Chuyển giao công nghệ (CGCN)

1. Khái niệm CGCN

Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này:

Theo quan điểm của ESCAP thì chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và là một quá trình vật lý (trì tuệ) – physical (Intellectual) process – một quá trinh đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự hiểu biết, học hỏi của một bên khác.

Tóm lại, chuyển giao công nghệ là một quá trình, trong đó bên giao công nghệ thông qua các hỉnh thức hoạt động nhằm chuyển nhượng cho bên nhận công nghệ những thành tựu công nghệ và những quyền lợi có liên qụạn.

Khái niêm CGCN được cụ thể hóa tai Việt Nam như sau:

Theo “Pháp lệnh chuyển giao công nghệ vào Việt Nam” năm 1988 thì những hoạt động dưới đây được coi là chuyển giao công nghệ:

  • Chuyển giao quyền sờ hữu hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
  • Chuyển giao các bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có hoặc không kèm theo thiết bị.
  • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, kể cả đào tạo và thông tin.

Khái niệm CGCN được chi tiết hóa trong Nghị định của Chính phủ số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 Qui định chi tiết về CGCN:

Chuyển giao công nghệ” là hình thức mua vả bán công nghệ trên cơ sờ hợp đồng CGCN đã được thỏa thuận phù hợp với qui định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đảo tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi trong hựp đồng CGCN.

Chuyển giao công nghệ trong nước là CGCN trong lãnh thổ Việt Nam, trừ việc chuyển giao qua ranh giới khu chế xuất.

Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là CGCN từ ngoài biên giới quốc gia hoặc từ trong khu chế xuát của Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là CGCN từ trong biên giới ra ngoài biên giới quốc gia Việt Nam hoặc chuyền giao vào trong khu chế xuất.

Cũng theo NĐ 45, nội dung CGCN bao gồm:

  1. Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hịệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao.
  2. Chuyển giao các bí mật về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, qui trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ vả thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (đưực chuyển giao theo hợp đồng CGCN), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao (sau đây gọi tắt lả các thông tin kỹ thuật) có kèm hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.
  3. Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
  4. Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ CGCN để bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong hợp đồng, bao gồm: a/ Hỗ trợ trong việc chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao; b/ Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các công nghệ được chuyển giao; c/ Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cùa công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý đẻ nắm vững công nghệ được chuyền giao.
  5. Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu tại các khoản 1,2,3 và 4 Điều này (Điều 4 NĐ 45).

Theo Luật Chuyển giao Công nghệ của Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam, kỳ họp thứ 10 số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao Công nghệ lả chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ (Đ.3.8, Luật CGCN, 29/11/2006).

Chuyền giao Công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam (Đ.3.9, Luật CGCN, 29/11/2006).

Chuyển giao Công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam (Đ.3.10, Luật CGCN, 29/11/2006).

Chuyển giao Công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài (Đ.3.11, Luật CGCN, 29/11/2006).

Dịch vụ Chuyển giao Công nghệ là họat động hỗ trợ quá trình tỉm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyền giao công nghệ (Đ.3.8, Luật CGCN, 29/11/2006).

Hoạt động Chuyển giao Công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ (Đ.3.16, Luật CGCN, 29/11/2006).

2. Các khái niệm liên quan đến CGCN

Để tránh được những sai lầm đáng tiếc trong hoạt động chuyển giao công nghệ, việc tìm hiểu cặn kẽ các thuật ngữ, khái niệm là rát cần thiết và là một trong những bước quan trọng hỗ trợ vỉệc đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng đạt kết quả tốt. Dưới đây xin giới thiệu một số thuật ngữ cần biết:

  • Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thảnh sản phẩm (Đ.3.2, LuậtCGCN, 29/11/2006).
  • Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triền công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cỏ chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hỉnh thành các ngành sân xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Đ.3.3, Luật CGCNf 29/11/2006).
  • Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam (Đ.3.4, Luật CGCN, 29/11/2006).
  • Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có (Đ.3.5, Luật CGCN, 29/11/2006).
  • Bảo hộ pháp lý (Legal protection) Bảo hộ pháp lý một số đối tượng nào đó là việc xác lập các quyền (của cá nhân, pháp nhân) đối với đối tượng đó và được bảo vệ quyền đã được xác lập.
  • Bảo hộ pháp lý quyền sờ hữu công nghiệp là việc bảo hộ các sáng kiến, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh.
  • Sở hữu công nghiệp (Industrial property) là thuật ngữ dùng đề chỉ quyền sở hữu hợp pháp đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
  • Sáng chế (Invention) là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, cộ khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội (Theo Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế của Việt Nam).
  • Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp (Theo Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp).
  • Nhãn hiệu hàng hóa (Trade mark) là những dắu hiệu dùng đề phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hỉnh ảnh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc (Theo Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa).
  • Bí quyết kỹ thuật (know – how) là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ (Đ.3.1, Luật CGCN, 29/11/2006).
  • Know – how là khái niệm dùng để chỉ kiến thức, số liệu, tài liệu, thông tin kỹ thuật được đúc kết rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn mà thiếu nó người sản xuất không thề đạt được kết quả mong muốn. Theo WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) thì Know – how là những dữ liệu thông tin kỹ thuật hay kiến thức thu được từ kinh nghiệm hay kỹ năng có thể áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong công nghiệp.
  • Show – how: nếu know – how mô tả thực trạng thi show – how miêu tả cách thức phát triển know – how hay để xây dựng một know – how mới.
  • Văn bằng bảo hộ (patent): Theo WIPO thì patent là một văn bằng mà nội dung của nó được bảo hộ pháp lý. Patent chỉ được cấp cho những sáng chế mới có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng vào công nghiệp. Bất kỳ ai muốn sử dụng thương mại sáng chế phải được sự đồng ý của chủ thương mại sáng chế, là người đã được công nhận sự bảo hộ pháp lý đối với việc khai thác và sử dụng thương mại sáng chế trong Thông thường thời hạn bảo hộ patent là 15 – 20 năm.
  • Licence: là giấy phép cho phép một cá nhân hay một tổ chức khác được sử dụng

3. Phân loại hoạt động CGCN

a/ Nếu xét theo nội dung hoạt động chuyển giao, có:

  • Mua bán giấy phép hay CGCN có kèm theo hợp đồng
  • CGCN không kèm theo hợp đồng
  • CGCN kèm theo đầu tư tư bản:
  • Hợp tác sản xuất.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Mậu djch bù trừ.
  • Dịch vụ tư vấn.

b/ Nếu xét theo chiều sâu cùa CGCN, có:

  • Trao đổi kiến thức.
  • Chìa khóa trao tay.
  • Sản phẩm trao tay.
  • Thị trường trao tay.

c/ Nếu xét theo hình thức CGCN, theo Luật CGCN có:

  1. Hợp đồng CGCN độc lập;
  2. Phần CGCN trong ơựàn hoặc hợp đồng sau đây:
  • Dự án đầu tư;
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Hợp đồng chuyển giao quyền sờ hữu công nghiệp;
  • Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bj kèm theo CGCN;
  • Hình thức CGCN khác theo quy định của pháp luật (Đ.12, Luật CGCN, 29/11/2006).

4. Cơ sở pháp lý cho hoạt động CGCN vào Việt Nam

  • Bộ luật Dân sự Việt Nam: trong đó có 2 chương liên quanđến CGCN: chương II và Chương III.

Chương II: Quyền sở hữu công nghiệp (điều 780 đến 805).

Chương III: Chuyển giao công nghệ (điều 806 đến 825).

  • Luật Chuyển giao Công nghệ, năm 2006:

Gồm 7 chương 61 điều.(Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007).

  • Nghị định 49/HĐBT ngày 4/3/1991 cùa Hội đồng Bộ trường qui định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh CGCN nước ngoài vào Việt Nam. Nghị định này gồm 6 chương 32 điều.
  • Nghị định 45/CP ngày 1/7/1998 của Chính phù qui định chi tiết về chuyền giao công nghệ. Nghị định này bao gồm 5 chương 39 điều.
  • Điều lệ về mua bán quyền sử dụng sáng ché, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết kỹ thuật Điều lệ này ban hành kèm theo NĐ 201/HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, điều lệ gồm 6 chương, 27 điều.

Chương /: Qui định chung Chương Ị[: Hợp đồng Licence

Chương III: Ký kết, phê duyệt và đăng ký hợp đồng Licence Chương IV: Thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Chương V: Tài chính và chế độ khuyến khích hoạt động mua bán Licence

Chương VI: Điều khoản thí hành

  • Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chỉnh Phủ quy định chỉ tiết vè sở hữu công nghiệp, gồm 8 chương 70 điều, nhằm cụ thể hóa chương lỉ và III của Bộ Ịuật dân sự ngày 28/10/1995.
  • Thông tư 3055/TT/SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, hướng dẫn thỉ hành NĐ 63/CP.
  • Các văn bản khác: công vẵn 213/PC/QL ngày 6/5/95 của Bộ Khoa học Công nghệ va Môi trường; công vần 2554/GSQL/CV ngày 30/7/1995 của Tồng cục Hảỉ quan…
  • Một số Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia như: “Công ước París”, “Thỏa ước Madrid”…