Các định chế kinh tế, tài chính quốc tế

Các định chế kinh tế quốc tế là các tổ chức kinh tế quốc tế gồm nhiều quốc gia thành viên đuợc hình thành nhằm tăng cuờng phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế trong các lĩnh vực thuơng mại, đầu tu… Duới đây, chúng ta xem xét một số định chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

a. Quá trình hình thành

Tổ chức thuơng mại thế giới (WTO) đuợc thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995. Sự ra đời của WTO là hiện thân cho kết quả của vòng đàm phán U-ru-goay và là tổ chức kế thừa của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). GATT chính thức có hiệu lực vào tháng 01/1948. Trong gần 48 năm hoạt động, GATT đã có những thành công nhất định trong việc xúc tiến và bảo đảm sự tự do hóa thuơng mại toàn cầu. Các danh mục thuế quan giảm liên tục là một nhân tố thúc đẩy sự tăng truởng của kim ngạch buôn bán quốc tế (trung bình khoảng 8% hằng năm tính cho những năm của thập niên 50 và 60). Đồng thời tỉ lệ tăng truởng thuơng mại đã vuợt quá mức tăng truởng sản xuất trên toàn thế giới trong kỷ nguyên của GATT. GATT chấp nhận việc các nuớc tiếp tục có quyền duy trì thuế quan nhu công cụ chính thức và phổ biến để bảo hộ nền sản xuất trong nuớc. Qua các vòng đàm phán thuế quan trung bình đối với hàng công nghiệp của các nuớc tham gia GATT truớc đây và nay là WTO đã giảm tới mức từ 40-50% xuống còn 3,3% vào thời điểm thành lập WTO. Chính những điều kiện mở cửa thị truờng thế giới quy mô đó đuợc coi là nhân tố cơ bản để thuơng mại thế giới có đuợc những buớc nhảy vọt trong những thập kỷ qua.

Tuy nhiên do thuơng mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan, mà còn tập trung xây dựng các hiệp định, hình thành các chuẳn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi thuế quan, về thuơng mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tu có liên quan đến thuơng mại, về thuơng mại hàng nông sản, hàng dệt may, cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của Hiệp định thuơng mại đa biên đuợc mở rộng, nên Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) với tu cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesk (Ma-rốc), các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thuơng mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục         sự nghiệp                     của GATT. Theo                 đó, WTO chính thức  đuợc thành lập độc lập với hệ thống Liên hợp quốc.

Về thương mại hàng hóa: Các nuớc đang phát triển đặc biệt quan tâm đển mở cửa thị truờng hàng hóa. Nông sản, dệt may, sản phẩm nhiệt đới, giầy dép và nhiều loại hàng tiêu dùng không sử dụng quá nhiều vốn và công nghệ phức tạp, những lĩnh vực mà các nuớc đang phát triển rất quan tâm.

Ve thương mại dịch vụ: Các ngành dịch vụ đã trở thành một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế mỗi quốc gia cũng nhu nền kinh tế thế giới. Hiệp định chung về thuơng mại dịch vụ (GATS) lần đầu tiên đuợc đua ra thuơng thảo tại vòng đàm phán U-ru-goay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thuơng mại Thế giới. Mục đích chính của GATS là tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho tự do hoá thuơng mại dịch vụ. Các nuớc thành viên đua ra các cam kết về mở cửa thị truờng dịch vụ và không phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nuớc. Việc điều chỉnh luật sẽ đuợc làm từng buớc, huớng tới xoá bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng nhu đối với nhà cung cấp dịch vụ nuớc ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phuơng thức khác nhau (Đãi ngộ quốc gia – NT). Đồng thời mỗi thành viên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc dịch vụ của các thành viên khác đối xử không kém uu đãi hơn đối xử mà nuớc này dành cho một nuớc thứ ba (Đãi ngộ tối huệ quốc – MFN).

Ve quyền sở hữu trí tuệ: Hiệp định những van đề liên quan đến thuơng mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPs) bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995. Cho đến nay, đây là hiệp định đa phuơng tổng thể nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo Hiệp định TRIPs, các thành viên có thể nhung không bắt buộc, áp dụng trong luật của mình mức bảo hộ cao hơn so với các yêu cầu của hiệp định, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của hiệp định. Vấn đề này đuợc các nuớc thành viên hết sức quan tâm.

Về đầu tư: Đầu tu đã trở thành một lĩnh vực kinh tế rộng lớn và đuợc sự quan tâm của chính phủ các nuớc. Vòng đàm phán U-ru-goay đã đề cập nội dung về đầu tu và buớc đầu đã chấp nhận một hiệp định nhằm điều chỉnh một số biện pháp về đầu tu có liên quan tới thuơng mại (TRIMS).

Vòng đàm phán U-ru-goay cũng đã đạt đuợc một cơ chế giải quyết tranh chấp cho phép các mối quan hệ trong thuơng mại quốc tế đuợc giải quyết một cách công bằng hơn, cho phép nhanh chóng tháo gỡ những bế tắc thuờng xảy ra và khó giải quyết… nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống thuơng mại đa biên.

b. Nguyên tắc hoạt động

Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Theo Điều 1:  Điều khoản về “tối huệ quốc” (MFN) mỗi nuớc thành viên sẽ dành sự uu đãi của

mình đối với sản phẩm của các nuớc thành viên khác, không có nuớc nào dành lợi thế thuong mại đặc biệt cho bất kỳ một nuớc nào khác hay phân biệt đối xử chống lại nuớc đó. Tất cả đều trên co sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích về mậu dịch trong mọi lĩnh vực. Một hình thức chống phân biệt đối xử khác là đối xử quốc gia (NT). Các thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia, tức là chế độ không phân biệt đối xử giữa hàng nhập và hàng sản xuất trong nuớc. Các quốc gia có chính sách đối xử                                   với                     hàng hoá sản xuất trong nuớc mình nhu thế            nào thì cũng đối          xử                                   với                     hàng nhập            khẩu từ nuớc thành viên khác của WTO nhu vậy.

Chế độ tối huệ quốc (MFN) và Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) chủ yếu dành cho hàng hoá khi áp dụng các chính sách ở các lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, thanh toán, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm… cả trong thuong mại và đầu tu cũng nhu quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ… đều có những truòng hợp ngoại lệ. Mặc dù vậy, hiện nay cộng đồng quốc tế đang tích cực vận động để mở rộng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, không phân biệt đối xử với cả thuong nhân và nhất là ở lĩnh vực đầu tu và dịch vụ thuong mại.

Tự do hoá mậu dịch

Tự do hoá mậu dịch luôn là mục tiêu hàng đầu cần phải nỗ lực của Tổ chức Thuong mại thế giới. Nội dung của nó là cắt giảm dần từng buớc hàng rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tuông lai sẽ xoá bỏ hoàn toàn cho thuong mại phát triển. Song tự do hoá mậu dịch không bao giờ tách rời sự quản lý của nhà nuớc và phải phù hợp với mọi luật pháp, thể lệ hiện hành của mỗi nuớc. Tất cả các nuớc trên thế giới đều huởng ứng chủ truong này và họ đều chính thức tuyên bố chính sách tự do hóa mậu dịch của nuớc mình để tranh thủ sự đồng tình của quốc tế.

Bảo hộ bằng hàng rào thuế quan

Tuy chủ truong tự do hoá mậu dịch nhung GATT/WTO vẫn thừa nhận sự cần thiết của bảo hộ mậu dịch vì sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế thuong mại giữa các nuớc thành viên. Tuy nhiên, nguyên tắc co bản về bảo hộ mà GATT/WTO chủ truong là bảo hộ bằng hàng rào thuế quan, không ủng hộ bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan hoặc các biện pháp hành chính khác. Các nuớc thành viên có nghĩa vụ phải công bố mức thuế trần tối đa, để rồi từ đó cùng với các nuớc WTO khác thuong luợng giảm dần. Đồng thòi mỗi nuớc phải cam kết thời gian thực hiện tiến trình cắt giảm để tiến tới mục tiêu xoá bỏ hàng rào thuế quan.

Nguyên tắc ổn định trong thuong mại

Các nuớc thành viên phải thông qua đàm phán đua ra mức thuế trần với lịch trình cắt giảm, chỉ có giảm liên tục mà không đuợc tăng quá mức thuế trần đã cam kết. Mọi chế độ chính sách thuong mại phải công bố công khai, rõ ràng, ổn định trong một thời gian dài. Nếu có thay đổi phải báo truớc cho các doanh nghiệp có đủ thời gian nghiên cứu, góp ý, phản ánh nguyện vọng truớc khi áp dụng.

Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

WTO làm chủ truong    cạnh tranh công bằng trong thuong mại quốc  tế, để chất  luợng, giá  cả quyết định vận mệnh của hàng hoá trong cạnh tranh trên thị truòng quốc tế, không đuợc dùng quyền lực của nhà nuớc để áp đặt, bóp méo tính cạnh tranh công bằng trên thuong truòng quốc tế.

Nguyên tắc không hạn chế số luợng hàng hoá nhập khẩu

WTO chủ trương không đuợc hạn chế số luợng hàng hoá nhập khẩu giữa các nuớc thành viên. Tuy nhiên WTO cũng cho phép những truờng hợp miễn trừ, đuợc phép áp dụng chế độ hạn chế số luợng hàng nhập khẩu (QR) khi nuớc đó gặp những khó khăn về cán cân thanh toán hoặc trình độ phát triển thấp của nền   kinh tế trong nước, hoặc  lý do môi trường,  về  an ninh quốc gia nhất đối với các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Quyền được khước từ và quyền tự vệ trong trong trường hợp khẩn cấp

Theo Điều 25 của GATT năm 1994 quy định trong trường hợp thật đặc biệt một nước có thể khước từ việc thực hiện một số các nghĩa vụ. Ngoài ra, Điều 19 của GATT còn quy định cho phép một nước được quyền áp dụng những biện pháp tự vệ trong trường hợp khẳn cấp, khi nền sản xuất trong nước bị hàng hoá nhập khẩu đe dọa.

Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển

Thừa nhận sự khác nhau về trình độ phát triển của các nước thành viên (trên 2/3 thành viên của GATT/WTO là các nước đang và chậm phát triển). WTO nhấn mạnh sự giúp đỡ đặc biệt đối với các nước chậm phát triển nhất và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các nước công nghiệp phát triển sẽ không yêu cầu nguyên tắc có đi có lại trong cam kết, giảm hoặc xoá bỏ     hàng rào quan thuế           hoặc        phi quan thuế     đối với         các                         nước đang phát triển và         những     ưu                     đãi thương mại đặc biệt dành cho các nước chậm phát triển.

c. Cơ chế hoạt động của WTO

Một là, giải quyết tranh chấp. Hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO là yếu tố trung tâm nhằm cung cấp đảm bảo và tính dự báo trước cho hệ thống thương mại đa biên. Các nước thành viên WTO cam kết không tiến hành hành động đơn phương chống lại các vi phạm nhìn thấy của các quy định thương mại nhưng có thể tìm kiếm tiếng nói chung trong hệ thống giải quyết tranh chấp đa biên và chấp nhận các quy định, phán quyết nó.

Hai là, kiểm soát chính sách thương mại quốc gia. Việc giám sát chính sách thương mại quốc gia là hoạt động cơ bản xuyên suốt các hoạt động của WTO, mà trọng tâm chính là cơ chế đánh giá chính sách thương mại (TPRM). Mục tiêu chính của TPRM là nâng cao tính rõ ràng và sự hiểu biết về các chính sách và thực tiễn thương mại, cải thiện chất lượng của cuộc đàm phán chung và giữa các chính phủ, tạo điều kiện cho việc đánh giá đa phương về các ảnh hưởng của các chính sách đối với hệ thống thương mại toàn cầu.

2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á (Asean Free Trade Area – AFTA)

a. Quá trình hình thành ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) được thành lập vào năm 1967 sau khi Bộ trưởng ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-lip- pin; Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố này còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc).

Trong 30 năm qua, từ 5 thành viên ASEAN đã phát triển lên 10 thành viên và đã thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều hội nghị quan trọng đã được tổ chức, nhiều văn kiện quan trọng, cơ bản gồm các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố đã được ký kết.

– Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này quy định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện AFTA.

– Về cơ cấu, các nước thành viên thống nhất quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN 3 năm một lần, thành lập hội đồng AFTA cấp bộ trưởng để theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện CEPT và AFTA.

b. Nội dung hoạt động

Ngoài các chương trình hợp tác kinh tế, tài chính, trong các năm qua ASEAN đã thông qua các chương trình kích thích hợp tác thương mại và đầu tư giữa các thành viên, được thể hiện qua 5 chương trình sau:

Một là, xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do bằng cách thực hiện kế hoạch thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT (Common Effective Preferential Tariff).

Hai là, chương trình hợp tác hàng hóa: Thành lập Ngân hàng dữ kiện ASEAN về hàng hóa (ASEAN Data Bank on Commodities – ADBC) và Dự án nghiên cứu thị trường hàng hóa.

Ba là, hội chợ thương mại ASEAN: Thực hiện luân phiên hàng năm giữa các nước với sự tham gia của nhiều nước trong và ngoài khu vực.

Bốn là, chương trình tham khảo ý kiến khu vực tư nhân do Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN thực hiện.

Năm là, phối hợp lập trường giải quyết trong các vấn đề thương mại quốc tế có ảnh hưởng đến ASEAN.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Tại cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ tư tại Xin-ga-po tháng 01 năm 1992, nguyên thủ các nước ASEAN đã cùng ký thỏa ước AFTA thông qua kế hoạch CEFT. Mục đích chính của AFTA là nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp ASEAN bằng cách tạo ra một thị trường khu vực rộng lớn hơn.

Cơ chế hoạt động của AFTA

AFTA/ASEAN sẽ thành hiện thực thông qua việc thực hiện kế hoạch ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT, cân đối và hài hòa các loại tiêu chuẳn giữa các nước ASEAN, công nhận chéo qua lại về kiểm tra và chứng nhận hàng hóa. Ngoài ra, AFTA cũng sẽ hình thành nhờ dỡ bỏ rào cản cho đầu tư nước ngoài, việc tham khảo ý kiến ở cấp kinh tế vĩ mô giữa các nước ASEAN. Bên cạnh đó, AFTA còn đòi hỏi các thành viên phải cạnh tranh lành mạnh với nhau và thúc đẩy, khuyến khích việc chung vốn lập công ty liên doanh. Tuy nhiên, trong số các cơ chế trên, kế hoạch CEPT là quan trọng nhất và theo quyết định   mới,        các nước                        thành viên sẽ giảm thuế   đối với  các  sản phẩm                                       có    xuất xứ   từ ASEAN xuống còn từ 0% đến 5% vào năm 2003.

Kế hoạch CEPT có 2 chương trình giảm thuế nhập khẩu do các nước thành viên tự đề nghị: một là các       sản             phẩm được      cắt giảm thuế   nằm trong  chương trình  cắt giảm cấp tốc  (fast track); hai là chương trình cắt giảm bình thường (normal track).

Chương trình theo tốc độ bình thường cho phép các nước ASEAN hạ thuế đối với các hàng hóa sản xuất trong khối ASEAN xuống còn từ 0% đến 5% vào năm 2000 cho các sản phẩm đang chịu thuế suất 20%; còn các loại hàng bị đánh thuế cao hơn 20% sẽ phải hạ trước xuống bằng 20% vào năm 1998.

Chương trình theo tốc độ nhanh đòi hỏi thuế quan đối với 15 loại sản phẩm của ASEAN có tỷ trọng trao đổi lớn nhất trong khu vực, phải được hạ xuống còn từ 0% đến 5% vào năm 1998 đối với các loại chịu thuế 20% hoặc thấp hơn; và vào năm 2000 đối với loại bị đánh thuế cao hơn 20% (bắt đầu từ tháng 0l/1993).

Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT

  • Phải là các sản phẩm được đưa vào danh mục giảm thuế và phải được hội đồng AFTA xác nhận.
  • Chỉ có các sản phẩm với thuế suất 20% trở xuống và nằm trong danh sách giảm thuế giữa hai nước thành viên. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 40% do ASEAN gia công, chế tạo (của riêng một nước hay nhiều nước thành viên cộng lại).

3. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

a . Quá trình hình thành

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh sắp đến hồi kết thúc, nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức nghiệt ngã: chủ nghĩa toàn cầu đã triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu    gặp  phải     những  khó khăn  nan giải   với       nhiền        vấn  đề    bế   tắc      trong     tiến trình         đàm phán Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh, khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt.

Trong bối cảnh quốc tế nói trên, tháng 01/1989, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a đã kêu gọi thành lập một diễn đàn tư vấn kinh tế cấp bộ trưởng ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm phối hợp hoạt động của các chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn khu vực và thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Đến tháng 11/1989, theo sáng kiến của Ô-trây-li-a, các Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, và Niu Di-lân họp tại thủ đô Can-bơ-rơ (Ô-xtrây-li-a) quyết định chính thức thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (the Asia Pacific Economic Cooperation – APEC).

b. Mục tiêu hoạt động

APEC chủ trương mở rộng thương mại để tạo sự tăng trưởng kinh tế ngay từ bước đầu đã xác định APEC không phải là một khối thương mại co cụm mà hướng về “Chủ nghĩa khu vực mở” với các nước ngoài khối, thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư trên phạm vi toàn cầu; APEC sẽ chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế trên cơ sở vì lợi ích chung, tương đồng hỗ trợ lẫn nhau, không đề cập tới vấn đề chính trị và an ninh. Điều đó cho thấy, mục đích của APEC chính là vì sự phát triển phồn vinh của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những mục tiêu chủ đạo trên là trụ cột điều tiết hoạt động của APEC và được phản ánh nhất quán trong các chương trình hợp tác APEC.

4. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

a. Bối cảnh ra đời

Ngày 0l/7/1944, đại biểu của 44 nước liên minh chống nước Đức-Hitler, đã nhóm họp, thảo luận và thương lượng nhằm đưa ra một hiệp ước quốc tế đa phương có vai trò lịch sử to lớn. Đó chính là hiệp ước về qui định tổ chức tiền tệ quốc tế của thế giới hậu chiến và là cơ sở để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF: International Monetary Fund) vào tháng 5/1946.

Tại Hội nghị   Bretton Woods, dự thảo Hiệp định về hệ thống tiền tệ quốc tế và việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đại biểu các nước vì sự ra đời của chúng là cực kỳ cần thiết xuất phát từ bối cảnh kinh tế-chính trị giai đoạn đó.

Như vậy Quỹ tiền tệ quốc tế đã ra đời trong một bối cảnh nhiều thuận lợi cho một hình thức hợp tác kinh tế quốc tế, nó thể hiện một xu thế quốc tế hoá ở mức cao của nền kinh tế thế giới. Sự ra đời của IMF còn là biểu hiện của sự thay đổi lớn trong so sánh sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia với sự nổi lên chiếm vị trí bá chủ kinh tế toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu tổng thể của IMF là:

  • Tạo thuận lợi cho thương mại thế giới tăng trưởng cân đối.
  • Khuyến khích sự ổn định về tỷ giá hối đoái và thoả thuận trao đổi có hệ thống và khuyến khích cạnh tranh giảm giá tiền tệ.
  • Tìm cách loại bỏ giới hạn trao đổi và giới hạn tăng trưởng mậu dịch thế giới.
  • Tạo nguồn tài trợ cho các thành viên, trên cơ sở tạm thời và an toàn, cho phép họ điều chỉnh sự mất cân đối mà không làm xấu đi tình hình của quốc gia.

b. Chức năng hoạt động của IMF

Các chức năng chính của IMF bao gồm:

Một là, xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các quốc gia thành viên.

Hai là, cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.

Ba là, theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên.

Cách thức xác định cho mỗi thành viên đã có nhiều  thay đổi trong suốt thời gian hoạt động vừa qua của    IMF. Theo công thức đầu tiên được thoả thuận tại Hội nghị Bretton Woods được xem xét lại và người ta đã đưa ra một số công thức khác. Các công thức này được dùng để xác định quota ban đầu cho thành viên mới và xác định mức tăng quota. Các công thức này vẫn dùng các dữ liệu nói trên, đồng thời dùng cả các phép tính về các khoản thu vãng lai, tài khoản vãng lai và xu hướng tăng thu vãng lai.

5. Liên minh châu Âu (EU)

Sự tiến triển của châu Âu đến việc thống nhất

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã để lại hậu quả năng nề về kinh tế – xã hội trên hầu khắp châu Âu. Việc tái thiết châu Âu đã trở thành yêu cầu cấp bách và kế hoạch Marshall nhằm tái thiết châu Âu do Mỹ tài trợ đã được khởi xướng. Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC) gồm 16 nước đã được thành lập năm 1948 với sự khuyến khích của Mỹ nhằm ổn định tiền tệ và các quan hệ mậu dịch, kết hợp sức mạnh của các nền kinh tế. Tuy nhiên, do OEEC không đủ mạnh để tạo việc tăng trưởng kinh tế cần thiết nên các lĩnh vực hợp tác khác nữa đã được Pháp khởi xướng để phát triển một thị trường chung nhằm:

  • Xóa bỏ mọi hạn chế đối với việc chuyển dịch tự do các sản phẩm, vốn và lao động.
  • Thực hiện hài hoà các chính sách kinh tế khác nhau giữa các nước.
  • Thiết lập biểu thuế chung đối với các nước bên ngoài, không phải là thành viên.

Tổ chức thương mại tự do châu Âu EFTA (European Free Trade Area)

EFTA chống lại chủ trương hợp nhất toàn bộ của EEC, nên đã tán thành khu thương mại tự do nhằm bãi bỏ các hạn chế đối với luồng lưu thông các sản phẩm công nghệ giữa các nước thành viên và cho phép mỗi nước duy trì cả cơ cấu thuế suất đối với bên ngoài của riêng họ.

EFTA cũng tạo ra các lợi ích đối với việc mua bán tự do giữa các nước thành viên, nhưng cho phép mỗi nước theo đuổi mục đích kinh tế riêng của họ đối với các nước bên ngoài. Hình thức này đặc biệt có lợi cho Anh vì đang có các mối quan hệ thương mại phát triển tốt đối với các nước trong khối thịnh vượng chung (Commonwealth) và theo Anh, việc thiết lập thuế suất chung đối với các nước bên ngoài sẽ tạo nên việc cộng tác quá chặt chẽ, có thể gây hại đến chủ quyền của mỗi nước thành viên.

Các nỗ lực khởi đầu của EEC

  • Cộng đồng thép và than châu Âu được lập năm 1951 để sản xuất thép và than của 06 nước thành viên ban đầu của Năm 1957, cộng đồng năng lượng hạt nhân châu Âu được thành lập với nhiệm vụ chính của EEC là lập thị trường chung. Từ 1967, ba cộng đồng trên được giám sát do cùng một ủy ban và ngày càng được biết đến với tên gọi Cộng đồng châu Âu (EC).
  • Đầu tiên, EEC chú trọng đến 3 hoạt động: chuyển dịch tự do các sản phẩm nhờ việc bãi bỏ các hàng rào thuế quan – chuyển dịch tự do đối với con người, vốn và dịch vụ và việc tạo lập chính sách giá trị vận tải chung.

Ảnh hưởng của EU đối với bên trong và ngoài khối

Đối với bên trong khối:

  • E ngại về bành trướng nạn quan liêu, tập trung hoá…
  • Khả năng chấp nhận đối với các thay đổi hành chính như việc dung hoà đối với thuế VAT: người tiêu thụ tại nước có mức thuế cao có thể hoan nghênh việc giảm bớt mức trung bình của VAT; nhưng những người sống tại nước có mức thuế thấp sẽ phản ứng ngược lại.
  • Hệ quả tiềm ẩn đối với nạn thất nghiệp.
  • Đặc biệt Bắc Âu lo ngại việc di chuyển vốn tự do sẽ khiến các công ty tìm đến các noi có chi phí thấp hon như tại Nam Âu.
  • Khả năng đào thải các công ty vừa và nhỏ: một là cạnh tranh, biên giới được mở rộng tạo khả năng bành trướng của các công ty lún hoạt động có hiệu quả hon vì tận dụng được lợi thế về hệ thống phân phối tốt hon; thứ hai là làn sóng hợp nhất và thôn tính các công ty sẽ xảy ra khi các công ty quyết tâm khuếch trưong nhằm cạnh tranh với các đối thủ Mỹ và Nhật tại châu Âu.

Đối với các nước bên ngoài:

Các nước sẽ ngại “Pháo đài châu Âu” vì các luật châu Âu sẽ bênh vực quyền lợi cho các công ty của họ và ngoại trừ các đối thủ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật. Vì lo ngại, các công ty nước ngoài đã đề ra và thực hiện các chiến lược nhằm giữ chỗ tại châu Âu như Nhật…

Đặc biệt,   khi đồng EURO chính thức lưu hành   sẽ có những tác động nhất định đến các nước trong khối. Lợi ích mà đồng EURO mang lại cho EU là rất lớn, về căn bản có 3 lợi ích kinh tế sau:

Một là, điều kiện mua và bán hàng hoá, dịch vụ trong EU sẽ dễ dàng hon, giúp các giao dịch thương mại nội khối tăng nhanh hơn.

Hai là, sự bùng nổ của thị trường vốn châu Âu sẽ tạo điều kiện đầu tư trên quy mô lớn.

Ba là, đồng EURO sẽ trở thành phưong tiện dự trữ và giao dịch thưong mại thế giới, giúp cho vị thế của các nước EU sẽ được nâng cao trên trường quốc tế.

6. Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ

Trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ, hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement – NAFTA) được ký ngày 12/8/1992, sau này được gọi là NAFTA, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 sau khi có sự phê chuẳn của Ca-na-đa, Mỹ, Mê-hi-cô, nhằm mục đích huỷ bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào khác trong việc chuyển dịch hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trong vòng 13 năm và tạo ra một khu mậu dịch tự do với tổng sản lượng nội địa 6,6 ngàn tỉ USD vào năm 1992. Mục tiêu tối hậu của NAFTA là sáng lập một liên hiệp kinh tế duy nhất ở Bắc Mỹ có tính cạnh tranh mạnh trên quốc tế bằng cách kết hợp lợi ích so sánh của các nền kinh tế thành viên về kỹ thuật, vốn, tài nguyên và lao động.