Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007

1. Sự cần thiết của OHSAS 18001:2007

Trong tình hình hiện nay, khi các tổ chức thường phải đối mặt với những chi phí ngày càng cao như trả lương cho thời gian nghỉ ốm, đào tạo thay thế, giảm năng suất của những công nhân bị thương khi họ quay lại làm việc, chi phí cho công nhân bị ốm đau, bị thương tật, luật pháp về an toàn sức khỏe, chi phí bảo hiểm cho công nhân,… Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ra đời như một giải pháp với các tình trạng trên.

Do phương thức truyền thống về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thường đối phó với những tai nạn chứ không quan tâm đến lập kế hoạch để kiểm soát. Trong khi OHSAS 18001:2007 tập trung vào lập kế hoạch phòng ngừa đối với những rủi ro có thể xảy ra.

2. Tình hình tai nạn lao động năm 2005 tại Việt Nam

2.1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ).

Theo số liệu thống kê của 60 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2005 như sau:

  • Tổng số vụ 4.050, trong đó có 443 vụ tai nạn lao động chết người, 59 vụ có 2 người bị nạn trở lên.
  • Tổng số người bị nạn: 4.164, trong đó có 473 người chết, 1.026 người bị thương nặng.

2.2. Tình hình TNLĐ ở các địa phương

Các địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người trong năm 2005 là:

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 543 vụ.
  • Quảng Ninh: 256 vụ.
  • Đồng Nai: 1.207 vụ.
  • Hà Nội: 98 vụ.
  • Bình Dương: 226 vụ.
  • Hải Phòng: 284 vụ.
  • Đà Nẵng: 55 vụ.

2.3. Phân tích các vụ tai nạn lao động

Phân tích từ các biên bản điều tra của 253 vụ tai nạn lao động chết người, Bộ có một số đánh giá như sau:

Những Bộ, ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là Bộ Công nghiệp chiếm 18,58%, Bộ Xây dựng chiếm 13,04%, Bộ Giao thông vận tải chiếm 4,74%, các tổ chức địa phương quản lý chiếm 50,99%.

Các Tổng Công ty xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam xảy ra 25 vụ, Tổng công ty Sông đà xảy ra 9 vụ, Tổng công ty Điện lực Việt Nam xảy ra 6 vụ, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (thuộc Bộ xây dựng) có 5 vụ. Ngoài ra còn 28 Tổng công ty khác, mỗi Tổng có từ 1 đến 4 vụ tai nạn lao động chết người. Những lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người.

  • Lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông, chiếm tỷ lệ cao nhất: 37,55%.
  • Lĩnh vực khai thác than chiếm 10,28%.
  • Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 9,09%.
  • Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 8,30%.

Các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người.

  • Liên quan đến mặt bằng sản xuất 33 vụ chiếm 13,04%.
  • Liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác có 24 vụ chiếm 9,49%.
  • Liên quan đến đường dây tải điện các loại có 33 vụ chiếm 13,04%.
  • Liên quan đến thiết bị nâng có 15 vụ chiếm 5,93% tổng số vụ và 5,86% tổng số người chết.
  • Liên quan đến phương tiện vận tải có 16 vụ do ô tô chiếm 6,32% và 12 vụ do xe máy chiếm 4.74%.

Các loại tai nạn lao động gây chết người nhiều nhất:

  • Điện giật có 46 vụ làm chết 46 người;
  • Rơi ngã có 54 vụ làm chết 57 ngươì;
  • Vật đổ, đè có 21 vụ làm chết 24 người;
  • Vật văng bắn có 10 vụ làm chết 10 người.

Các nguyên nhân gây tai nạn lao động chết người nhiều nhất

  • Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động: 69 vụ làm 72 người chết;
  • Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp an toàn lao động có 52 vụ làm 58 người chết;
  • Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động có 34 vụ làm 36 người chết;
  • Chưa huấn luyện an toàn lao động có 24 vụ làm 24 người chết.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

Qua phân tích tình hình báo cáo tai nạn lao động năm 2005 cho thấy:

So với năm 2004: Năm 2004 tổng hợp được số liệu của cả 64 địa phương và đã xảy ra 6.026 vụ tai nạn lao động làm 575 người chết. Năm 2005, đến ngày 13/2/2006 chỉ có 60 địa phương báo cáo nên số liệu tai nạn lao động năm 2005 ít hơn năm 2004 (có 4.050 vụ tai nạn lao động và 473 người chết).

Bốn địa phương không báo cáo tai nạn lao động năm 2005 là Đăk Lăk, Trà Vinh, Sóc Trăng, và Cà Mau.

Tình hình điều tra tai nạn lao động: Nhìn chung các vụ tai nạn lao động đã được điều tra đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. So với năm 2004, một số địa phương đã tiến hành điều tra TNLĐ khẩn trương và kịp thời như: Quảng Ninh, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Tình trạng không báo cáo tai nạn lao động theo quy định ngày càng nhiều. Hà Nội có 97 cơ sở có báo cáo chiếm 0,28% trên tổng số 35.150 cơ sở ; Đà Nẵng có 28 cơ sở có báo cáo chiếm 0,10% trên tổng số 28.733 cơ sở; Quảng Ninh có tỷ lệ tổ chức báo cáo tai nạn lao động cao nhất: có 130 cơ sở có báo cáo chiếm 17,38% trên tổng số 748 cơ sở; TP Hồ TP Hồ Chí Minh có 353 cơ sở có báo cáo. Toàn quốc có 3.400 cơ sở có báo cáo trên tổng số hơn 160.000 cơ sở chiếm khoảng 2,1%.

Thiệt hại về vật chất: Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2005 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương, thiệt hại tài sản…) là 47,107 tỷ đồng, trong đó về tài sản là 14,238 tỷ. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên đến 49.571 ngày.

3. Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Năm  2005,  Nhóm  làm  việc  OHSAS  (Occupational  Health  and  Safety  Assessment Series) đã bắt đầu qui trình xem xét OHSAS 18001:1999. Dự thảo đầu tiên vào tháng 01 năm 2006 để góp ý nhận xét. Sau đó một cuộc họp tại Madrid, Spain vào tháng 10 năm 2006 để xem xét 500 bản nhận xét cho dự thảo đầu tiên. Dự thảo thứ 2 được phát ra để xin ý kiến vào tháng 11 năm 2006. Tại Thượng Hải, Trung quốc vào tháng 03 năm 2007, 500 nhận xét kế tiếp góp ý cho dự thảo thứ 2 đã được xem xét và nhất trí đưa ra bản tiêu chuẩn mới.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đã công bố vào ngày 01 tháng 07 năm 2007 và được định hướng kết quả hơn so với phiên bản 1999. Tiêu chuẩn này được điều chỉnh nhằm phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004. Từ đó khuyến khích hoạt động tích hợp các hệ thống quản lý và gia tăng sự thu hút đối với tiêu chuẩn này hơn. Những tổ chức đang áp dụng OHSMS (Occupational Health and Safety Management System) như một phần của chiến lược quản lý rủi ro nhờ quan tâm đến các thay đổi của luật định và bảo vệ lực lượng lao động của họ. OHSMS  phát triển một môi trường làm việc vì sức khỏe và an toàn thông qua cung cấp một chương trình làm việc. Qua đó cho phép tổ chức nhận diện đầy đủ và kiểm soát các mối nguy về an toàn và sức khỏe, giảm các tai nạn tiềm ẩn, tuân thủ pháp luật và cải tiến quá trình thực hiện.

Nội dung của OHSAS 18001:2007 là:

  • Nhận diện mối nguy, kiểm soát hoạt động xác định và đánh giá rủi ro.
  • Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác.
  • Các chương trình OHSAS và mục tiêu.
  • Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.
  • Năng lực, đào tạo và nhận thức.
  • Giao tiếp, tham gia và tư vấn.
  • Kiểm soát thực hiện.
  • Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
  • Đo lường, giám sát và cải tiến các quá trình thực hiện.

Những thay đổi so với phiên bản cũ gồm những lĩnh vực chủ yếu sau:

  • Tầm quan trọng của sức khỏe được đưa ra nhấn mạnh cao hơn so với an toàn.
  • Tập trung vào an toàn nghề nghiệp, không dẫn đến tình trạng rối loạn đối với vấn đề về tài sản, an ninh…
  • Thuật ngữ “việc xảy ra bất ngờ” nay được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “tai nạn”.

Kể cả những hành vi của con người, khả năng và các yếu tố con người khác đều là những nhân tố đem đến các mối nguy cần nhận diện, kiểm soát xác định và đánh giá rủi ro và cuối cùng là năng lực, đào tạo và nhận thức.

  • Yêu cầu mới được giới thiệu đối với kiểm soát những người giữ trọng trách là một phần trong kế hoạch OHSAS.
  • Quản lý thay đổi giờ đây được đưa ra một cách triệt để.
  • Đánh giá sự tuân thủ được đưa ra tương ứng với ISO 14001:2004.
  • Những yêu cầu mới được đưa ra đối với hoạt động tham gia và tư vấn
  • Những yêu cầu mới được giới thiệu cho viêc điều tra các tình huống có thể xảy ra. OHSAS 18001 được chấp nhận như nền tảng cho các tiêu chuẩn quốc gia về các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Các định nghĩa mới được thêm vào, bao gồm các vấn đề chính như “tình huống có thể xảy ra”, “rủi ro”, “đánh giá rủi ro”.
  • Thuật ngữ “rủi ro có thể vượt qua” được thay thể bởi thuật ngữ “rủi ro có thể chấp nhận”.
  • Định nghĩa về “mối nguy” không nhắc đến “thiệt hại về tài sản hay thiệt hại về môi trường làm việc” nữa. Giờ đây được cân nhắc như “thiệt hại” không trực tiếp đến quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Điều này bao gốm cả lĩnh vực về quản lý tài sản. Thay vào đó, các mối nguy gây thiệt hại có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải được nhận diện thông qua hoạt động đánh giá các rủi ro trong tổ chức và được kiểm soát nhờ áp dụng các biện pháp kiểm soát mối nguy thích hợp.

4. Các lợi ích của OHSAS 18001: 2007

Áp dụng và thực hiện OHSAS 18001:2007, tổ chức đạt được nhiều lợi ích như:

  • Loại bỏ hoặc giảm thiểu những rủi ro đến người lao động và các bên liên quan khác mà hoạt động của họ có khả năng gặp phải về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Cải thiện hệ thống quản lý về an toàn sức khỏe nghề nghiệp hiện có.
  • Nâng cao lòng nhiệt tình của người lao động thông qua đảm bảo an toàn cho họ.
  • Giảm chi phí liên quan đến bảo hiểm.
  • Giúp đảm bảo tuân thủ với chính sách về an toàn sức khỏe do tổ chức tự đặt ra.
  • Chứng minh sự tuân thủ của mình với các bên liên quan

5. Về tình hình áp dụng an toàn lao động tại Việt Nam:

Để nghiên cứu về thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động, các bạn nên tham khảo các qui định pháp luật hiện đang áp dụng tại Việt Nam tham khảo  www:dosmolisa.gov.vn, www.iso.com.vn.