực động (Dynamic Capability)
5.1. Khái niệm năng lực động
5.2. Năng lực động và lợi thế cạnh tranh
5.3. Xây dựng và triển khai chiến lược năng lực động
6. Thuyết quan hệ (Relational View)
6.1. Các quan điểm chính của thuyết quan hệ
6.2. Nguồn gốc lợi tức quan hệ (relational rents)
6.3. Cơ chế đảm bảo lợi tức quan hệ
Khái quát lại: Nguồn lực và lợi thế cạnh tranh có quan hệ hữu cơ với nhau: nguồn lực là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tìm kiềm, phân bổ, sử dụng nguồn lực là vấn đề mà các nhà quản trị cần nên chú trọng để tránh lãng phí nguồn lực. Đặc biệt là nguồn lực kiến thức, một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp cho phép đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp doanh nghiệp dễ dàng hòa nhập với nền kinh tế không ngừng phát triển và biến động hiện nay.
Đặc biệt, năng lực cốt lõi là nguồn lực quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nói cách khác, năng lực cốt lõi nói riêng, năng lực nói chung là gốc rễ của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi được xác định dựa trên thế mạnh đặc trưng riêng mà từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tập trung phát triển năng lực cốt lõi là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, trong bối cảnh môi trường luôn biến động, khi mà các khả năng / năng lực có thể bị bắt trước, bị lỗi thời, khả năng động nổi lên là nguồn gốc đích thực của lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 16: Học thuyết nguồn lực”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 373-405.
1 Th1 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019