1. Các hình thức pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc te
a. Hợp tác đa phương
Hợp tác đa phương về một số hàng hóa cụ thể được tiến hành bằng nhiều hình thức:
- Một là, ký kết các hiệp định đa phương và trên cơ sở đó thành lập các tổ chức quốc tế về một số sản phẩm (dầu ô-liu, lúa mì, thiếc, cà phê, ca cao, đường, cao su, thịt bò, sản phẩm sữa, dầu lửa…);
- Hai là, thành lập các nhóm nghiên cứu liên chính phủ (độc lập, hoặc trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc (như FAO); giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu (len, bông, chè, gạo, chuối, lạc…);
- Ba là, ký kết các thoả thuận không chính thức (thỏa thuận quân tử) duới sự bảo trợ của FAO (đay, sợi…); bốn là, thông qua các nghị quyết tại UNCTAD (ví dụ nhu “Nghị quyết về chuông trình nhất thể hóa” đối với các sản phẩm co bản)…
Trong tất cả các biện pháp đa dạng trên, có thể nêu ra ba hình thức điều chỉnh pháp lý quốc tế chính nhằm đảm bảo sự ổn định xuất nhập khẩu như:
- Phân chia hạn ngạch (quota) xuất hoặc nhập khẩu trong một giai đoạn nhất định cho các nuớc sản xuất và tiêu thụ chính các loại sản phẩm này.
- Xác định khung giá tối đa và tối thiểu đối với từng loại sản phẩm mà các nuớc phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động thuong mại.
b. Hợp tác song phương
Xu huớng này đuợc hình thành từ giữa những năm 1970 trong quan hệ giữa các nuớc công nghiệp phát triển nhằm điều tiết xuất nhập khẩu đối với những mặt hàng đuợc coi là “nhạy cảm” nhu: ô tô, điện tử, giày dép, dệt (đối với hàng dệt có sự tham gia của các nuớc đang phát triển). Hình thức giải quyết chính là các nuớc thông qua GATT xây dựng một hiệp định khung và trên co sở đó các nuớc ký kết hiệp định song phuong quy định một khối luợng cho phép đối với xuất nhập khẩu từng mặt hàng nhất định trong thời hạn từng năm một.
2. Cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại hàng hóa
a. Các trở ngại (hàng rào) thuế quan
Để bảo vệ sản xuất trong nuớc và chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nuớc ngoài trên thị truờng của mình, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà lâu nay các quốc gia thuờng áp dụng là hàng rào thuế quan (tariff barries) – tức là đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, làm cho giá của hàng nhập khẩu cao hon hàng nội địa.
Loại bỏ trở ngại này đối với hàng nhập khẩu là đối tuợng của các cuộc đàm phán về nhuợng bộ thuế quan trên co sở có đi có lại đuợc tổ chức trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.
Trừ truờng hợp những liên minh kinh tế, mậu dịch nhu (EU, NAFTA, AFTA…), còn nói chung khi một quốc gia đã dành một nhuợng bộ thuế quan (giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá) cho một quốc gia nào đó, thì nhuợng bộ đó đuơng nhiên sẽ đuợc áp dụng cho tất cả các quốc gia đã có thoả thuận về Chế độ tối huệ quốc với quốc gia này. Với mục tiêu tự do hoá thuơng mại quốc tế, Hiệp định GATT-1947 đã đề ra nguyên tắc bãi bỏ và giảm dần thuế quan của các nuớc hội viên “trên co sở có đi có lại và hai bên cùng có lợi” thông qua các cuộc đàm phán thuơng mại đa biên .
Có một số vấn đề pháp lý quan trọng nảy sinh từ nghĩa vụ hạn chế thuế quan đối với hàng hóa của GATT. Cam kết cắt giảm thuế có thể chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các nghĩa vụ liên quan cụ thể đến một số mặt hàng. Nhóm thứ hai là những nghĩa vụ chung của GATT mà nguôi ta thuờng gọi là “tập hợp các chính sách thuơng mại tốt”, không chỉ liên quan đến toàn thể thuơng mại hàng hóa (chẳng hạn nghĩa vụ liên quan đến sử dụng hạn ngạch, hay nghĩa vụ cung cấp đãi ngộ quốc dân trong việc đánh thuế.
Cho đến nay, nói chung các nuớc đang phát triển áp dụng biểu thuế đối với hàng nhập khẩu cao hon nhiều so với các nuớc công nghiệp phát triển. Việc các nuớc này đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu là nhằm hai mục đích bảo vệ nền công nghiệp dân tộc non trẻ và tạo nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia. Cùng với việc áp dụng hệ thống nguyên tắc của WTO khả năng áp dụng biểu thuế nhập khẩu cao của các nuớc đang phát triển sẽ dần dần bị thu hẹp và loại trừ.
Việc áp dụng hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (Global System of Trade Preperences – GSTP) đã tạo điều kiện cho các nước đang phát triển thoả thuận với nhau về việc giảm thuế nhập khẩu 30% đối với một danh mục hàng hóa được quy định. Việt Nam đã tham gia hệ thống GSTP ngay từ khi hệ thống này mới thành lập và cũng đã tiến hành đàm phán với một vài nước về việc áp dụng những nhượng bộ thuế quan đối với một số mặt hàng. Tuy vậy, hệ thống GSTP cũng chưa phát huy được tác dụng đáng kể trong quan hệ thương mại quốc tế.
b. Các trở ngại (hàng rào) phi thuế quan
Trong thương mại quốc tế hiện đại, các trở ngại về thuế quan nói chung không nhiều, nhưng các trở ngại phi thuế quan (non tariff barries) lại được áp dụng khá phổ biến trong chính sách thương mại quốc tế của các nước. Theo thống kê của tổ chức GATT khi chuẩn bị cho vòng đàm phán Tô-ky-ô thì có tới 825 trở ngại thuộc loại này trong thực tiễn thương mại quốc tế. Việc áp dụng các biện pháp này là “thủ thuật” mà các quốc gia hội viên của GATT sử dụng nhằm tránh thi hành chế độ Tối huệ quốc và thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.
Những trở ngại phi thuế quan mà các quốc gia thường sử dụng trong thương mại quốc tế là: hạn chế về số lượng hoặc mặt hàng đối với nhập khẩu (quota); thuế chống phá giá (antidumping duty); trợ cấp xuất khẩu (export subsidy) và thuế bù trừ (countervailition); điều khoản bảo vệ (safeguards); giá tính thuế (customs valuation); hệ thống cấp phép nhập khẩu; thủ tục hải quan và lãnh sự; những yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh, bao bì, nhãn hiệu… Tất cả những thủ tục pháp lý phức tạp này trên thực tế đã tạo ra những trở ngại đáng kể cho giao lưu thương mại quốc tế và gây ra những tổn thất cho thương nhân của các nước còn nhiều hơn cả hệ thống thuế quan.
c. Các trở ngại chính trị – pháp lý
Nói chung những trở ngại này do các nước tư bản (đặc biệt là Mỹ) tạo ra trong quan hệ thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa và đang phát triển. Ngoài những biện pháp như cấm vận (embargo), tẩy chay (boycott), không cho áp dụng chế độ tối huệ quốc, áp dụng bổ sung Jackson- Vanik… ngày nay Mỹ vẫn còn áp dụng Đạo luật buôn bán với các nước thù địch được thông qua từ năm 1917 (The Trading with Enemy Act) để kiểm soát mọi hợp đồng mua bán giữa các công dân và công ty Mỹ với các quốc gia bị Mỹ coi là thù địch (như Việt Nam cho đến trước năm 1994, Cu-ba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, I-rắc hiện nay).
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020