Học thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory)

Please wait while you are redirected...or Click Here if you do not want to wait.
Học thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng của các yếu tố tình huống tới hoạt động của các doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967). Học thuyết giải thích các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và kết quả trên cơ sở phân tích hành vi, hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lý giải những yếu tố tình huống cụ thể, như môi trường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên.

Có bốn nội dung quan trọng xuyên suốt toàn bộ học thuyết ngẫu nhiên (Lawrence và Lorsch, 1967), gồm:

  1. không có phương pháp nào tốt nhất có thể xử lý mọi tình huống mà doanh nghiệp gặp phải;
  2. các quy trình và cơ cấu của một doanh nghiệp phải phù hợp với môi trường của nó;
  3. để hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa các mối quan hệ bên trong (cơ cấu tổ chức) và bên ngoài (đặc điểm môi trường); và
  4. doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có cấu trúc quản lý phù hợp với các nhiệm vụ và bản chất của từng nhóm công việc và đặc điểm môi trường cụ thể.

Burns và Stalker (1961) nhấn mạnh đến mức độ phù hợp trong điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp riêng lẻ. Các doanh nghiệp thành công phải có cơ cấu tổ chức tương xứng với mức độ phức tạp của môi trường mà nó đang hoạt động. Burns và Stalker (1961) cũng chỉ ra các loại hình cơ cấu tổ chức tối ưu cho phép các doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tác động của môi trường, gồm: (1) tổ chức theo cấu trúc cơ học (Mechanistic Organizations) trong môi trường ổn định; và (2) tổ chức theo cấu trúc hữu cơ (Organic Organizations) trong môi trường không ổn định.

Để hiểu rõ về học thuyết ngẫu nhiên, xin xem các bài viết sau:

1. Các khái niệm và nội dung cơ bản của học thuyết

2. Mô hình tác động ngẫu nhiên

3. Mô hình điều chỉnh cấu trúc về cân bằng SARFIT

4. Ma trận ngẫu nhiên tổng quát GCT

Một cách khái quát, học thuyết ngẫu nhiên giải thích các mối quan hệ trực tiếp giữa các biến độc lập ngẫu nhiên và biến phụ thuộc cấu trúc tổ chức trong quá hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, môi trường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp là những biến chính có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Lawrence và Lorsch (1967), có bốn nội dung quan trọng xuyên suốt toàn bộ thuyết ngẫu nhiên: (i) không có phương pháp nào tốt nhất có thể xử lý mọi tình huống phát sinh; (ii) các quy trình và cơ cấu của doanh nghiệp phải phù hợp với môi trường; (iii) để hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa các mối quan hệ bên trong (cơ cấu tổ chức) và bên ngoài (đặc điểm môi trường); và (iv) doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có cấu trúc quản lý phù hợp với các nhiệm vụ và bản chất của từng nhóm công việc và đặc điểm môi trường cụ thể.

Áp dụng trong quản lý, học thuyết ngẫu nhiên nhấn mạnh một số cấu trúc quan trọng cho phép doanh nghiệp quản lý hiệu quả, toàn diện hơn. Mô hình ngẫu nhiên cho phép các nhà quản lý xác định các được các biến có liên quan và ảnh hưởng tới hiệu quả hệ thống, gồm: (i) hệ thống biến sơ cấp; (ii) hệ thống biến thứ cấp; và (iii) tổ hợp các biến. Cụ thể, theo mô hình SARFIT và ma trận GCT, doanh nghiệp có thể linh động điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp trước các thay đổi ngẫu nhiên bên trong và ngoài, từ đó đạt được hiệu quả cao, đồng thời đạt được các nguồn lực bổ sung cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển tiếp theo.

Tuy nhiên, tồn tại một số thách thức đối với doanh nghiệp trong áp dụng hiệu quả các mô hình trên. Một là, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ và tồn tại nhiều học thuyết quản lý khác, thuyết ngẫu nhiên đang dần lỗi thời. Hai là, thuyết ngẫu nhiên chỉ mới tập trung vào mối quan hệ giữa mỗi doanh nghiệp riêng biệt với môi trường, và bỏ qua yếu tố môi trường bên ngoài tác động cùng lúc đến nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn mức độ áp dụng phù hợp với điều kiện nguồn lực, tính chất môi trường và khả năng quản lý của mình, nhằm đạt được hiệu quả tối đa khi áp dụng thuyết ngẫu nhiên vào hoạt động quản lý.

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 5: Thuyết ngẫu nhiên”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 89-103.