Các lý thuyết về thương mại quốc tế

1. Lý thuyết Trọng thương

  • Coi trọng xuất nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đường mang lại sự phồn thịnh cho đất nước, tuy nhiên cần phải xuất siêu, nghĩa là xuất khẩu phải lớn hon nhập khẩu.
  • Vàng bạc (quý kim) bị coi trọng quá mức
  • Lý thuyết trọng thưong đã biết đánh giá về vai trò của thương mại quốc tế
  • Có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động thương mại quốc tế
  • Coi việc buôn bán với nước ngoài không phải xuất phát từ lợi ích chung của hai nước mà chỉ vun vén lợi ích chung cho mình

2. Adam Smith với lợi thế tuyệt đối

Quan điếm kinh tế cơ bản của A Smith.

  • Khẳng định vai trò của cá nhân trong hệ thống kinh tế tư doanh.
  • Khẳng định việc phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận. Theo A.Smith cơ sở mậu

dịch giữa các quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Theo Smith, lợi thế tuyệt đối chính là chi phí sản xuất 1  sản       phẩm             (A) của quốc gia này (I) thấp hơn                   so với chi phí sản xuất của chính sản  phẩm ấy (A) của    một quốc gia khác (II). Khi   đó, quốc gia này sẽ tập  trung vào  sản xuất  sản phẩm có chi phí sản    xuất thấp và đem trao đổi với quốc gia khác. Bằng  cách đó, lao động của các quốc gia sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và sản phẩm của cả hai quốc gia sẽ tăng lên.

Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ sản xuất được 6 mét vải, 1 giờ lao động ở Việt Nam chỉ sản xuất được 1 mét vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở Mỹ thì chỉ sản xuất được 4 kg lương thực, còn ở Việt Nam thì sản xuất được 5kg lương thực. Các số liệu được biểu thị như sau:

Nếu theo quy luật lợi thế tuyệt đối (so sánh cùng 1 sản phẩm về năng suất lao động ở 2 quốc gia Mỹ và VN) thì Mỹ có năng suất lao động cao hon về sản xuất vải so với Việt Nam và nguợc lại Việt Nam có năng suất lao động cao hon về sản xuất luong thực so với Mỹ. Do đó, Mỹ sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy luong thực của Việt Nam (xuất khẩu vải và nhập khẩu luong thực). Còn Việt Nam sẽ tập trung sản xuất luong thực và xuất khẩu để nhập khẩu vải.

Nếu Mỹ đổi 6 mét vải lấy 6kg luong thực của Việt Nam thì Mỹ đuợc lợi 2kg luong thực vì nếu 1 giờ sản xuất trong nuớc thì Mỹ chỉ sản xuất đuợc 4kg luong thực mà thôi. Nhu vậy, Mỹ sẽ có lợi 2:4=1/2 giờ lao động Việt nam sản xuất 1 giờ chỉ đuợc 1mét vải, với 6m vải trao đổi đuợc Việt Nam phải mất 6 giờ đồng hồ. Giả sử Việt Nam tập trung 6 giờ đó vào sản xuất luong thực sẽ đuợc 6 giờ x 5kg/giờ = 30 kg luông thực. Mang 6kg đem trao đổi lấy 6 mét vải, còn lại 24kg. Nhu vậy, Việt Nam sẽ tiết kiệm đuợc 24:5kg/h ~ 5 giờ lao động.Qua ví dụ trên ta thấy thực tế là Việt Nam có lợi nhiều hon so với Mỹ. Tuy nhiên điều này không quan trọng, mà quan trọng hon là cả hai bên đều có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và mang đi trao đổi.

3. Lý thuyết lợi thế so sánh

Bản chất của quy luật lợi thế so sánh.

Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình, Ricardo đã đua ra một số giả thiết làm đon giản hóa mô thức mậu dịch.

Chỉ có 2 quốc gia và 2 loại sản phẩm

  • Mậu dịch tự do
  • Lao động có thể chuyển dịch hoàn toàn chỉ trong một quốc gia nhung không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia.
  • Chi phí sản xuất là cố định
  • Không có chi phí vận chuyển
  • Lý thuyết tính giá trị bằng lao động.

Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác đuợc coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm). Và quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với truớc khi họ giao thương.

Trong trường hợp này, quốc gia thứ nhất có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm họ không có lợi thế tuyệt đối so với nuớc kia, nhung có lợi thế tuyệt đối lớn hon giữa 2 sản phẩm trong nuớc (tức là họ có lợi thế so sánh hay lợi thế tuông đối) và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hon giữa hai sản phẩm trong nuớc (tức là họ không có lợi thế so sánh).

Nội dung của quy luật có thể minh họa bằng số liệu cho biểu 2.2. sau:

Sự khác nhau giữa biểu 2.2 và 2.1 là ở chỗ bây giờ ở Việt Nam một giờ chỉ sản xuất đuợc 2 kg luong thực hay vì 5kg truớc đây (ở biểu 2.1.).

Theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo thì cả 2 quốc gia đều có lợi nếu Mỹ chuyên môn hóa sản xuất vải và xuất khẩu một phần để đổi lấy lương thực của Việt Nam. Còn Việt Nam thì chuyên môn hóa sản xuất lương thực và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải của Mỹ.