Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế

1. Điều kiện phát triển kinh tế

Sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng phụ thuộc rất nhiều   vào sự tăng trưởng     kinh tế của mỗi quốc gia trong  nền kinh tế toàn   cầu. Khi thu nhập của dân    cư ngày càng  tăng, điều kiện sinh hoạt ngày càng  được  cải thiện do nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh, thì nhu cầu cho sản xuất cũng như cho tiêu dùng đòi hỏi phải được đáp ứng.

Trong khi đó, sự chật hẹp của thị trường nội địa khó có thể đáp ứng được những nhu cầu đó. Trong hoàn cảnh đó, mở rộng hoạt động kinh doanh ra phạm vi quốc tế mới có thể giải quyết được vấn đề nói trên.

Mặt khác,    những  điều kiện kinh   tế có tác   động rất  mạnh đến  khối lượng  buôn bán,  đầu tư…hàng năm. Song sự gia tăng buôn bán và đầu tư luôn có xu hướng biến đổi nhanh hơn sự biến đổi của nền       kinh                      tế.   Sự thay       đổi về  mức sống trên thế  giới  đã  và đang  ảnh hưởng  trực tiếp  đến toàn bộ hàng hoá lưu chuyển quốc tế.

Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang có xu hướng tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm quốc tế trong dài hạn. Mức độ gia tăng khối lượng và giá trị hàng hoá kinh doanh tuỳ thuộc rất lớn vào mức độ can thiệp của chính phủ. Thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thực hiện sự điều tiết khối lượng hàng hoá từ nước ngoài vào và đặc biệt sẽ làm giảm bớt nhập khẩu khi nền kinh tế bị trì trệ.

2. Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang thúc đẩy mạnh tốc          độ                  tăng       trưởng  và phát triển   kinh tế  ở  từng quốc gia, làm cho nhiều    quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong thế kỷ này đã làm xuất hiện sản phẩm mới thay thế những sản phẩm cũ và làm thay đổi vị trí của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Nhiều sản phẩm mới như: máy tính, hàng điện tử, máy bay đang chiếm phần lớn trong hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu   hết những  kỹ thuật, công nghệ  mới, hiện đại, đều xuất phát  từ  các quốc gia tiên tiến đã công nghiệp hoá. Vì vậy, các doanh nghiệp từ các quốc gia này đang nắm giữ phần mậu dịch và đầu tư lớn hơn trong lĩnh vực công nghiệp, đây là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh. Tình hình này đang là một sức ép lớn đối với các quốc gia nghèo và các doanh nghiệp có thị phần ít hơn và khả năng cạnh tranh kém hơn.

3. Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự

Sự ổn định hay bất lợi về chính trị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị xã hội xét  đến cùng tác          động                           trực tiếp                đến   phạm      vi,   lĩnh    vực,      mặt  hàng…        đối tác kinh doanh. Trong những năm của thập kỷ 90, tình hình chính trị, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều biến động lớn theo chiều hướng “bất ổn” đối với quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia. Điều này đã dẫn đến thiệt hại và rủi ro lớn cho nhiều công ty và quốc gia trên thế giới. Các cuộc xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ quốc gia (nội chiến) và giữa các quốc gia đã dẫn đến sự thay đổi lớn về các mặt hàng sản xuất. Cụ thể là xung đột quân sự đã làm phá vỡ những quan hệ kinh doanh truyền thống, làm thay đổi hệ thống vận tải và chuyển hướng sản xuất phục vụ tiêu dùng dân cư sang phục vụ chiến tranh. Chính việc chuyển từ sản phẩm tiêu dùng sang sản xuất sản phẩm phục vụ mục đích quân sự đã làm cho kinh doanh thay đổi, đầu tư bị gián đoạn, quan hệ giữa các quốc gia bị xấu đi và dần dần tạo lập nên những hàng rào “vô hình” ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế.

4. Sự hình thành các liên minh kinh tế

Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính trị, quân sự đã góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm giảm tỉ lệ mậu dịch với các nước không phải là thành viên. Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia thành viên trong khối thường tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thoả ước để từng bước nới lỏng hàng rào “vô hình” tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển.

Bên cạnh các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia đã và đang được ký kết, các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh quốc tế. Chính các tổ chức này đã cung cấp vốn cho những chương trình xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng như nhà ở, đường giao thông, bến cảng,… Việc cho vay của các tổ chức này đã kích thích mậu dịch và đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp. Thông qua đó, các quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh có thể mua được những máy móc thiết bị cần thiết từ nước ngoài và xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng và do đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế có hiệu quả. Việc hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) với đỉnh cao là đưa đồng tiền chung EURO vào lưu hành chính thức (01/01/2002), làm cho vị thế của EURO được nâng cao, đồng thời thúc đẩy kinh doanh quốc tế phát triển mạnh hơn.