Các mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế

1. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới

a. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước

Đối với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, phuong thức này có ý nghĩa quan trọng sau đây:

  • Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
  • Sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất..
  • Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vai trò vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế.

Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.

Hình thức xuất khấu trực tiếp: (Direct Exporting)

Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Hình thức xuất khấu gián tiếp: (Indirect Exporting)

Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:

  • Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC) (Export Management Company)
  • Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)
  • Qua ủy thác xuất khẩu : (Export Commission House)
  • Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)
  • Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)

Ưu nhược điếm  của  phương  thức  thâm nhập   thị  trường  the giới   từ sản  xuất trong nước:

Ưu điểm,:

+ Tạo nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.

+ Khai thác tốt tiềm năng của đất nước trên cơ sở liên hệ với thị trường thế giới .

+ Là phương thức truyền thống, dễ thực hành đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhược điểm,:

+ Phụ thuộc vào quota nhập khẩu của nước ngoài.

+ Gặp phải hàng rào quan thuế và phi quan thuế của nước ngoài.

+ Chưa linh hoạt trong thương mại quốc tế.

+ Phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước ngoài.

b2. Các hình     thức thực  hiện  chiến  lược thâm  nhập thị trường thế giới     từ sản   xuất  ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)

Trong chiến lược này, có một số hình thức thâm nhập như sau:

  • Nhượng bản quyền (licensing)
  • Sản xuất theo hợp đồng ( Contract Manufacturing)
  • Hoạt động lắp ráp (Assembly operations)
  • Liên doanh (Joint Venture)
  • Đầu tư trực tiếp (Direct Investment)

Ưu nhược điếm của phương   thức  thâm nhập thị   trường the   giới  từ  sản xuất  nước ngoài:

Ưu điểm:

+    Tận dụng thế mạnh của nước sở tại để giảm giá thành sản phẩm.

+    Khắc phục hàng rào thuế quan và phi quan thuế.

+    Sử dụng được thị trường nước sở tại (chủ nhà)

+    Chuyển giao được công nghệ, kỹ thuật sang những quốc gia chậm phát triển.

Nhược điểm,:

+    Nếu có sự bất ổn về kinh tế và chính trị ở nước sở tại, các doanh nghiệp (nhà đầu tư) có thể bị rủi ro.

+    Đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn và khả năng cạnh tranh cao.

+    Đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường mới của nước sở tại.

b3. Phương thức chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:

Ngoài 2 phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới trên, các doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể thâm nhập thị trường thông qua các hình thức như:

+ Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone)

+ Khu chế xuất (Export Processing Zone)

+ Khu thương mại tự do (Free Trade Zone)

Phương thức này có ý nghĩa quan trọng là:

  • Khi sản xuất    tại  đặc         khu kinh    tế,     khu chế               xuất,   các doanh nghiệp             sẽ    tận dụng được những lợi thế như: miễn giảm các loại thuế, chi phí thuê mướn nhà cửa, nhân công thấp.
  • Trong khi chờ đợi một thị trường thuận lợi, nhà xuất khẩu có thể gửi hàng hóa vào khu thương mại tự do để giữ lại sơ chế hoặc đóng gói lại trong một thời gian nhất định mà không phải làm thủ tục hải quan hoặc đóng thuế nhập khẩu.

Ưu nhược điểm của phương thức này:

Ưu điểm:

+ Tận dụng một số chế độ ưu đãi về thuế, giá nhân công, lao động + Thuận lợi cho các hoạt động tạm nhập tái xuất gia công chế biến do thủ tục xuất nhập khẩu dễ dàng.

+ Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào hoạt động.

+ Thuận lợi trong việc tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng.

Nhược điểm:

+ Đòi  hỏi doanh nghiệp phải có vốn và khả        năng   cạnh tranh cao        để    đầu tư vào khu chế xuất, đặc khu kinh tế.

+ Cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại quốc gia chủ nhà và tái xuất ra quốc gia thứ ba.

+ Có thể rủi ro do chi phí dịch vụ tại chỗ cao.

2. Chiến lược định giá cạnh tranh

Chiến lược định giá cần được quan tâm đầu tiên với các phương thức sau đây:

a. Chiến lược định giá hướng tới thị trường

Thực chất của chiến lược này là hướng ra thị trường, hướng khách hàng, chấp nhận lợi nhuận, thậm chí phí lợi nhuận ở giai đoạn cần xâm nhập và phát triển thị trường mới.

Chiến lược này dựa trên 2      yếu                tố quan trọng          tiềm    năng   thị trường   về                              nhu                 cầu,                      sự    giãn nở

nhu cầu cạnh tranh, về giá sản phẩm cạnh tranh, so sánh các chi phí dịch vụ của các doanh nghiệp.

b. Chiến lược giá bám chắc thị trường.

Một số doanh sử dụng chiến lược định giá linh hoạt để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung. Việc định giá được tóm tắt qua bảng sau đây:

3. Chiến lược khuyến mãi đe tăng trưởng trên thị trường.

Bên cạnh  chiến lược giá DN cần  tiến hành thực hiện     chiến      lược khuyến    mãi. Neu   căn cứ vào thời điểm tiến hành, thì chiến lược này chia thành 4 loại:

  • Chiến lược khuyến mãi trước khi khai trương: nhằm chuẩn bị dư luận, nhằm tạo ra sự chú ý cho khách hàng trước khi daonh nghiệp khai trương, sử dụng khi doanh nghiệp thành lập. Các công ty nước ngoài rất quan tâm đến hoạt động này như: xà bông OMO, COCACOLA khi xâm nhập thị trường Việt Nam. Trong khi đó các DN Việt Nam lại ít chú ý đến chiến lược này, vì vậy không tạo được dư luận tốt trước khi bán hàng.
  • Chiến lược khuyễn mãi trong ngày khai                  trương.    Chiến lược              này chuẩn bị         kỹ                              càng: Thì ngày khai trương càng nhộn nhịp và do đó, càng gây ấn tượng tốt cho khách hàng về hình ảnh doanh nghiệp. Hiện nay nhiều công ty nước ngoài và Việt Nam đã làm tốt chiến lược này, nên đã tạo cơ hội thành công trong kinh doanh.
  • Chiến lược khuyến mãi trong khi hoạt động: Chiến lược này thực hiện trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp, nhằm khắc sâu hình ảnh của doanh nghiệp vào trí nhớ của khách hàng, tạo khách hàng thói quen luôn nghĩ tới hàng hoá của doanh nghiệp.
  • Chiến lược khuyến mãi đặc biệt: Thực hiện vào những dịp lựa chọn như ngày tết truyền thống, ngày độc lập, thống nhất đất nước, ngày quốc tế, ngày thành lập công ty.v.v… để thực hiện bán hạ giá hoặc cổ động cho sản phẩm dịch vụ mới.

4. Chiến lược phân phối để đẩy nhanh sản phẩm hàng hoá.

Nếu căn cứ vào sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng thì chiến lược phân phối được chia thành 2 loại:

  • Chiến lược phân phối trực tiếp: là chiến lược phân phối theo phưong thức người sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không cần qua khâu trung gian nào.

Ưu điểm: là cho người sản xuất kinh doanh biết rõ nhu cầu của thị trường, tạo co hội thuận lợi để người sản xuất nâng cao uy tín và ứng phó kịp thời sự thay đổi có thể có trên thị trường.

Nhược điểm: Tốc độ tiêu thụ hàng hoá chậm, dễ rủi ro.

  • Chiến lược phân phối gián tiếp là chiến lược phân phối được hình thành qua khâu trung gian. Nghĩa là sản phẩm chuyển tới người tiêu dùng qua một hoặc nhiều khâu trung gian.

Ưu điểm của chiến lược này là giúp DN đi vào chuyên môn hoá SXKD có khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp DN tiêu thụ hàng hoá nhanh, số lượng lớn để thu hồi vốn nhanh rút ngắn thời gian tuần hoàn chu chuyển .v.v….

Hạn chế: Phải chiết khấu cao cho các đại lý, làm cho lợi nhuận công ty giảm, thường xuyên bị nhà tiêu thụ ép giá, nắm nhu cầu khách hàng chậm..v.v..

5. Chiến lược phát triển thị trường quốc tế

Các phương án thực hiện kinh doanh trên thị trường quốc tế:

  • Chiến lược tìm lợi thế so sánh tương đốisản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ nước sở tại,                 để   đẩy mạnh suất     khẩu.      Đây   là cách           tấn       công                      thắng lợi             khi ra kinh doanh thị trường quốc tế. Để làm được chiến lược này, doanh nghiệp cần đầu tư cải thiện ưu thế cạnh tranh trên co sở cắt giảm chi phí tiền lương, giảm chi phí gián tiếp, các chu kỳ sản xuất mang tính cấp bách cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.v.v…
  • Chiến lược cạnh tranh trên toàn bộmặt hàng trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chiến lược cạnh tranh trên một lĩnh vựcnhất định của ngành, mà ít cản trở nhất.
  • Chiến lược lựa chọn một nước đế kinh doanh, mà trong đó có sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế hon đối thủ cạnh tranh của nước sở tại.

6. Chiến lược đa dạng hoá.

Chiến lược đa dạng hoá là chiến lược thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trên các thị trường khác nhau.

Để thực hiện chiến lược này sẽ có nhiều phưong án, việc lựa chọn phưng án nào là tuỳ thuộc vào những mặt mạnh – yếu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, nhiều quản trị gia cho rằng có các phưong án sau đây:

b1. Đa dạng hoá tương quan:

Đa dạng hoá tương quan là thêm vào những sản phẩm hay dịch vụ mới nhưng có liên hệ với nhau, phù hợp với công nghệ và marketing.

b2. Đa dạng hoá ngang (không tương quan)

Đa dạng hoá theo chiều ngang (tương quan) là thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau cho những khách hàng hiện có. Nghĩa là cung các sản phẩm mới mà mặt công nghệ tạo ra không liên quan gì đến công nghệ tạo ra sản phẩm hiện đang sản xuất. Chiến lược này không rủi ro bằng chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp. Vì một doanh nghiệp đã quen thuộc với các khách hàng hiện tại của mình.

b3. Đa dạng hoá kiểu hon hợp.

Thêm vào những sản phẩm, dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau. Nghĩa là hướng vào thị trường mới  các      sản    phẩm        mới mà về                                     mặt công nghệ không liên quan gì       đến      các    sản phẩm hiện đang sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm  của đa dạng       hoá hỗn hợp    là        tạo            ra các     thị      trường   mới,     sản                            phẩm           mới,       ngành SXKD mới, công nghệ mới, thậm chí cả cấp độ ngành mới. Nghĩa là làm thay đổi toàn bộ cấu trúc SXKD và tổ chức bộ máy DN, đòi hỏi vốn lớn, bộ máy hỗn hợp, cồng kềnh.

7. Chiến lược tăng trưởng hội nhập

Chiến lược hội nhập là các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành SXKD liên kết với nhau và đi đến tập trung lại với nhau hình thành một tổ chức doanh nghiệp kinh doanh mới để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hội nhập, có thể thực hệin theo 3 phương án sau đây:

a. Tăng trường hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua con đường hội nhập ngược chiếu (về phía sau).

Hội nhập ngược chiều là các doanh nghiệp tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối với nguồn cung ứng nguyên liệu. Nghĩa là tìm mọi cách để nắm các nhà cung    ứng yếu tố   đầu vào     như nguyên      vật            liệu  chính,     phụ     tùng trang                thiết          bị, tiền vốn, nguồn cung ứng lao động.

b. Chiến lược hội nhập thuận chiều (về phía trước)

Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua con đường hội nhập thuận chiều là chiến lược tiến hành mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như hệ thống bán và phân phối sản phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến hình thành chiến lược này là các doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện tự tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra mà phải chuyển cho các nhà tiêu thụ cũng có thể tạo sức ép đối với doanh nghiệp sản xuất như đòi hạ giá, đòi sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, yêu cầu trả tiền chậm… Điều đó dễ gây ách tắc cho các nhà sản xuất, làm cho doanh nghiệp sản xuất dễ bị động.

c. Chiến lược hội nhập ngang.

Chiến lược kết hợp theo chiều ngang là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với đối thủ cạnh tranh cho phép tăng hiệu quả về phạm vi và làm tăng trao đổi các nguồn tài nguyên, năng lực.

Lý do của sự ra đời chiến lược này thường các sản phẩm đang cung ứng trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất. Điều đó dẫn đến cạnh tranh với nhau gay gắt kể cả việc lôi kéo nhà cung ứng yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của đối phương về doanh nghiệp mình vì vậy gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục khó khăn đó, các doanh nghiệp thực hiện kết hợp theo chiều ngang bằng cách mua lại và chiếm lĩnh quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh tranh, cho phép gia tăng hiệu quả.

8. Chiến lược thu hẹp, phòng ngừa rủi ro.

a. Chiến lược thu hẹp SXKD

Chiến luợc thu hẹp bớt sản xuất kinh doanh là sự xếp lại, cắt giảm chi phí và tài sản sau một thời gian tăng truởng nhanh để tăng cuòng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến luợc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh sau đây:

  • Cắt giảm, cắt các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Thu lại vốn đầu tu.
  • Chiến luợc từ bỏ hoạt động.

b. Chiến lược phòng ngừa rủi ro.

Thông thuờng trong SXKD, DN gặp phải các loại rủi ro sau: Rủi ro Marketing; Rủi ro tài chính; Rủi ro quản lý nguồn lực; Rủi ro môi truờng; Rủi ro thuần tuý…

Nguyên nhân rủi ro trong SXKD: Thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý; hiếu thích nghi với cạnh tranh; Do lạm phát;Tiền tệ thế giới thay đổi; Kinh tế thế giới thay đổi; Hàng giả, nhập lậu; Chính trị không ổn định; Thuế không ổn định; Co chế quản lý quan liêu; Thiếu thông tin; Do tai nạn, hoả hoạn, trộm cắp, biểu thủ; Không kiểm tra hiệu quả.v.v..

9. Chiến lược liên doanh, liên kết.

Liên doanh, liên kết là các doanh nghiệp liên minh với nhau nhằm mục tiêu khai thác một co hội nào đó trong sản xuất kinh doanh.

Lý do hình thành chiến luợc liên doanh là xuất phát từ sự phân công lao động và chuyên môn hoá, sâu      sắc          đang diễn             ra      mạnh   mẽ trong   phạm           vi         một                        ngành,          một        nền kinh tế và phạm vi toàn cầu. Vì vậy đã dẫn đến việc tự bản thân doanh nghiệp không thể sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh có chất luợng cao, thị hiếu đẹp đuợc, mà phải lệ thuộc lẫn nhau thì mới có khả năng sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu ngày càng cao của nguời tiêu dùng.

Trong xu thế hội nhập, lên doanh, liên kết thể hiện dưới nhiều hình thức sau đây:

Thứ nhất: Liên doanh là các doanh nghiệp cùng một ngành để tạo thành một hiệp hội mới nhu tổng công ty, tập đoàn kinh doanh nhằm   tập            trung vốn,                kỹ thuật  công nghệ,                                khoa                                    học                 kỹ thuật, trí tuệ giải quyết của vấn đề đặt ra trong sản xuất.

Thứ hai: Liên doanh còn thể hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề liên minh lại để có sức mạnh nguồn lực giải quyết của vấn đề đặt ra trong sản xuất.

Thứ ba: Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tu nhân.

Thứ tu: Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp nước ngoài để phát huy sức mạnh của mỗi bên phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và chuẩn bị các điều kiện thực hiện kinh doanh quốc tế.

10. Chiến lược cạnh tranh.

Căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược có thể phân các chiến lược cạnh tranh thành chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến llược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược trọng tâm hoá. Đặc trưng các chiến lược thể hiện như sau:

a. Chiến lược dẫn đầu về chi phí (Cost – Leadership strategy)

Mục tiêu của chiến lược dẫn đầu về chi phí là thấp là sản xuất các sản phẩm (dịch vụ) với chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đây chính là chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả.

b. Chiến lược khác biệt hoá sản phắm

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản    phẩm  dịch vụ             có         thể thảo mãn   loại cầu                  có tính       chất độc             đáo hoặc nhiều loại            cầu cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau của doanh nghiệp.

Lợi thế của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là liên tục tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng, đặc tính  chất lượng sản             phẩm…    nhằm       đáp ứng   đồng       thời (hoặc       lần lượt)    cầu                của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Khi tạo ra sự khác biệt của sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng theo cách đối thủ cạnh tranh không thể có thì doanh nghiệp có thể đặt giá cao hơn mức trung bình ngành.

Muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng khác biệt hoá sản phẩm. Doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm để tập trung giải quyết nhiều vấn đề như: chất lượng sản phẩm, bao bì nhãn hiệu, uy tín sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường.

Các giải pháp chủ yếu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.

Thứ nhất: Chọn mức khác biệt hoá sản phẩm hoá cao để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Thứ hai: khác biệt hoá sản phẩm ở từng phân khúc thị trường cụ thể trên cơ sở của sự phân chia từng phân khúc thị trường.

Thứ ba: Trong việc phát triển các năng lực đặc biệt nào đó nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Thứ tư: doanh nghiệp tập trung vào chiến lược phân phối mạnh đủ đảm bảo thắng lợi trong kinh doanh

c. Chiến lược thương hiệu.

Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được sự thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó và tiếp tục tiêu dùng nó. Đặc tính này của thương hiệu có thể biểu diễn bằng khái niệm sự đam mê thương hiệu. Đam mê thương hiệu có thể bao gồm ba thành phần theo hướng thái độ, đó là sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thành thương hiệu. Khi một thương hiệu nhận được lòng đam mê của khách hàng mục tiêu thì đó là cơ sở cho sự thành công của thương hiệu.

Yếu tố tác động vào lòng đam mê thương hiệu.

+ Nhận biết thương hiệu

+ Chất lượng cảm nhận

+ Thái độ đối với quảng cáo

Hình thức đế xây dựng nhãn hiệu thương hiệu.

  1. Tự xây dựng một nhãn hiệu nổi tiếng.
  2. Liên kết với một thương hiệu/ nhãn hiệu nổi tiếng khác.
  3. Mua lại một nhãn hiệu nổi tiếng khác.
  4. Thuê nhãn hiệu nổi tiếng khác
  5. Liên kết để xây dựng chung một nhãn hiệu.