Cơ cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh toàn cầu, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia đều phải đứng trước một vấn đề là làm thế nào để có thể duy trì và giữ vững được vị trí thuận lợi trong thị trường thế giới. Có ba vấn đề chính có thể giúp các quốc gia trả lời được những vấn đề đó. Một là, các quốc gia phải duy trì được khả năng cạnh tranh kinh tế. Hai là, phải nắm vững những quy tắc, luật lệ về trao đổi thương mại với các quốc gia khác. Ba là, cho phép và mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia.

Trong khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh quốc tế mà pháp luật đã quy định, những thực tế của thị trường đã dẫn các nhà kinh doanh đến việc tổ chức hoạt động kinh doanh của mình theo cách thức sao cho tối đa hóa những lợi thế cạnh tranh của họ. Một số phương pháp tổ chức hoạt động kinh doanh đã trở nên khá phổ biến trong buôn bán quốc tế ngày nay.

Mặt khác, khi tiến hành kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức kinh doanh phù hợp với môi trường và khả năng của doanh nghiệp, đồng thời phải xem xét, cân nhắc tính đến các mục đích kinh doanh, các nguồn và khả năng từ đó có kế hoạch nghiên cứu và đánh giá các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh (môi trường trong nước và nước ngoài, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp).

Các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét ba phương thức chủ yếu để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế bằng cách tìm hiểu khuôn khổ pháp lý cho mỗi loại hoạt động đó. Mặc dù, các phạm trù này không phải bao giờ cũng có thể phân biệt rõ ràng, phần lớn các hoạt động kinh doanh quốc tế đều có hình thức của những quan hệ mua bán, quan hệ mua bán li-xăng và các quan hệ đầu tư.

1. Thương mại hàng hoá

Mậu dịch quốc tế hay còn gọi là buôn bán quốc tế là việc mua bán hàng hoá của một nước với nước ngoài, bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá, các dịch vụ kèm theo việc mua bán hàng hoá (dịch vụ lắp ráp, bảo hành, cung cấp phụ tùng…), việc gia công thuê cho nước ngoài hoặc nước ngoài gia công, hoạt động xuất khẩu tại chỗ và tái xuất khẩu các hàng hoá nhập từ bên ngoài.

Nội dung và hình thức của mậu dịch quốc tế ngày càng đa dạng, thể hiện sự phát triển của sự phân công lao động quốc tế. Mậu dịch quốc tế giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, vì suy cho cùng, kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đều được thể hiện trong kim ngạch ngoại thương. Nhưng ngoại thương sẽ không phát triển nhanh chóng nếu không dựa trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, hợp tác đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Đặc biệt, khi thị trường toàn cầu đang phát triển với tốc độ rất mạnh như hiện nay thì hoạt động trao đổi hàng hoá lại được thúc đẩy phát triển ngày càng mạnh hơn nữa.

Thương mại hàng hoá hay còn gọi là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình. Đây là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu thường là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động này vẫn được tiếp tục duy trì ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.

2. Thương mại dịch vụ

Kinh doanh xuất nhập khẩu còn diễn ra dưới hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình (dịch vụ). Thương mại dịch vụ                    được coi là một                     hoạt động cung cấp dịch vụ từ lãnh  thổ một bên vào lãnh thổ bên kia hoặc từ lãnh thổ một bên cho người sử dụng dịch vụ của bên kia. Hoạt động thương mại dịch vụ bao gồm: các dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính – tiền tệ, dịch vụ bưu chính – viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải…

Trước đây, người   ta  thường cho  rằng xuất nhập khẩu chỉ liên quan  đến  hàng hoá vật  chất như hàng tiêu dùng, hàng tư liệu sản xuất. Nhưng ngày nay, khái niệm xuất nhập khẩu còn mở rộng ra và bao       gồm                          các   dịch        vụ như du  lịch, khách  sạn, hàng không,  bảo  hiểm… như đã  nêu ở trên. Khi hoạt động hợp tác kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế phát triển càng mạnh thì hoạt động thương mại dịch vụ càng trở nên một lĩnh vực thu hút các doanh nghiệp, các công ty xuyên quốc gia tham gia. Hoạt động kinh doanh dịch vụ được thực hiện thông qua các loại hình như:

Đại lý đặc quyền

Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty trao cho một đối tác độc lập quyền sử dụng nhãn hiệu, mẫu mã và nó là một tài sản cần thiết cho việc kinh doanh của phía đối tác ấy và công ty cũng nhận được một khoản tiền từ đối tác ấy. Như vậy, sự khác nhau giữa hợp đồng cấp giấy phép và hợp đồng đại lý đặc quyền là ở chỗ công ty không chỉ trao (cung cấp) cho công ty   đại lý đặc  quyền việc  sử dụng nhãn hiệu mà còn tiếp tục   giúp đỡ trong  hoạt động kinh doanh, sự giúp đỡ này cao hơn mức danh nghĩa.

Hợp đồng quản lý

Là những hợp đồng thông qua đó một công ty thực hiện sự giúp đỡ một công ty khác bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ thực hiện những chức năng quản lý tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thời gian đặc biệt để thu được một khoản tiền thù lao nhất định từ sự giúp đỡ đó.

Hợp đồng theo đơn đặt hàng: đây là những hợp đồng thường diễn ra đối với các dự án quá lớn và các sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp đến mức mà một công ty (hay doanh nghiệp) duy nhất khó có thể thực hiện được.

Chẳng hạn như việc thăm dò, khai thác dầu khí hoặc phát minh và sản xuất ra một loại máy bay mới… thì người ta thường sử dụng các hợp đồng theo đơn đặt hàng theo từng bộ phận công việc, từng chi tiết sản phẩm.

Quan hệ mua bán licence(U-xăng)

Một nhà kinh doanh có thể đi đến quyết định rằng, việc sản xuất sản phẩm ở nước ngoài sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn là sản xuất sản phẩm đó ở trong nước rồi mang bán ở nước ngoài. Đó là trường hợp xảy ra khi nhà kinh doanh đó có thể quyết định việc cấp li-xăng để sản xuất và bán các sản phẩm của mình cho một công ty khác. Cấp li-xăng là một biện pháp đặc biệt có hiệu           quả để                 một        công ty có         thể           sử dụng trên     khắp thế              giới công nghệ              và quyền              sở           hữu công nghiệp.

Một hình thức cấp li-xăng đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động buôn bán quốc tế là trao các đặc quyền kinh doanh. Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể là đối tượng của loại giao dịch quốc tế này. Đôi khi, việc trao đặc quyền kinh doanh là một phương pháp ít tốn kém để mở rộng sang các thị trường mới. Loại giao dịch này có liên quan đến việc cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đối với tên gọi của một sản phẩm và tên gọi dùng trong kinh doanh. Trong một số trường hợp, đó là việc cấp giấy phép sử dụng “bí quyết kỹ thuật” hay các bằng sáng chế. Những ví dụ điển hình cho những người cấp các đặc quyền kinh doanh có thể kể đến là McDonals (tên một loại nhà hàng nổi tiếng ở Mỹ với món ăn sẵn được phục vụ rất nhanh), KFC, Servicemaster (dịch vụ thẻ tín dụng) và Pizza Hut (tên một loại bánh nổi tiếng của I-ta-li-a).

3. Đầu tư nước ngoài

Khi một nhà kinh doanh tìm cách duy trì sự có mặt lâu dài trên một thị trường, người đó có thể quyết định đầu tư trực tiếp vào thị trường đó dưới hình thức một chi nhánh, một công ty con hay một    liên doanh. Chi nhánh là hình thức  đơn  giản nhất của đầu tư  trực tiếp  nó liên quan đến việc mở một văn phòng, một nhà máy, một nhà kho, hay một số hoạt động kinh doanh khác. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân riêng và không tồn tại độc lập với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Vì nhiều lý do, kể cả do trách nhiệm pháp lý hạn chế, một nhà kinh doanh có thể thành lập một pháp nhân riêng biệt, được gọi là công ty con. Doanh nghiệp thành lập ra nó thường được gọi là công ty mẹ. Nó có thể sở hữu tất cả các cổ phần của công ty con (trong trường hợp này nó được gọi là công ty con 100% vốn) hay công ty mẹ có thể cho phép những người khác và các doanh nghiệp khác, thường ở thị trường nước ngoài, có một phần quyền sở hữu công ty con. Nhiều nước đã quy định quyền sở hữu của người nước ngoài đối với các doanh nghiệp.

Bằng hình thức đầu tư quốc tế, chủ đầu tư mong muốn giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng thu lợi nhuận. Đầu tư trực tiếp là một bộ phận của đầu tư nước ngoài, nó được thực hiện khi có sự điều khiển, quản lý gắn liền với quá trình đầu tư, tức gắn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của người đầu tư với nhau.

Hoạt động kinh doanh quốc tế gắn liền với đầu tư trực tiếp chính là việc thành lập các công ty liên doanh (liên doanh công ty với công ty, hoặc chính phủ với công ty) hoặc thành lập các chi nhánh sở hữu hoàn toàn (theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gọi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

4. Kinh doanh tài chính – tiền tệ quốc tế

Trong thời gian gần đây, các thị trường tài chính cũng trở nên mang tính hợp nhất rõ rệt. Sự phát triển này cho phép các nhà đầu tư trải rộng các khoản đầu tư của họ khắp thế giới.

Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, những rào chắn đối với các dòng lưu chuyển thương mại và tài chính ngày càng giảm bớt và mỗi biến cố tài chính quan trọng ở mỗi quốc gia ít nhiều đều có ảnh hưởng tức thời khắp toàn cầu. Bên  cạnh mối quan hệ khăng khít giữa các thị trường tài chính nội địa với thị trường tài chính quốc tế thống nhất, còn có thể thấy rằng những vấn đề tài chính của các doanh nghiệp và cá nhân ở những vùng khác nhau trên thế giới cũng có mối quan hệ tương đồng như thế. Do vậy, có thể khẳng định tính chất “quốc tế” của tài chính hiện đại không chỉ thể hiện nét đặc trưng của nền kinh tế quốc tế hiện đại mà còn là một xu hướng tất yếu đã và đang diễn ra.