Cổ phiếu thường là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần thường, cổ phiếu này xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường sẽ trờ thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông. Một số vấn đề cơ bản về cổ phiếu thường sẽ được trình bày dưới đây:
1. Đặc điểm cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường có các đặc điểm:
- Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn, do đó, không có thời gian đáo hạn và không được hoàn lại vốn.
- Các cổ đông được hưởng cổ tức không cổ định và cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và phương án phân chia lợi nhuận hàng năm của công ty. Cổ đông thường sẽ được chi trả cổ tức sau khi công ty đã chia cổ tức cho các cổ đông sờ hữu cổ phiếu ưu ,đãi và thanh toán sau các chủ nợ trong trường hợp công ty bị phá sản.
- Cổ phiếu thường có tính thanh khoản cao vì cổ phiếu thường có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng. Tính thanh khoản cùa cổ phiếu thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Kết quà kinh doanh của tọ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại, nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm trên thị trường và tính thanh khoản kém; (2) Mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư.
- Tính lưu thông cổ phiếu tạo cho cổ phiếu có giá ừị như một loại tài sản thực, tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu có thể thực hiện các việc như thừa kế, tặng…
- Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải là tiền và cổ phiếu chi có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
- Phát hành cổ phiếu huy động vốn đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành và rủi ro cho nhà đầu tư cổ phiếu. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như kết quả kỉnh doanh của tổ chức phát hành cổ phiếu, tình hình chính trị, kinh tế xã hội của quốc gia và thế giới, và thông tin các nhà đầu tư cỏ được không chính xác – thông tin bất cân xứng.
2. Trách nhiệm và quyền lợi của cổ đông thường
Các cổ đông thường có các trách nhiệm và các quyền lợi như sau:
- Trách nhiệm của cổ đông: cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường của công ty đại chúng chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp. Phần vốn góp của cổ đông xem như góp vĩnh viễn, cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần trên thị trường bằng cách bán cổ phiếu cho một nhà đầu tư khác. Khi công ty làm ăn thua lỗ, phá sản, cổ đông chi chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty bằng cổ phiếu.
- Quyền lợi của cổ đông: Các cổ đông của công ty có những quyền lợi như sau:
Quyền có thu nhập: cổ đông được hưởng phần lợi tức tương ứng với số cổ phiếu sở hữu gọi là cổ tức từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. cổ tức mà cổ đông nhận được có thể bằng cổ phiếu hoặc bằng tiền mặt. cổ đông cũng cỏ thể không nhận được cổ tức nếu Ban lãnh đạo của công ty quyết định không chia cổ tức trong năm đó mà giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư vào các dự án của công ty.
Quyền được chia tài sản thanh lý: cổ đông là người cuối cùng được hưởng giá trị tài sàn còn lại khi thanh lý. Trường hợp công ty giải thể, cổ đông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với sổ cổ phần góp vốn vào công ty sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Quyền bỏ phiếu: cổ đông thường cỏ quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. cổ đông có thể tham dự đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền.
Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để huy động vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông mà họ sờ hữu trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định.
3. Các loại giá liên quan đến cổ phiếu thường
Mệnh giá (par value): Giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu là mệnh giá của cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chi có giá trị danh nghĩa. Cùng với thời gian, khi công ty ngày càng phát triển, giá trị thực của cổ phiếu cũng như giá bán của cổ phiếu trên thị trường ngày càng xa mệnh giá cổ phiếu.
Khi công ty mới thành lập, mệnh giá được tính như sau:
Điều 10.2 của Luật chứng khoán Việt Nam quy định về mệnh giá cổ phiếu như sau: (1) Chứng khoán chào bán ra công chúng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt
Nam; (2) Mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam.
Giá trị sổ sách (booked value): Giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần cùa công ty ở một thời điểm nhất định.
Ví dụ 5.3: Công ty D lúc đăng ký thành lập năm 2010 có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 1 triệu cổ phiếu, năm 2011 công ty quyết định tăng vốn bằng cách phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu vẫn là 10.000 đồng, nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường là 30.000 đồng, quỹ tích lũy dùng cho đầu tư còn lại tính đến cuối năm 2011 là 10 tỷ đồng. Tính giá trị sổ sách của cổ phiếu?
Trên sổ sách kế toán ngày 31/12/2011 như sau:
Vốn cổ phần theo mệnh giá = 2 triệu cổ phiếu * 10.000 = 20 tỷ đồng,
Vốn thặng dư = (30000-10000)* 1 triệu đồng = 20 tỷ đồng,
Quỹ tích lũy = 10 tỷ đồng,
Thư giá cổ phiếu = 50 tỷ đồng/2 triệu cổ phiếu = 25000 đồng.
Như vậy, giá trị sổ sách cổ phiếu của công ty D tại thời điểm 31/12/2011 là 25000 đồng.
Giá trị nội tại (Intrinsic value): Là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Đây là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá thị trường và chọn lựa phữcmg án đầu tư có hiệu quả nhất.
Thị giá (Market value): Là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại thời ‘ điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà giá cổ phiếu có thể thấp, cao hoặc bằng giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu lại chịu tác động của nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội… Thị giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cổ phiếu ừong hiện tại và giá trị của các khoản đầu tư của công ty đó trong tưomg lai. Nếu các nhà đầu tư tin rằng công ty sẽ đạt mức tỷ suất lợi nhuận cao trong tương lai thì nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua cổ phiếu với giá cao hom giá cổ phiếu hiện tại.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường
Khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác động của các yếu tố tới cổ phiếu mình đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như sau:
- Sự phát triển của nền kinh tế, tình hình kinh tế khu vực và thế giói: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tu lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích lũy và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn.
- Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sê không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, lợi nhuận của công ty có thể suy giảm khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
- Sự biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được doanh nghiệp chuyển cho các cổ đông bằng cách giảm chi trả cổ tức. Nhà đầu tư do vậy sẽ chuyển hướng tìm nguồn thu nhập tốt hơn ờ các hình thức đầu tư khác. Hơn nữa, lãi suất tăng còn ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu của công ty giảm. Ngược lại, lãi suất giảm cỏ tác động tốt đến doanh nghiệp vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cổ phiếu cũng biến động theo sự biến động của lãi suất. Chi khỉ nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới ứở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Lãi suất cỏ xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhung nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại tỷ suất lợi tức cao hơn. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng.
- Chính sách thué của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
- Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này bất ổn định thì giá cổ phiếu của DN sẽ giảm.
- Những yếu tố nội tại gắn của DN như các yếu tố về kỹ thuật sản xuất (trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển…); yếu tố về thị trường tiêu thụ (khả năng về cạnh tranh và mờ rộng thị trường…); yếu tố về con người (chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của doanh nghiệp…).
- Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đổi với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận doanh nghiệp và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tùy theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
5. Nội dung chính của một cổ phiếu thường
Nội dung chính của một cổ phiếu cổ phiếu thường bao gồm những nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
- Họ tên, địa chỉ, thông tin chứng thực cá nhân hợp pháp của cổ đông;
- Chữ ký người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
– số đăng ký tại sổ cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu.
6. Phân loại cổ phiếu thường
Phân loại cổ phiếu theo quyền lợi cổ đông:
Cổ phiếu thường (Common stock): Là loại cổ phiếu có thu nhập tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock): Người sở hữu cổ phiếu này không được tham gia ứng cử vào hội đồng quản trị. cổ phiếu ưu đãi được quyền ưu đãi cổ tức, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông; được quyền ưu đãi biểu quyết, được quyền biểu quyết với số phiếu cao hơn cổ phiếu thường; và được quyền ưu đãi hoàn vốn, được quyền đòi lại phần vốn góp bất cứ khi nào yêu cầu.
Công ty cổ phần có thể có hoặc không cổ phiếu ưu đãi nhưng công ty cổ phần phải có cổ phiếu thường, cổ phỉểu thường không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi nhưng cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Cổ phiếu quỹ (Treasury stock): Là cổ phiếu do công ty đại chúng đã phát hành và được chính công ty mua lại bằng nguồn vốn của mình.
Theo khả năng thu nhập cỗ phiếu thường được chia thành các loại sau:
Cổ phiếu hàng đầu (Blue chips): Đặc điểm của cổ phiếu này là có thu nhập ổn định, rủi ro thấp và là cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn. Một cổ phiếu được coi là blue-chips thường là cổ phiếu của công ty có tiếng tăm, có doanh thu ổn định, không có nợ quá mức cho phép và được công nhận là công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, cỏ lịch sử phát triển lâu đời, vững mạnh về khả năng sinh và chi trà cổ tửc đều đặn. Nhà đầu tư luôn lựa chọn hàng đầu khi đầu tư vào cổ phiếu blue- chips mặc dù giá cổ phiếu này tương đối cao.
Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stock): Là cổ phiéu của một công ty có doanh sổ, thu nhập và thị phần đang tăng với tổc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế và nhanh hơn mức trung bình ngành. Đặc điểm của công ty này là quan tâm đến việc mở rộng lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu, phát triển và chế tạo các sản phẩm mới, do đó thường giữ lại phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho lĩnh vực này. Vì vậy, các công ty thường trả cổ tức thấp hoặc không trả, song tiềm năng tăng giá của cổ phiếu tăng trưởng là mạnh.
Cổ phiếu thu nhập (Income stock): Là cổ phiếu của các công ty thường trả cổ tức cao hơn mức trung bình trên thị trường. Loại cổ phiếu này được những người hưu trí hoặc người lớn tuổi ưu chuộng vì khả năng tạo thu nhập hiện tại cao hơn mức trung bình. Đa số các công ty công cộng phát hành loại cổ phiếu thu nhập này.
Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stock): Là cổ phiếu của các công ty rất nhạy cảm theo sự thăng trầm của nền kinh tế. cổ phiếu chu kỳ sẽ có giá tăng giảm theo chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trường, cổ phiếu các ngành xây dựng, cơ khí, chế tạo máy, ô tô, hóa chất, lĩnh vực giải trí và du lịch được ưa chuộng. Và ngược lại, khi nền kinh tế ở vào giai đoạn suy thoái hay khi công ty kinh doanh giảm sút thì giá cổ phiếu cũng giảm và ít được các nhà đầu tư để ý đến.
Cổ phiếu theo mùa (Seasonal stock): Là cổ phiếu của các công ty có thu nhập tăng cao vào những mùa nhất định trong năm (nghỉ hè, đầu năm học, giáng sinh, trung thu, năm mới…) ảnh hưởng đến thu nhập của cổ phiếu và giá cổ phiếu cũng chỉ tăng cao vào mùa kinh doanh.
Cổ phiếu phòng vệ (Defensive stock): Là loại cổ phiếu không phụ thuộc vào chu kỳ tăng giảm của nền kinh tế như cổ phiếu các ngành năng lượng, thực phẩm, y té, dịch vụ công cộng… cổ phiếu của những công ty đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, cổ phiếu này thích hợp với những nhà đầu tư không thích mạo hiểm, cổ phiếu phòng vệ thưởng chi thích hợp với những nhà đầu tư lựa chọn xu hướng an toàn, cổ phiếu phòng vệ không được ưa thích trong thời kỳ tăng trưởng của thị trường chứng khoán nhưng sẽ được chú ý nhiều trong giai đoạn khó khăn do tốc độ giảm giá chậm hơn và khả năng trụ giá cũng tốt hơn.
Cổ phiếu giá trị (Concept stock): Là cổ phiếu của công ty nhỏ hoặc mới được thành lập không được để ý và đánh giá cao cho đến khi bất ngờ công ty tung ra một sàn phẩm có tính đột phá thu lợi rầt cao, công ty có thể tăng trưởng gấp đôi, gấp 3… cổ phiếu công ty được giao dịch thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu đỏ và ít được nhà đầu tư để ý nhưng khi có tin tốt về cổ phiếu, các nhà đầu tư mới quan tâm đến và giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh.
Cổ phiếu hạng xu (Penny stock): Là cổ phiếu có giá trị thấp, của các công ty có quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, ngành nghề sản xuất không có gì đặc biệt, quản trị công ty yếu, không có định hướng rỗ ràng, tính thanh khoản kém, không được nhà đầu tư để ý. Đầu tư vào cổ phiếu này nhà đầu tư dễ gặp rủi ro và hầu như chỉ nhận được cổ tức khi thị trường đi ngang và chênh lệch giá chút ít khi thị trường tăng nóng.
31 Th12 2020
30 Th12 2020
31 Th12 2020
31 Th12 2020
30 Th12 2020
31 Th12 2020