1. Điều chỉnh pháp lý đoi với đầu tư nước ngoài
Các nội dung pháp lý nổi bật hiện nay (thể hiện qua các văn kiện pháp lý quốc tế, khu vực và song phương liên quan đến đầu tư) liên quan đến 04 vấn đề then chốt của quan hệ đầu tư quốc tế, gồm chấp nhận, đối xử, các trường hợp bất thường (trưng thu, xung đột vũ trang hay xáo trộn trong lãnh thổ nhận đầu tư) và giải quyết tranh chấp:
Các quốc gia nhận đầu tư có quyền quyết định việc chấp nhận và điều chỉnh đầu tư nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ của mình. Đây là một nguyên tắc vững chắc của Luật quốc tế. Quyền này bao gồm: từ chối hay ngăn cấm đầu tư nước ngoài mà quốc gia đó cho là không phù hợp với yêu cầu về an ninh quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế hay các lợi ích khác của quốc gia; áp đặt những điều kiện hoạt động cho đầu tư nước ngoài, cho việc sở hữu tài sản của người nước ngoài hay cho hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trên lãnh thổ của quốc gia đó; và nhà đầu tư nước ngoài đương nhiên phải tuân thủ mọi luật lệ liên quan của nước sở tại trong khi hoạt động đầu tư lãnh thổ nước đó.
Trong khi thực hiện quyền nói trên, quốc gia nhận đầu tu cần có những quy định tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và triển khai đầu tu nuớc ngoài trong lãnh thổ của mình. Cụ thể là tránh quy định những thể lệ rắc rối và phiền hà một cách phi lý hoặc áp đặt những điều kiện không cần thiết đối với việc chấp nhận đầu tu nuớc ngoài.
Các quốc gia nhận đầu tu nuớc ngoài cũng cần xuất bản đầy đủ, kịp thời và duới những hình thức mà các nuớc khác và nhà đầu tu nuớc ngoài có thể tìm hiểu, những thông tin liên quan đến luật lệ, chính sách và thủ tục liên quan đến đầu tu nuớc ngoài.
Tiêu chuẩn đối xử vói đầu tu nuớc ngoài đuợc nhấn mạnh trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia liên quan đến đầu tu là mỗi quốc gia sẽ đối xử vói đầu tu nuớc ngoài trong lãnh thổ của mình một cách công khai thoả đáng. Nội dung co bản nhất của đối xử công bằng, thoả đáng là đảm bảo không phân biệt đối xử.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử có hai mức độ khác nhau:
- Không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tu nuớc ngoài trên co sở quốc tịch (quy chế đãi ngộ tối huệ quốc);
- Không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tu nuớc ngoài và công dân sở tại (quy chế đãi ngộ quốc dân) rất nhiều hiệp định đầu tu song phuong, luật đầu tu nuớc ngoài của nhiều nuớc và văn kiện đa phuong quy định thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với đầu tu nuớc ngoài.
Không phân biệt đối xử đuợc thực hiện ở các lĩnh vực cụ thể: 1) Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và lợi ích kinh tế của nhà đầu tu; 2) Cấp phép đầu tu xuất nhập khẩu; thuê nhân công không phân biệt trên co sở quốc tịch; 3) Đảm bảo các thủ tục thị thực (Visa) xuất nhập cảnh cho nhân công nuớc ngoài đuợc thuê; 4) Di chuyển vốn, lãi, tiền luông, thu nhập hợp pháp và các khoản thanh toán theo các hợp đồng liên quan đến đầu tu.
Trong khi thực hiện quyền điều chỉnh đầu tu nuớc ngoài trên lãnh thổ của mình, các quốc gia nhận đầu tu thuòng áp dụng những biện pháp có tính chất khuyến khích đầu tu, trong đó có miễn thuế hoặc những biện pháp khuyến khích về tài chính khác.
2. Điều chỉnh quốc tế đối với công ty đa quốc gia trong đầu tư quốc tế
Ngày này, điều chỉnh quốc tế đối với các công ty xuyên quốc gia càng trở nên cần thiết vì các công ty này hiện là những nhà đầu tu hàng đầu và trên quy mô vô cùng lớn trong nền kinh tế thế giói. Việc soạn thảo Bộ luật xử sự của các công ty xuyên quốc gia đuợc thực hiện trong ủy ban các công ty xuyên quốc gia của Liên hợp quốc.
Dự thảo luật quy định:
- Các công ty xuyên quốc gia phải hoạt động theo mục tiêu và ưu tiên phát triển của các quốc gia mà họ đầu tư và đóng góp tích cực vào việc thực thi các mục tiêu đó;
- Các công ty xuyên quốc gia phải tôn trọng truyền thống, giá trị, mục tiêu xã hội và văn hoá của các quốc gia mà họ hoạt động;
- Các công ty xuyên quốc gia phải tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do co bản tại các nước mà họ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng nhân công;
- Hợp tác với các chính phủ sở tại trong việc chuyển vốn và lãi về nước, không gây khó khăn nghiêm trọng cho cán cân thanh toán của nước sở tại;
- Tránh áp dụng chính sách giá cả không phù hợp với giá thị trường;
- Tuân thủ luật của nước sở tại về bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng;
- Hợp tác một cách thiện chí với chính phủ sở tại trong việc đàm phán lại các hợp đồng đầu tư khi hoàn cảnh có thay đổi cơ bản.
Tất cả những phân tích trên đây về hệ thống pháp lý quốc tế nhằm điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế cho thấy Luật quốc tế trong lĩnh vực này còn đang trong quá trình phát triển. Các quy phạm quốc tế chưa phải đã hoàn chỉnh và được ấn định vững chắc. Chúng đang được hình thành dần, phản ánh nhu cầu và thực tế của cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, quá trình này được khẳng định bằng việc ra đời ngày càng nhiều các văn kiện pháp lý quốc gia, song phương, khu vực và đa phương.
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020