Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng (thùng hảng, container…) và toàn bộ lô hàng được giao. Phiếu đóng gói do người sản xuấư xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hóa. Phiếu thường được lập thành 3 bản.
Nội dung Phiếu đóng gói:
- Tên người Bán;
- Tên người Mua;
- Số hiệu của hóa đơn;
- Số thứ tự của kiện hàng;
- Cách thức đóng gói;
- Loại hàng, số lượng hàng đỏng trong từng kiện hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì
Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra Phiếu đóng gói:
- Có ghi đầy đù tầt cả các đặc điểm mô tả hàng hóa như ƯC quy định (về bao bì, ký mã hiệu, chủng loại, quy cách…) không?
- Có phải do người Bán lập không? Có được ngưởi Bán ký không?
- Các chi tiết về tên người Mua, số hóa đơn, số ƯC (nếu thanh toán bằng ƯC), tên phương tiện vận tải, lộ trình vận tải… có phù hợp với B/L, Invoice, c/o… không?
Xin lưu ý: Những điểm cần lưu ý khi lập và kiểm tra chứng từ trĩnh bày ờ chương này được áp dụng khi thanh toán bằng L/C,
Ngoài những chứng từ cơ bản thường có trong các bộ chứng từ giao hàng (nêu trên), trong hoạt động xuất nhập khẩu còn có các chứng từ khác như: giấy phép xuất nhập khẩu, tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết, các loại vận đơn đường sắt, đường hàng không…
Những qui đinh khác cần đươc lưu ý trong UCP:
Ngoài những điều khoản quan trọng đã được dẫn chiếu ở trên, khi lập bộ chứng từ cần lưu ý thêm những điều khoản sau của các UCP:
Điều 20 – UCP 500:
a. Những từ như “first class”, “well known”, “qualified”, “independed”, “official”, “competent”, “local” và những từ tương tự không được dùng đẻ chỉ tư cách của người lập (các) chứng từ phải xuất trình theo tín dụng. Nếu những từ đó đưực đưa vào tín dụng, thì các ngân hàng vẫn sẽ chấp nhận (các) chứng từ đó, miễn là chúng phù hợp với các điều kiện của tín dụng vả không phải do người hưởng phát hành.
b. Trừ khi có qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận là (những) chứng từ bản chính, khi (những) chứng từ được lập hoặc thể hiện được lập bằng:
- Phương pháp sao chụp tự động hoặc máy tính điện tử.
- Bản than (giấy carbon) được ghi rõ là bản chính, khi cần thỉết các chửng từ đó được ký tên.
c. Trừ khi cỏ các qui định khác trong tín dụng: Các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ là (các) bản sao khi (những) chửng từ đó có đính nhãn copy hoặc ghi chú không phải bản chính – bản copy, không cần ký tên.
Khi tín dụng yêu cầu nhiều bản “duplicate”, “two fold”, “two copies” và các từ tương tự thì chứng từ phải được xuát trình một bản gốc, bản còn lại là copy, ngoại trừ khi chính các chửng từ thề hiện khác.
d. Trừ khi có quỉ định khác trong tín dụng, khi tín dụng nêu điều kiện đối vởi chứng từ là phải được chứng thực có hiệu lực, có giá trị, có chứng nhận hoặc nêu lên các yêu cầu tương tự thì những chứng từ đó sẽ được thực hiện bằng ký tên, đóng dấu hoặc dán lên trên bề mặt chứng từ đó những ký hiệu hoặc dấu hiệu thể hiện chúng đáp ứng các điều kiện đó.
Điều 21 UCP 500: Người lập và nội dung của các chứng từ không được ghi rõ.
Khi các chứng từ, ngoài các chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiềm và hóa đơn thương mại, được yêu cầu xuất trình thì tín dụng phải nêu rõ các chứng từ đó do ai lập và nội dung hoặc số liệu của các chứng từ đó. Nếu tín dụng không nêu rõ như vậy thì các ngân hàng sẽ chấp nhận những chứng từ đó nếu nội dung của chúng không có mâu thuẫn nào với yêu cầu của một chứng từ phải xuất trình.
Điều 39 – UCP 500: Dung sai trong tín dụng, số lượng và đơn giá.
- Những từ “about”, “approximately”, “circa” hoặc những từ tương tự được dùng đẻ nói về số tiền của tín dụng hoặc số lượng hoặc đơn giá ghi trong tín dụng phải được hiểu là cho phép hơn hoặc kém không quá 10% so với số tiền hoặc số lượng hoặc đơn giá mà những từ ấy nói đến.
- Trừ khỉ tín dụng qui định không được giao hàng nhiều hơn hay ít hơn số lượng hàng qui định, thì dung sai 5% hơn kẻm có thể được chấp nhận, miễn là tổng số tiền phải trả không vượt quá số tiền của tín dụng. Dung sai này không áp dụng khi tín dụng qui định số lượng được tính bằng đơn vị bao kiện hoặc chiếc.
- Trừ khi tín dụng qui định không cho phép giao hàng từng phần trừ khi mục (b) nêu trên có thể được áp dụng, thì khi thanh toán với một dung sai ít hơn 5% sẽ được phép. Với điều kiện số tượng hảng hóa qui định trong tín dụng được giao đầy đù, cũng như giá qui định trong tín dụng không bị giảm. Quy định này không áp dụng khi tín dụng cho phép dẫn chiếu mục (a) nói trên.
Điểu 43 – UCP 500: Giới hạn ngày hết hiệu tực của chứng từ.
a. Ngoài việc quy định ngày hết hiệu lực cho việc xuất trình chứng từ tín dụng khi yêu cầu lập (các) chứng từ vận tải cũng phải qui định một thời hạn xác định tính từ ngày xếp hàng mà trong thời hạn đó chứng từ phải được xuất trình phù hợp với các điều kiện của tín dụng, nếu không quy định một thời hạn như vậy, các ngân hàng sẽ không chấp nhận các chứng từ xuất trình cho ngân hàng sau 21 ngày kể từ ngày xếp hàng. Vỉ vậy, trong mọi trường hợp các chứng từ không được xuất trình sau ngày hết hiệu lực của tín dụng.
b. Trong trường hợp áp dụng điều khoản (b), ngày xếp hàng sẽ được coi là ngày cuối cùng ghi trên chứng từ vận tải được xuất trình,
Điều 46 – UCP 500: Những thuật ngữ dùng cho ngày giao hàng.
- Trừ khi tín dụng có qui định khác, các thuật ngữ “gửi hàng” được dùng để qui định ngày gửi hàng sớm nhất vả/hoặc ngày gửi hàng chậm nhất sẽ được hiểu theo những thuật ngữ như “Loading on board”, “dispatch”, “accepted for carriage”, “date of post receipt”, “date of pỉck-up”, và những từ tương tự, và thuật ngữ “takỉng in charge” được dùng trong trường hợp tín dụng yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức.
- Những thuật ngữ như “prompt”, “immediately”, “as soon as pos- sible” và những từ tương tự không được dùng. Nếu chúng được dùng thì các ngân hàng không cần lưu tâm.
- Nếu sử dụng thuật ngữ “on or about” và các thuật ngữ tương tự, thì các ngân hàng sẽ giải thích các thuật ngữ đó là qui định gửi hàng phải được thực hiện trong thời gian trước và sau 5 ngày qui định, kể cả ngày đầu và cuối.
Trong UCP 600 cần lưu ý các điều sau:
Điều 14- UCP 600: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ Điều 17- UCP 600: Chứng từ bản chính và bàn sao
Điều 26 – UCP 600: “trên boong” “người giao hàng bốc và đếm hàng”, atheo người gửi hàng khai, gồm có” và phí tinh thêm vào cước vận chuyển
Điều 29 – UCP 600: Gia hạn về ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng để xuất trinh chứng từ
Điều 30 – UCP 600: Dung sai vè số tiền, số lượng và đơn giá trong thư tín dụng.
28 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020