Hợp đồng chuyển giao công nghệ (CGCN)

1. Khái niệm

Hợp đồng CGCN ià sự thỏa thuận giữa Bên Giao và Bên Nhận công nghệ, trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc CGCN từ Bên Giao sang Bên Nhận.

Hợp đồng CGCN từ nước ngoài là sự thỏa thuận giữa Bên Giao công nghệ (ở nước ngoài) và Bên Nhận công nghệ (ở trong nước), trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động CGCN.

Theo qui định tại điều 14 Luật CGCN, giao kết và thực hiện hợp đồng CGCN cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.
  3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nội dung của hợp đồng CGCN

Hợp đồng CGCN được quy định tại chương II, Luật CGCN, cụ thề được quy định như sau:

Điều 15. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ cỏ thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

  1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
  2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo rà;
  3. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
  4. Phương thửc chuyển giao công nghệ;
  5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  6. Giá, phương thức thanh toán;
  7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
  9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển cịìao công nghệ;
  10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
  11. Phạt vi phạm hợp đồng;
  12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
  14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;
  15. Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 16. Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ

  1. Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
  2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sờ hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sờ hữu trí tuệ.

Điều 17. Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ

  1. Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 của Luật này cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 18 của Luật này.
  2. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
  • Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
  • Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển gỉao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
  • Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
  • Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
  • Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẫm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
  • Phạm vi lãnh thỗ được bán sản phẩm do công nghệ đưực chuyền giao tạo ra;
  • Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

3. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Điều 18. Phương thức chuyển giao công nghệ

  1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vảo sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  4. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Điều 19. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ

  1. Thời điểm có hiệu lực của hựp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tát thủ tục ký hợp đồng.
  2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ

  1. Bên giao công nghệ có các quyền sau đây:
  • Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng:
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
  • Được thanh toán đầy đủ theo quy định của hợp đồng và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng; hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
  • Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
  1. Bên giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:
  • Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị quyền của bên thứ ba hạn chế, trừ trường hợp các bên cố thoả thuận khác;
  • Thực hiện đúng cam kết trồng hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
  • Giữ bí mật thông tin trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;
  • Thông báo cho bên nhận công nghệ và áp dụng các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khỏ khăn về kỹ thuật làm cho kết quả chuyển giao công nghệ không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
  • Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyền giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyền giao;
  • Không được thoả thuận về điều khoản hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh;
  • Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ

1. Bên nhận công nghệ có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đong;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến cồng nghệ được chuyển giao;
  • Được thuê tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng các biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
  • Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định cùa pháp luật;
  • Hường ưu đãi theo qụy định của Luật này và các quy định khác của phặp luật cỏ liên quan.

2. Bên nhận công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại chọ bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
  • Giữ bí mật thông tin về cộng nghệ và các thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầụ của đối tác đàm phán;
  • Làm thủ tục xin cấp phép chuyền giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
  • Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ

  1. Giá thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận.
  2. Việc thanh toán được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:
  • Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá;
  • Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định cùa pháp luật;
  • Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.

Điều 23. Thủ tục cấp phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

  1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyền giao công nghệ.
  2. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước cò thẩm quyền cấp phép chuyền giao công nghệ phải có văn bản chấp thuận, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
  3. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  4. Sau khỉ ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, một trong các bên ký kết hợp đồng phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ.
  1. Trong thời hạn mười ngày kề từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hợp đồng chuyền giao công nghệ với nội dung ghi trong văn bản chấp thuận để quyết định việc cấp phép, nếu không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
  2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu muốn-thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì một trong các bên kỷ kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải xin Giấy phép mởl.

Điều 24. Hồ sơ đề nghị chắp thuận chuyển giao công nghệ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

  1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:
  • Đơn đề nghị ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Văn bản về tư cách pháp iý của bên đề nghị;
  • Tài liệu giải trình về công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;
  • Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Văn bản về tư cách pháp ỉý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Danh mục tài liệu công nghệ, thiết bị công nghệ (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Điều 25. Quyền, thủ tục đăng kỷ hợp đồng chuyển giao công nghệ

  1. Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ cỏ quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
  • Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Điều 26. Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, cấp Giấy chứng nhận đảng kỷ hợp đồng chuyển giao công nghệ

Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có trách nhiệm giữ bí mật công nghệ, bí mật kỉnh doanh trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Điều 27. Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Phạt vi phạm;
  • Bồi thường thiệt hại;
  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
  • đ) Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
  • Hủy bỏ hợp đồng
  • Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng chuyển giao công nghệ thỉ không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Các bên có thể thoả thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Việc áp dụng chế tài quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.