Qui hoach mặt bằng công nghệ và thiết bị bán lẻ

1. Qui hoạch mặt bằng công nghệ cửa hàng bán lẻ (CHBL)

1.1. Nguyên tắc và căn cứ qui hoạch mặt bằng công nghệ CHBL

a. Khái niệm và nguyên tắc qui hoạch

Qui hoạch mặt bằng công nghệ cửa hàng là một trong những nội dung cơ bản của công tác thiết kế. Qui hoạch mặt bằng có thể nằm trong nội dung của nhiệm vụ thiết kế, hoặc thiết kế kỹ thuật.

Qui hoạch mặt bằng là quá trình tính toán, phân bổ các bộ phận diện tích hợp lý, đảm bảo hiệu quả của quá trình công nghệ trong cửa hàng bán lẻ

Qui hoạch mặt bằng công nghệ CHBL phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

1- Đường đi lại của khách hàng trong phòng bán hàng không chồng chéo với đường vận động hàng hoá.

2- Đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các công đoạn của quá trình công nghệ: đảm bảo cự ly vận chuyển hàng hoá, thiết bị từ các bộ phận phụ đến nơi bán ngắn nhất.

3- Đảm bảo cho hoạt động quản trị quá trình công nghệ và kinh doanh trong cửa hàng được thuận tiện: Các cán bộ quản trị có thể theo dõi hoạt động của các nhân viên cửa hàng, thuận tiện tiếp xúc với khách hàng.

4- Bố trí các loại diện tích phải phù hợp với các đặc tính kinh tế – kỹ thuật của công nghệ bán hàng và dịch vụ khách hàng: phù hợp với đặc điểm của hàng hoá, phương pháp bán hàng và dịch vụ khách hàng, …

5- Bộ phận hành chính – sinh hoạt phải thuận tiện, và phải bố trí riêng khỏi bộ phận diện tích công nghệ.

b. Căn cứ qui hoạch

– Căn cứ vào qui mô và cấu thành mức lưu chuyển hàng hoá

– Căn cứ vào yếu tố này để xác định qui mô và cơ cấu diện tích cửa hàng

– Căn cứ vào quá trình công nghệ trong cửa hàng bán lẻ

1.2. Nội dung qui hoạch mặt bằng công nghệ CHBL

a. Các loại diện tích trong cửa hàng: Bao gồm các loại chủ yếu sau

* Phòng bán hàng

Phòng bán hàng bao gồm chủ yếu hai loại diện tích: diện tích các nơi công tác bán hàng và diện tích giành cho khách hàng

* Phòng nghiệp vụ phụ

Bao gồm diện tích bộ phận tiếp nhận, diện tích bảo quản hàng hoá, và diện tích chuẩn bị hàng

*  Diện tích hành chính sinh hoạt: Bao gồm diện tích các bộ phận quản trị chức năng  và dùng cho sinh hoạt của cán bộ nhân viên cửa hàng.

b. Qui hoạch mặt bằng phòng bán hàng (gian thương mại)

Xác định hình thức qui hoạch phòng bán hàng

Bao gồm:

1- Hình thức qui hoạch theo phương pháp bán hàng cổ truyền: có qui hoạch đường thẳng, và qui hoạch hòn đảo

2- Hình thức qui hoạch theo phương pháp bán hàng tiến bộ: Kiểu triển lãm-bán theo mẫu; kiểu nửa kín dùng bán hàng tự chọn; và kiểu để ngỏ dùng cho bán hàng tự phục vụ.

Thiết kế diện tích phòng bán hàng

Diện tích nơi công tác bán hàng tiến bộ theo tiêu chuẩn thiết kế riêng, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Đối với cửa hàng tự phục vụ (siêu thị), diện tích thiết bị phụ thuộc vào diện tích toàn cửa hàng. Ví dụ:

Phân bố diện tích phòng bán phải căn cứ vào những yếu tố sau:

– Căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của hàng hoá: Tính liên quan và tần số nhu cầu, yêu cầu lựa chọn hàng hoá của khách hàng; tính chất thương phẩm của hàng hoá: lý hoá sinh…

Yêu cầu đối với phân bố diện tích phòng bán:

– Xác định hợp lý dòng vận động và chiều rộng lối đi thoả mãn mật độ dòng khách hàng,

– Đảm bảo sự vận động tự do của khách hàng, dòng vận động của hàng hoá ngắn,

– Tạo khung cảnh thuận tiện để khách hàng định hướng, dễ quan sát.

c. Qui hoạch mặt bằng các diện tích chức năng khác (bộ phận nghiệp vụ phụ)

Phòng nghiệp vụ phụ là các bộ phận diện tích thực hiện các công đoạn phục vụ cho công đoạn chủ yếu bán hàng ở gian hàng, bao gồm: khu vực tiếp nhận, bảo quản, chuẩn bị hàng, và bộ phận diện tích chứa bao bì.

Diện tích tiếp nhận

Tính toán căn cứ vào số lao động tiếp nhận, khối lượng hàng nhập / đơn vị thời gian, đặc điểm hàng nhập, đặc điểm phương tiện vận tải.

Diện tích phòng bảo quản

2. Đảm bảo thiết bị bán lẻ

2.1. Phân loại thiết bị trong cửa hàng bán lẻ

– Phân loại theo quá trình công nghệ trong cửa hàng

Bao gồm các loại: Thiết bị tiếp nhận; thiết bị bảo quản và chuẩn bị hàng hoá; thiết bị bán hàng; và thiết bị di chuyển xếp dỡ.

– Phân theo nguyên lý cấu tạo và sử dụng

Bao gồm: thiết bị bảo quản và chứa hàng và trưng bày hàng hoá; thiết bị đo lường; thiết bị thu tính tiền; thiết bị chuẩn bị hàng; thiết bị di chuyển và xếp dỡ; thiết bị khác.

– Phân theo vị trí tương đối trong cửa hàng

Bao gồm: thiết bị cố định; thiết bị nửa cố định; và thiết bị không cố định.

2.2. Thiết bị cố định trong cửa hàng bán lẻ

Thiết bị cố định trong cửa hàng bán lẻ là những phương tiện lao động có vị trí cố định trong phòng bán hàng và phòng nghiệp vụ phụ.

* Thiết bị cố định trong phòng bán hàng bao gồm:

– Quầy, tủ, giá áp tường: sử dụng để dự trữ hàng hoá lúc bán hàng, trưng bày hàng hoá và bán hàng.

– Tủ kính trưng bày: giới thiệu hàng hoá ở nơi bán, quảng cáo hàng hoá trong gian bán hàng hoặc tại các tủ kính cửa sổ của cửa hàng.

– Các thiết bị trưng bày chuyên dụng: bàn xoay, manơcanh…

– Máy thu tính tiền: Dùng trong bán hàng tự phục vụ, tự chọn.

– Hòm đựng tiền, bàn ghế.

– Thiết bị lạnh: Tủ quầy lạnh để bảo quản hàng hoá dễ hỏng, chủ yếu là hàng thực phẩm.

* Thiết bị cố định trong phòng nghiệp vụ phụ

– Giá: Bảo quản hàng nhẹ, tháo rời.

– Bục: Chất xếp hàng nguyên đai, nguyên kiện.

– Hòm: Bảo quản hàng quí, đắt tiền.

– Bàn công tác: Dùng để tiếp nhận, chuẩn bị hàng để bán.

– Tủ: Bảo quản hàng nhỏ, quí.

– Tủ lạnh: Bảo quản hàng hoá yêu cầu nhiệt độ thấp, chủ yếu là hàng thực phẩm

* Yêu cầu chung đối với thiết bị cố định:

-Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng.

– Giúp khách hàng mua hàng nhanh chóng thuận tiện.

– Có độ bền, dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ, đủ công suất tiến hành các nghiệp vụ.

– Phù hợp với tính chất thương phẩm của hàng hoá.

– Kích thước thiết bị cố định phải phù hợp với yêu cầu kinh doanh, nhóm hàng kinh doanh, và hình thể người lao động; được tiêu chuẩn hoá về kích thước. Nguyên tắc tiêu chuẩn hoá thiết bị cố định

Phải phù hợp kích thước, hình dáng mặt hàng kinh doanh và người lao động

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho thiết bị:

– Đủ sức chứa, nâng cao năng suất thiết bị, đẹp

– Cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động.

Phải xây dựng tiêu chuẩn theo mặt hàng, và tiến hành đo các kích thước của người lao động trước khi đặt hàng mua.

Kích thước, kết cấu của thiết bị cố định đối với mặt hàng kinh doanh cùng nhóm thì giống nhau về cơ bản

Thực hiện nguyên tắc này nhằm:

– Tạo điều kiện thiết kế, chế tạo, sử dụng. Do đó mỗi nhóm hàng phải có qui định những tiêu chuẩn cơ bản chung.

Tạo cho việc tháo lắp, ghép bộ, thay thế và di chuyển lẫn nhau

Thực hiện nguyên tắc này nhằm:

– Thuận tiện cho việc sử dụng, áp dụng tiêu chuẩn

– Có thể sản xuất hàng loạt các chi tiết thiết bị.

2.3. Thiết bị đo lường trong cửa hàng bán lẻ

Thiết bị đo lường trong cửa hàng bán lẻ là những công cụ lao động dùng để xác định số lượng hàng hoá trong giao nhận và mua bán hàng hoá ở cửa hàng.

Thiết bị đo lường dùng trong cá nghiệp vụ: tiếp nhận số lượng hàng hoá; giao nhận hàng hoá giữa các khâu nghiệp vụ; bán hàng.

Trong cửa hàng bán lẻ, việc đảm bảo thiết bị đo lường có công dụng: xác định số lượng hàng hoá theo các đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước, đảm bảo thống nhất đơn vị đo lường.

Thiết bị đo lường có tác dụng đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp:

– Đối với người tiêu dùng: chuyển giao lượng giá trị hàng hoá chính xác tương ứng với giá cả và số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.

– Đối với doanh nghiệp: Xác định trách nhiệm vật chất giữa các bộ phận công tác trong cửa hàng, đảm bảo hạch toán chính xác dòng lưu chuyển hàng hoá trong cửa hàng.

Các dụng cụ đo lường

* Dụng cụ đo độ dài, diện tích, thể tích

  Thước mét:

– Đơn vị đo độ dài mét: Theo qui định quốc tế, và là đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước ta.

– Đơn vị đo diện tích: mét vuông (m2)

– Đơn vị đo thể tích: mét khối (m3)

Yêu cầu đối với thước mét:

– Sản xuất theo đúng thước mẫu,đúng qui cách (về nguyên liệu và cách chế tạo)

– Phải được cơ quan quản lý đo lường chứng nhận, định kỳ phải kiểm tra, không cho phép sử dụng khi sai số vượt quá dung sai qui định.

– Đảm bảo sử dụng và bảo quản đúng qui trình, qui phạm.

Dụng cụ đo dung tích

Dùng để đo thể tích của các chất ở trạng thái lỏng

– Đơn vị đo: lít – dm3

– Dụng cụ:

+ Dụng cụ cơ khí: Các máy đong chất lỏng như xăng dầu,….

+ Dụng thủ công: các loại ca, cốc, thùng theo đúng qui định

Yêu cầu: Hình trụ tròn, đường cao bằng một hoặc hai lần đường kính;

thân, đáy thẳng phẳng, không lồi lõm, thủng, và có khắc độ.

Dụng cụ đo khối lượng

Nguyên lý:

Dụng cụ đo khối lượng dùng để xác định khối lượng của một vật.

– Khối lượng: đại lượng đo độ quán tính của một vật

– Đơn vị đo khối lượng: kg

– Nguyên lý của dụng cụ đo khối lượng: dựa trên nguyên lý cân bằng mô men lực. Do đó cân được chế tạo theo nguyên lý đòn bẩy, nguyên lý cân bằng lực đàn hồi (cân lò xo).

Các loại cân

Trong kinh doanh thương mại thường áp dụng cân đòn bẩy, gồm:

– Cân đòn bẩy có cánh tay đòn bằng nhau: gồm cân tiểu ly, cân đĩa. Khi sử dụng phải dùng đến quả cân.

– Cân có cánh tay đòn không bằng nhau: gồm cân treo, cân bàn, cân đồng hồ. Khi cân vật có khối lượng nhỏ, không cần dùng quả cân.

+ Cân treo: Có trọng tải từ 5÷100kg. Có một quả cân; trên cánh tay đòn quả cân có khắc độ xác định khối lượng của vật cân. Cân áp dụng nguyên lý thay đổi cánh tay đòn vật cân để cân vật có khối lượng nhỏ hơn.

+ Cân bán: gồm cân bàn tỷ lệ và cân bàn quả đẩy.

Cân bàn tỷ lệ: Xác định khối lượng vật theo tỷ lệ giữa khối lượng vật cân và quả cân (thường dùng cân bàn tỷ lệ bách phân).

Cân bàn quả đẩy: Quả cân đẩy được trên đòn cân (giống cân treo)

Cân đồng hồ: Tự động chỉ khối lượng vật cân

Các yêu cầu kinh tế – kỹ thuật đối với cân

– Yêu cầu kỹ thuật:

+ Chính xác: Kết quả cân so với khối lượng thật của vật cân nằm trong dung sai cho phép, kết quả cân nhiều lần cùng một vật phải cho các kết quả như nhau.

+ Nhậy: Cân dao động khi cho vật cân ở mức tối thiểu

+ Trung thành: Kết quả cân không thay đổi khi đặt vật cân bất kỳ vị trí nào trên đĩa, bàn cân.

+ Ổn định: Thời gian giao động của đòn bẩy ngắn, chóng trở lại trạng thái cân bằng.

+ Bền: Thời gian sử dụng lâu nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.

– Yêu cầu kinh tế: Cân có thể dùng cho nhiều loại hàng và cơ sở kinh doanh; nâng cao năng suất lao động, giá thành hạ.

2.4. Một số loại thiết bị khác

Ngoài nhưng loại thiết bị cơ bản nêu trên, tại các CHBL, theo yêu cầu đảm bảo công cụ và phương tiện lao động, còn có một số loại thiết bị khác như:

– Thiết bị thu tính tiền: các loại máy tính

– Thiết bị chuẩn bị hàng hoá tại phòng nghiệp vụ phụ và tại nơi công tác bán hàng: cắt, thái, đóng gói, gắn nhãn…

– Thiết bị phục vụ cho việc trình diễn, thử hàng