1. Những nhân tố ảnh hưởng đen việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam
a. Những xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay
Thứ nhất, dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phổi chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển:
Các dòng vốn đầu tư tập trung vào một số ít nước. Chỉ tính riêng 10 quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất đã chiếm tới 2/3 vốn FDI. Trong khi 100 nước nhận đầu tư ít nhất chỉ chiếm có 1% vốn FDI thế giới. Dòng đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển là xu hướng vận động chỉ đạo của đầu tư quốc tế và là nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Tính đến năm 1998, nguồn vốn FDI từ 39.000 công ty mẹ đầu tư qua 270.000 chi nhánh ở nước ngoài đã đạt mức 2.700 tỷ USD, góp phần tạo ra 6% GDP của thế giới.
Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức họp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài (Cross border M & A) đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia (TNC).
Thứ ba, có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới.
Mục tiêu chủ yếu của các chủ đầu tư là lợi nhuận. Do đó, động cơ truyền thống của FDI những năm đầu thập kỷ 60 là chạy theo lao động rẻ để thu lợi nhuận và những ngành sản xuất truyền thống thu hút nhiều lao động và khai khoáng chế biến nông sản của công nghiệp chế tạo.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, đầu vào lĩnh vực sản xuất vật chất vẫn là lĩnh vực chủ yếu, chiếm tới 70% tổng vốn FDI mặc dù tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần.
Thứ tư, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản chi phổi dòng vận động chính của vốn FDI (vào, ra) trên thế giới.
Trong nửa đầu thập kỷ 80, Mỹ và Anh là hai quốc gia đứng đầu thế giới trong xuất khẩu vốn FDI. Từ năm 1986 đến đầu những năm 90, Nhật Bản là nước đứng đầu trong xuất khẩu vốn với mức kỷ lục là 45 tỷ USD riêng trong năm 1991, nhưng quy mô xuất khẩu vốn FDI giảm dần trong những năm gần đây, chỉ ở mức một nửa năm 1991. Từ năm 1992 trở lại đây, Mỹ gia tăng nhanh trong việc xuất khẩu FDI ra nước ngoài và trở thành nước đứng đầu thế giới trong xuất khẩu và nhập khẩu vốn FDI.
Nhật Bản những năm gần đây đứng vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu FDI với quy mô bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm. Đầu tư của Nhật chủ yếu hướng vào Mỹ, Đông và Đông Nam châu Á. Đặc biệt, để tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc tế, các chi nhánh “Thế hệ hai” ở nước ngoài của Nhật Bản đã xuất hiện. Hiện nay có 47% chi nhánh Nhật ở Hồng Kông, 43% chi nhánh Nhật ở Xin-ga-po đã thành lập các chi nhánh ở nước ngoài.
Thứ năm, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) đóng vai trò rẩt quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.
Hiện nay, các TNC đang chi phối, kiểm soát phần lớn sản xuất, kinh doanh trên thế giới. Khi nghiên cứu 100 TNC lớn nhất trên thế giới mà tất cả đều thuộc các nước công nghiệp phát triển có thể thấy các TNC này chiếm tới một phần ba toàn bộ nguồn vốn FDI của thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên tới 1400 tỷ USD; sử dụng tới 72 triệu lao động, trong đó lao động ở nước ngoài là 12 triệu, chiếm tới 16%. Trong số đó, Mỹ có tới 32 TNC hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, hoá chất, sắt thép, điện tử, thiết bị điện, ô tô, máy bay, dược phẩm, dịch vụ ăn uống…
Thứ sáu, dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á.
Nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỷ trọng thu hút vốn FDI của các nước này tăng nhanh. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới một phan ba tổng số vốn FDI thế giới, riêng năm 1994 chiếm tới 37%. Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực. Chỉ tính riêng 10 nước và nền kinh tế thuộc các nền kinh tế đang phát triển đã thu hút từ 60 đến 80% tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển liên tục từ thập kỷ 80 trở lại đây. Điều đó chứng tỏ, vốn FDI chủ yếu tập trung vào những nền kinh tế năng động, có nhịp tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao.
b. Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại một nước. Có thể rút ra một số nhận xét cơ bản về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện trong thời gian tới.
Tình hình quốc tế và khu vực có những chuyển biến tích cực có lợi cho việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ đầu tư trực tiếp với nước ngoài nói riêng.
Đối với tình hình chính trị, Việt Nam có thuận lợi là các cơ quan quản lý nhà nước ổn định trong thời gian dài, các chính sách luôn được cải tiến nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư nước ngoài. Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo đối đãi công bằng và thoả đáng…”
Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tầm vĩ mô ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các nghị định triển khai ban hành quá chậm và thiếu chi tiết khiến các cấp thừa hành hiểu khác nhau ở các nơi gây khó khăn cho hoạt động của các chủ đầu tư.
Môi trường chính trị, xã hội cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá ổn định, lành mạnh. Công cuộc đổi mới thu hút được thành tựu ngày càng lớn về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại đã chứng minh bằng thực tế khả năng Việt Nam vượt qua được thử thách và trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực không chỉ về chính trị mà cả về kinh tế. Nhưng Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình đổi mới, hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, không phải tất cả các nước và nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu và tin tưởng vào chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam.
Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy mới hình thành nên chưa thật đầy đủ, đồng bộ, nhưng phần nào đã có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài và nhiều văn bản pháp lý về đầu tư nước ngoài đã được ban hành. Các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các hình thức đầu tư nước ngoài và các biện pháp bảo đảm đầu tư được xem là thông thoáng, hấp dẫn so với các nước khác.
Tuy nhiên một số luật và quy định khác về kinh doanh liên quan nhiều đến đầu tư nước ngoài chưa được ban hành như luật lao động, thương mại, kinh doanh bất động sản, khai mỏ… một số chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hoá hoặc đã có chính sách làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm; có tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa một số văn bản.
Các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống các công ty tư vấn dịch vụ đầu tư chưa được kiện toàn tăng cường về tổ chức, cán bộ. Phần lớn các công ty này mới tập trung làm các dịch vụ đầu tư thông thường như tổ chức, hướng dẫn đoàn khảo sát, làm thị thực cho khách… chứ chưa đi sâu tư vấn dịch vụ các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng dự án và thực hiện dự án sau giấy phép.
2. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam
a. Đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân
FDI là bộ phận cấu thành của tổng thể đầu tư cho một quốc gia mà nguồn vốn trong nước, xét tổng thể, nó có ý nghĩa quyết định. FDI không thay thế được các nguồn đầu tư khác. Nó có thế mạnh riêng, không để lại nợ nần cho tương lai. Trong những năm tới khi nguồn vốn tích luỹ trong nước còn hạn chế, nguồn ODA chưa đáng kể thì nguồn vốn FDI chiếm một vị trí quan trọng, góp phần cải tiến cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của FDI cần tránh quan điểm sai lầm: coi nhẹ hoặc phủ nhận FDI, coi FDI như là một nhân tố có hại cho nền kinh tế hoặc ngược lại là có ảo tưởng về tính màu nhiệm của FDI: (FDI không tự nó quyết định thành công của sự phát triển, nó phải kết hợp đồng bộ với ODA, đầu tư trong nước).
b. Quan điểm “mở cửa” và “che chắn”
Xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa hai mục đích của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Chủ đầu tư với mục đích tối thượng là lợi nhuận nên lợi dụng khai thác những sơ hở yếu kém của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước nhận đầu tư, mong muốn nguồn FDI hỗ trợ tích cực cho phát triển cơ cấu, cho việc phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế, cho việc khai thác tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sự khác biệt về mục tiêu khi vượt quá mức độ nào đó sẽ thiếu sự đảm bảo an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội, gây trở ngại đối với cả hai bên. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi thì vấn đề an ninh là cần thiết đối với cả hai phía. Nước chủ đầu tư luôn mong muốn có sự đảm bảo an ninh cho đồng vốn mà họ bỏ ra trong quá trình hoạt động đầu tư hoặc chuyển lợi nhuận về nước. Trong khi đó, nước nhận đầu tư luôn mong muốn đạt được mục đích là đảm bảo an ninh chính trị xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền. Do đó, đối với nước nhận đầu tư, một “hành lang” dù rộng rãi, thông thoáng đến đâu vẫn phải có khuôn khổ của nó, mở cửa không quên có những biện pháp che chắn, phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không thoáng quá, không chặt quá gây trở ngại cho quá trình đầu tư.
c. Giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa các bên trong quá trình thu hút FDI
Xét nhu cầu, khả năng và lợi thế của mỗi bên, hợp tác đầu tư giữa nước ta và nước ngoài là tìm “điểm gặp nhau” về lợi ích cùng sản xuất – kinh doanh trên cơ sở nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Theo nguyên tắc đó, các bên phải đạt yêu cầu là phù hợp với tương quan về nhu cầu và khả năng của bên này và bên kia trong hợp tác. Đồng thời phải tính đến những điều kiện về môi trường đầu tư, đảm bảo phát huy có hiệu quả lợi ích của mỗi bên. Mặt khác, phải lựa chọn và so sánh giá phải trả cho các bên trong cùng mục tiêu và thời điểm.
d. Hiệu quả kinh tế xã hội được coi là tiêu chuẩn cao nhất của hợp tác đầu tư
Hiệu quả trong việc đấy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ xét riêng về hiệu quả tài chính, mà quan trọng hơn là hiệu quả xét về mặt kinh tế xã hội. Trong quá trình hoạt động đầu tư, mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là hiệu quả tài chính. Nhưng mục đích dự án FDI mà Nhà nước quan tâm là hiệu quả kinh tế xã hội. Do đó, đạt hiệu quả riêng về tài chính chưa đủ mà còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội. Đó là đảm bảo về an toàn môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội khác…
e. Đa dạng hoá hình thức FDI
Ngoài các hình thức đầu tư truyền thống như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, cần khuyến khích đa dạng hoá các hình thức như hợp đồng xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT), khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung…
f. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quyền tự chủ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Một mặt dựa vào cơ chế quản lý theo nguyên tắc chung, mặt khác do đặc thù của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xác định được vai trò quản lý của Nhà nước và quyền tự chủ của các nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một pháp nhân Việt Nam (được thành lập theo pháp luật Việt Nam). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có người nước ngoài tham gia nắm quyền sở hữu. Là một pháp nhân Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải hoạt động theo luật pháp Việt Nam, do đó họ được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như pháp nhân Việt Nam và tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, là doanh nghiệp có người nước ngoài nắm quyền sở hữu, quyết định của doanh nghiệp không hoàn toàn phụ thuộc theo khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. Như vậy, quản lý nhà nước phải đảm bảo lợi ích của người đầu tư nước ngoài, mang lại lợi ích chính đáng cho Việt Nam.
3. Quản lý nhà nước đoi với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần có những biện pháp tổng hợp tác động đến các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh quốc tế và khu vực về thu hút đầu tư thì cải thiện môi trường đầu tư là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam.
a. Mở rộng quan hệ quốc tế
Không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, tạo thế chính trị vững vàng của Việt Nam trên trường quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam trong kinh tế thế giới và khu vực.
b. Đảm bảo môi trường chính trị – xã hội tốt cho đầu tư
Để có được môi trường chính trị – xã hội thuận lợi cho đầu tư cần tiếp tục giữ vững ổn định tình hình chính trị xã hội, kiên trì và phấn đấu đạt kết quả tốt hơn trong tiến trình đổi mới và mở cửa. Trên cơ sở thống nhất nhận thức về đặc điểm, mục tiêu của đầu tư trực tiếp cần tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của mọi tầng lớp trong xã hội.
c. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư cần tiếp tục được hoàn thiện theo các hướng sau:
- Đầy đủ và đong bộ hơn: Sớm ban hành các luật kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản; các quy chế về khu công nghiệp cao, khu thương mại tự do; đầu tư ra nước ngoài; các quy chế về thế chấp, cầm cố, thực hiện nguyên tắc không hồi tố…
- Cụ thể và hấp dẫn hon trong các chính sách về thuế, tiền thuê đất; chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đền bù, giải toả mặt bằng xây dựng; chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn; chính sách khuyến khích đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, đầu tư vào các vùng miền núi…
- Phù hợp hơn với kinh tế thị trường và thông lệ tập quán quốc tế: Xu hướng phát triển tất yếu của quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư là quá trình đi đến thống nhất Luật đầu tư nước ngoài và Luật đầu tư trong nước; hình thức tổ chức của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được mở rộng hơn, bao gồm cả các xí nghiệp có bán cổ phần cho người nước ngoài. Tất cả các tiêu chuẩn, cơ chế của kinh tế thị trường thế giới và thông lệ, tập quán quốc tế cần được nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật đầu tư của Việt Nam.
- Có hiệu lực thống nhất trong phạm vi cả nước: Công tác pháp chế cần được tăng cường trên cơ sở đảm bảo tính chính xác, phù hợp với quy luật; tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, cưỡng chế thi hành pháp luật, xoá bỏ tình trạng “Phép vua thua lệ làng”.
d. Lành mạnh hoá môi trường kinh tế vĩ mô cho đầu tư
Ôn định, phát triển của nền kinh tế theo chiều hướng tích cực luôn là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Môi trường kinh tế vĩ mô tốt cho đầu tư bao hàm sự lành mạnh về giá cả của hàng hoá nguyên vật liệu, về giá trị của đồng tiền và tỉ giá hối đoái, hoạt động của hệ thống ngân hàng, về thị trường vốn, về thị trường cung ứng và tiêu thụ, về cơ chế tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân…
e. Cải tiến thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản, mở cửa
Cải tiến trình tự và thủ tục hình thành dự án, xét duyệt dự án: Các thủ tục về cấp đất, cấp giấy phép xây dựng; các thủ tục về nộp thuế, hoàn thuế, xuất nhập cảnh và hải quan… Các địa phương cũng cần rà soát lại các thủ tục theo tinh thần đơn giản, đặc biệt phải tăng cường kiểm tra để bảo đảm các cấp dưới được thực hiện đúng quy định.
f. Cải tiến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài
Nội dung cải tiến quản lý nhà nước tập trung trước hết vào một số công tác lớn sau đây:
- Rà soát các văn bản hiện có nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước theo tinh thần vừa phát huy chức năng của các cơ quan, vừa quản lý tập trung thống nhất khắc phục hiện tượng chia cắt, phân tán.
- Phân biệt rạch ròi quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, xoá bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các bộ, uỷ ban nhân dân các địa phương thực hiện quản lý nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan theo luật định, hoàn toàn không có cái gọi là “doanh nghiệp trực thuộc”.
- Thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ nhằm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh giấy phép đầu tư, kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc, nhất là kiên quyết xử lý nhanh những vụ việc phát sinh do bên Việt Nam gây ra. Nội dung kiểm tra giới hạn ở các vấn đề nêu trong giấy phép và luật định.
g. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư cần tập trung cho các hướng hoạt động sau:
- Đẩy mạnh quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Bộ kế hoạch đầu tư, các bộ chuyên ngành kinh tế kỹ thuật và các địa phương có trách nhiệm xây dựng các loại quy hoạch, kế hoạch về các loại sản phẩm đang có nhiều ý kiến khác nhau trên giác độ quy hoạch; về các khu vực tập trung tại ba vùng trọng điểm quốc gia; về địa bàn trọng điểm của địa phương; về quan hệ giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; giữa đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp…
- Danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư theo ngành, lĩnh vực và địa bàn trọng điểm mà theo đó, nếu nhà đầu tư nước ngoài đề xuất thực hiện thì đương nhiên được hiểu là đã được Nhà nước Việt Nam chấp nhận về chủ trương.
- Tổ chức thực hiện tốt hơn các chương trình vận động đầu tư.
– Trên cơ sở có định hướng đúng về thị trường và đối tác đầu tư nước ngoài, cần có sự phát triển liên ngành giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các bộ chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, các địa phương về hệ thống ở bên ngoài để xây dựng, thực hiện các chương trình vận động đầu tư trong và ngoài nước.
h. Đổi mới hệ thống tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư
Hệ thống các tổ chức công ty dịch vụ, tư vấn đầu tư cần được mở rộng phạm vi và nội dung hoạt động, không dừng lại ở các dịch vụ về thị thực, thủ tục đơn giản, mà gồm cả các dịch vụ tư vấn, kỹ thuật nghiệp vụ, pháp luật, trước và sau giấy phép đầu tư. Để nâng cao chất lượng dịch vụ có đủ năng lực và có cơ chế hoạt động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để cải tiến các hoạt động dịch vụ bảo đảm phục vụ tốt các yêu cầu của nhà đầu tư với giá cả hợp lý và với phong cách tiến bộ.
i. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực
Công tác tổ chức cán bộ về đầu tư phải được tăng cường ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô. Tổ chức và cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư phải đủ mạnh để hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư và quản lý các hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu đã định. Tổ chức, cán bộ của các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự trở thành những đối tác tương xứng trong quan hệ hợp tác đầu tư với các công ty, tập đoàn tư bản lớn và các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và giao dịch làm ăn trên trường quốc tế.
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020