1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thông qua hành vi mua, bán. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế phải hoạt động trong môi trường có tính quốc tế và phải thường xuyên đối phó với những tác động của môi trường này. Việc tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào các mục tiêu của công ty và các phương tiện mà công ty lựa chọn thực hiện.
2. Vai trò của kinh doanh thương mại quốc tế
a. Đối với doanh nghiệp
Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Đối với nền kinh tế quốc dân
Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng… Kinh doanh thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020