1. Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 22000:2005
Gần đây, an toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề được quốc tế quan tâm do sự bùng nổ nỗi lo ngại về nhiễm độc thực phẩm. Mối quan tâm này đã trở thành vấn đề quan trọng trong những năm gần đây. Ví dụ như trường hợp nhiễm độc dioxin ở Bỉ, sữa ở Hà Lan và sự nhiễm khuẩn Listeria ở Mỹ. Trước tình hình đó, Ủy ban thực phẩm Codex đã ban hành hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) như một công cụ quản lý an toàn thực phẩm. Đây là một phương pháp khoa học và có hệ thống để xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy trong quá trình chế biến, sản xuất, bảo quản và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn khi tiêu thụ. Ngày 01/09/2005, Tổ chức ISO đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa HACCP và các qui định thực hành trong sản xuất thực phẩm.
2. Thực trạng kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngày 04/01/1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định số 05/TĐC-QĐ: Hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản của điều kiện thực hành sản xuất tốt (GMP: Good Manufacturing Practice) áp dụng trong các cơ sở sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, Tổng cục còn qui định kể từ tháng 6/2005 những cơ sở đạt yêu cầu của HACCP mới được phép sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao.
Riêng về lĩnh vực quản lý, nhà nước đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định 163 của Chính phủ. Lực lượng quản lý nhà nước về lĩnh vực này bao gồm Bộ Thương mại và Bộ KH-CN cùng quản lý về chất lượng hàng hóa; Bộ Y tế quản lý điều kiện vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm cuối cùng; Bộ NN-PTNT quản lý chất lượng và vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm thô trong suốt công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, kiểm dịch; Bộ Thủy sản quản lý toàn bộ về chất lượng và vệ sinh của loại hình kinh doanh sản phẩm thủy sản. Nhưng trên thực tế, các bộ vẫn chưa thống nhất được quan điểm cũng như phân công – trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa thực phẩm.
3. Các yếu tố chính của ISO 22000:2005
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra bốn yêu tố chính đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yếu tố này đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm (Food chain) từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn này là:
3.1 Trao đổi thông tin “tương hỗ” (interactive communication):
3.2 Quản lý hệ thống
3.3 Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes)
3.4 Các nguyên tắc của HACCP
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy.
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points) Nguyên tắc 3: Xác lập các ngưỡng tới hạn
Nguyên tắc 4: Xác lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục
Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra
Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu
4. Tương ứng giữa hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 với ISO 9001:2008, các qui định thực hành hiện đang áp dụng và HACCP
5. Triển khai ISO 22000:2005 tại các cơ sở sản xuất thực phẩm
Để triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tại các cơ sở sản xuất thực phẩm tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng
Bước 2: Lập nhóm quản lý an toàn thực phẩm
Bước 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn
Bước 4: Huấn luyện đào tạo
Bước 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000:2005
Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Bước 7: Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
Bước 8: Đánh giá chứng nhận
Bước 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận
Để áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 cần các điều kiện như sau:
- Cam kết của lãnh đạo
- Sự tham gia của nhân viên
- Công nghệ hỗ trợ
- Chú trọng cải tiến liên tục
ISO 22000:2005 có một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Tiêu chuẩn này trở thành một hướng dẫn cần thiết. Áp dụng ISO 22000:2005 vào các cơ sở sản xuất thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời tạo ra sự ổn định trong xã hội trước nguy cơ nhiễm độc thực phẩm đang đứng trước tình trạng báo động cao.
6. Các doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện ISO 22000:2005
6.1 Nước khoáng Vĩnh Hảo
Thương hiệu nước khoáng Vĩnh Hảo bắt nguồn từ dòng suối khoáng nóng và được Huyền Trân Công chúa đặt tên. Người Pháp đã đưa vào khai thác nguồn sẵn có. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thương hiệu Vĩnh Hảo cũng ngụp lặn trong sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường. Với sự chuyển biến phức tạp của thị trường, khi mà giá cả không còn là yếu tố quyết định đến sự chọn lựa hay thói quen tiêu dùng của khách hàng; trong đó nhân tố chất lượng của sản phẩm được đặt ở vị trí đỉnh cao. Trong hai năm gần đây, Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo đã đầu tư ngân sách khá lớn cho cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, cải tạo nhà xưởng đạt ISO 9001:2000 đến ISO 22000:2005. Kế đến là dự án tập trung ngân sách để thực hiện chuyển đổi bao bì nhằm tạo ấn tượng, nét riêng và tính liên kết sản phẩm để thu hút sự chú ý từ phía người tiêu dùng thông qua chương trình chuẩn hóa bao bì. Đó chính là định hướng chiến lược trong chương trình hành động mà công ty đã thực hiện thành công chỉ trong vòng 2 năm.
Năm 2007 cũng mở đầu một thời kỳ đỉnh cao của thương hiệu nước khoáng Vĩnh Hảo với các thành tích về chất lượng, định vị tầm cao một thương hiệu Việt như Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2 lần liên tiếp; 12 năm liền đạt giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn (1997-2008); Cúp vàng TopTen sản phẩm Thương hiệu Việt Uy tín
– Chất lượng; Cúp TopTen chất lượng hội nhập WTO; Thương hiệu vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2007; đạt Nhãn hiệu cạnh tranh – nổi tiếng lần II; Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2007; được ghi danh vào kỷ lục Việt Nam với chứng nhận là nơi nuôi trồng tảo quý Spirulina bằng nguồn nước khoáng đầu tiên tại Việt Nam… Trong đầu năm 2007, sau khi nhận được chứng nhận ISO 9001:2000 do Quacert cấp, Công ty đã đăng ký và triển khai ISO 22000:2005. Đây là phiên bản ISO mới mà Việt Nam đang triển khai và rất ít đơn vị áp dụng. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm ISO 9001:2000, HACCP, GMP. Sau gần 1 năm triển khai, cuối tháng 1/2008, công ty đã được Quacert cấp chứng nhận ISO 22000:2005. Sự kiện trên đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm thương hiệu nước khoáng Vĩnh Hảo. Qua đó tạo tiền đề cho thương hiệu nước khoáng Vĩnh Hảo vươn xa cũng như xứng đáng là “Niềm tự hào của nước khoáng Việt Nam” và của người dân Bình Thuận. Theo Ngọc Hạnh (Bình Thuận).
6.2 Chè Tuyết San
Công ty cổ phần Trà Than Uyên Lai Châu vừa được Công ty TQ CSI INTERNATIONAl – đơn vị đại diện của Tập đoàn đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Vương quốc Anh cấp chứng nhận ISO 22000:2005 cho sản phẩm chè xanh Tuyết San. Đây là doanh nghiệp duy nhất của ngành chè Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh
Lai Châu được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Công ty chè Than Uyên được thành lập từ năm 1960, tiền thân là Nông – Lâm trường Than Uyên. Đơn vị đang quản lý vùng chè rộng gần 1.500ha. Nhà máy chế biến của Công ty hiện có 4 dây chuyền công nghệ chế biến chè truyền thống và hiện đại với công xuất 60 tấn/ngày. Bốn sản phẩm chủ yếu của Công ty là chè Dẹt, chè Cung Dung, chè Lăn và chè Bao Chủng đã được sản xuất theo đơn đặt hàng của 10 công ty trong và ngoài nước, xuất khẩu đi 8 quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra còn có những doanh nghiệp khác như Công ty Vina Aceecook, Công ty Cổ phần thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, Công ty TNHH Đức Việt, Công ty TNHH Việt Úc, Công ty Thực phẩm Hiến Thành… Các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao đáng kể nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là rất cần thiết. Các mối nguy về sức khỏe từ an toàn thực phẩm gây ra chi phí đáng kể cho nhiều quốc gia từ điều trị bệnh, mất việc, bảo hiểm, bồi thường. ISO 22000:2005 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một tổ chức cần chứng minh năng lực quản lý các mối nguy trong dây chuyền sản xuất – chế biến thực phẩm. Qua đó cung cấp sản phẩm cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định về an toàn thực phẩm.
6.3 United International Pharma (UIP)
Là công ty 100% vốn nước ngoài. Nhà máy đầu tiên của UIP xây dựng từ năm 1997 tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 6 triệu USD. Công ty UIP là thành viên của UnilabGroup – Tập đoàn chuyên chăm sóc sức khoẻ tại châu Á hoạt động tại 13 quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương và 03 quốc gia Trung Đông. Ngày 16/01/2012, Công ty Dược phẩm UIP đã khánh thành nhà máy dược phẩm hiện đại đạt tiêu chuẩn PICs-GMP (Pharmaceutical Inspection Co-Operation Scheme- Good Manufacturing Practice: Hệ thống hợp tác thanh tra trong lĩnh vực thực hành tốt sản xuất thuốc) đầu tiên tại Việt Nam. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD xây dựng trên diện tích 3,5 ha tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 2, tỉnh Bình Dương. Với tiêu chuẩn PICs-GMP United International Pharma đã đầu tư dây chuyền sản xuất dược phẩm thuốc dạng viên nén, viên bao phim, viên nang cứng, thuốc dạng bột nhằm cung cấp dược phẩm nội địa Việt Nam đạt chuẩn quốc tế. Theo kế hoạch của UIP, 80% sản phẩm sản xuất ra sẽ phục vụ nhu cầu trong nước, 20% sẽ dành để xuất khẩu. Dự kiến trong 10 năm tới, doanh thu của UIP đạt mức 300 triệu USD
21 Th12 2020
21 Th12 2020
22 Th12 2020
21 Th12 2020
22 Th12 2020
22 Th12 2020