Theo học thuyết hành vi doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sự liên kết các cá nhân có những mục tiêu chung trong quan hệ, sản xuất, bán hàng, thị phần, hoặc lợi nhuận. Các thành viên liên kết cũng là những thành viên trong liên kết phụ nội bộ và phụ thuộc lẫn nhau. Những liên kết phụ nội bộ của doanh nghiệp tương ứng với những lĩnh vực chuyên môn hóa chủ yếu (các bộ phận chức năng) trong doanh nghiệp. Mỗi một liên kết phụ trong doanh nghiệp đều tuân thủ khung chính sách chung (frame of reference) và cùng hướng đến các mục tiêu chung. Các mục tiêu này có thể không phù hợp với mục tiêu của những liên kết phụ khác hoặc với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu nhằm: (i) xác định mức phân phối các nguồn lực trong các liên kết phụ nội bộ; (ii) giải quyết bất hòa giữa các liên kết phụ nội bộ; và (iii) xác định những trao đổi nguồn lực (resource exchanges) với các liên kết bên ngoài. Sức mạnh của liên kết phụ nội bộ có quan hệ đến tầm quan trọng của trao đổi nguồn lực mà nó chịu trách nhiệm (Cyert và March, 1963).
Các bài viết sau đây sẽ làm rõ thêm các nội dung chính của học thuyết:
2. Nội dung chính của học thuyết
2.1. Các cam kết
2.2. Thuyết thành phần
2.3. Các nội dung chính của học thuyết
2.4. Cấu trúc cơ bản của quá trình ra quyết định của doanh nghiệp
3. Phân tích hành vi của nhà quản lý và nhà đầu tư
Một cách khái quát, học thuyết hành vi doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến các học thuyết về tổ chức, quản lý chiến lược, và các nghiên cứu về khoa học xã hội. Nội dung của thuyết là nền tảng cho các nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm về các hiện tượng thuộc về doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu về thuyết này, công trình của Cyert và March (1963) có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nghiên cứu sau đó. Các khái niệm cơ bản, các giả thuyết, các kết quả của học thuyết là vấn đề nghiên cứu quan trọng cho các nghiên cứu về doanh nghiệp và chiến lược.
Những lý thuyết về hành vi ứng xử của doanh nghiệp (behavioral theories) cung cấp phương pháp tư duy xen kẽ nhau về vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Những điều này nhấn mạnh đến vai trò của hành vi ứng xử của con người hơn là những yếu tố kinh tế trong việc giải thích những hoạt động của doanh nghiệp. Cốt lõi của sự sống còn của doanh nghiệp là khả năng xây dựng và bảo toàn những nguồn lực bao gồm cả con người, tiền bạc và tài sản hiện vật. Những vấn đề tranh cãi lớn được đề cập bao gồm sự hình thành các mục tiêu của doanh nghiệp, việc đưa ra chiến lược, và việc ra quyết định của doanh nghiệp.
Nhìn chung, thuyết hành vi của doanh nghiệp được xây dựng thông qua các nghiên cứu thực nghiệm, chủ yếu nghiên cứu quá trình thiết lập mục tiêu, ra quyết định, và kiểm soát trong những doanh nghiệp có đặc thù khác nhau. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và khan hiếm nguồn lực như hiện nay, việc nghiên cứu các thuyết hành vi của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu quá trình thiết lập mục tiêu, ra quyết định, và kiểm soát cho phép các nhà quản trị và nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 6: Thuyết hành vi doanh nghiệp”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 104-122.
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019
4 Th2 2019