Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

1. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Center – VIAC) được thành lặp theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/04/1993 trên cơ sở sáp nhập Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải Việt Nam. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam với tính chất là một tổ chức trọng tài phi Chính phụ bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Theo qui định tại điều lệ tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 204/TTg thì Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi chính phũ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ quốc tế như: hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc té, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế khi có đủ các điều kiện sau:

  • Khi một bên hoặc các bên đương sự là thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài.
  • Nếu trước hoặc sau khi xảy ra những tranh chấp, các bên đương sự thỏa thuận đưa vụ kiện ra trước Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam hoặc có điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ tranh chấp ra trước Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Các trọng tài viên là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, ngoại thương, đầu tư tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm… do Ban thưởng trực Phòng thương mại và công nghiệp chọn, cáp chuyên gia nước ngoài có thể được mời làm trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Đề mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 114/TTg ngày 16/2/1996 cho phép Trung tâm được giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ kinh doanh trong nước nếu các đương sự thỏa thuận đưa vụ việc đó ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Thủ tục xét xử tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam:

Theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm được tiến hành như sau:

Đơn kiên:

Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho Trung tâm.

Ngày nộp đơn là ngày trao đơn ấy cho Thư ký của Trung tâm. Nếu đơn được gửi bằng bưu điện, ngày đóng dấu của bưu điện trên phong bì tại nơi gửi được coi là ngày nộp đơn.

Đơn kiện phải ghi rõ:

  1. Tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn.
  2. Các yêu cầu của nguyên đơn, có trình bày sự kiện kèm theo bằng chứng.
  3. Những căn cứ pháp ly mà nguyên đơn dựa vào đó đẻ đi kiện.
  4. Trị giá của vụ kiện.
  5. Tên trọng tài viên mà nguyên đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm, hoặc đề nghị của nguyên đơn với Chủ tịch Trung tâm chì định trọng tài viên cho mình.

Đơn kiện phải viết bằng tiếng Việt Nam hay bằng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng trong giao dịch Quốc tế (Anh, Pháp, Nga).

Đơn kiện và các giấy tờ kèm theo phải nộp một bản chính và một số bản sao đẻ gửi cho các trọng tải viên xét xử vụ kiện và cho bị đơn, mỗi người một bản.

Khi gửi đơn kiện, nguyên đơn phải ứng trước toàn bộ phí trọng tài tính theo “Biểu phí trọng tài phí tổn của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và chí phí của các bên” kèm theo qui tắc này.

Số tiền này phải nộp vào tài khoản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Chứng từ nộp tiền phải gửi kèm theo đơn kiện.

Nếu nguyên đơn không ứng trước toàn bộ phí trọng tài, vụ kiện chưa được thụ lý.

Chọn và chỉ định trọng tài viên:

Sau khi nhận được đơn kiện, Thư ký của Trung tâm báo cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách trọng tài viên.

Đồng thời, Thư ký của Trung tâm yêu cầu bị đơn gửi đến Trung tâm bản tự bảo chữa, kèm theo những bằng chứng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngáy nhận được bản sao đơn kiện. Theo yêu cầu của bị đơn thời hạn nảy có thể được kéo dài thêm nhưng không được quá hai tháng.

Cũng trong thời hạn này, bị đơn phải chọn trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho minh. Nếu bị đơn không chọn trọng tài viên và không yêu cầu Chủ tịch trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.

Các trọng tài viên sẽ được các bên chọn hoặc được chỉ định sẽ bầu một trọng tài viên thứ 3 có tên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm lả Chủ tịch ủy ban Trọng tải phụ trách giải quyết vụ kiện.

Nếu các trọng tài viên không chọn được Trọng tài viên thứ 3 để lập ủy ban Trọng tài thỉ trong thời hạn 15 ngày kề từ ngày chọn trọng tài viên thứ 2, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định Chủ tịch ủy ban Trọng tài.

Khi có 2 hay trên 2 nguyên đơn hay bị đơn, những nguyên đơn và bị đơn này phải thống nhất chọn một Trọng tài viên. Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định Trọng tài viên cho họ.

Nếu hai bên chỉ định một trọng tài viên hoặc thỏa thuận đề nghị Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên, hay nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận và Chủ tịch Trung tâm phải chỉ định một trọng tài viên, vụ kiện sẽ do trọng tải viên duy nhất xét xử. Trong trường hợp này, trọng tài viên duy nhất thực hiện nhiệm vụ như một ủy ban trọng tài.

Các bên có quyền khước từ trọng tài viên, Chủ tịch ủy ban Trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất, nếu đương sự nghi ngờ về sự vô tư của trọng tải viên nhất là khi họ cho rằng trọng tài viên cỏ liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vụ tranh chấp, Trọng tài viên, Chủ tịch ủy ban trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất cũng có quyền tự khước từ với những lý do trên. Đơn khước từ phải gửi cho ủy ban trọng tài xem xét. Mỗi bên chỉ có thể khước từ trọng tài viên mà mình chỉ định do các nguyên nhân biết được sau khi chỉ định. Việc khước từ sẽ do những thành viên khác của ủy ban Trọng tài xem xét và quyết định. Nếu những thành viên này không đi đến thỏa thuận hoặc nếu hai trọng tài viên hay trọng tài viên duy nhất bị khước từ, Chủ tịch Trung tâm sẽ xem xét và quyết định.

Nếu việc khước từ được công nhận, trọng tài viên mới, Chủ tịch ủy ban Trọng tài mới hoặc trọng tài viên duy nhất mới sẽ được chọn hoặc chỉ định theo quy tắc này.

Trong quá trình xét xử, nếu Chủ tịch ủy ban Trọng tài, trọng tài viên duy nhất hoặc một trọng tài viên không có điều kiện tiếp tục tham gia xét xử, thì Chủ tịch ủy ban Trọng tài mới, trọng tài viên duy nhất mới hoặc trọng tài viên mới sẽ được chọn hoặc chỉ định theo quy tắc này.

Trong trường hợp cần thiết, sau khi hòi ý kiến của các bên, ủy ban Trọng tài có thể xem xét lại những vấn đề đã được đưa ra trong các phiên họp trước đó.

Đơn kiện lại:

Trước khi ủy ban Trọng tài họp phiên xét xử, bị đơn có thẻ kiện lại. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về đơn kiện lại, nguyên đơn phải viết thư cho biết ý kiến của mình cho ủy ban Trọng tài giải quyết đơn kiện chính.

Đơn kiện lại sẽ được xét xử cùng một lúc với đơn kiện chính.

Công tác điều tra trước khi xét xử:

Sau khi được chọn hoặc chỉ định, trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ và tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp.

Trọng tài viên có quyền trực tiếp gặp các bên để nghe các đương sự trình bày ý kiến, theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên hoặc theo sổng kiến của mình. Trọng tài viên có thể quyết định tìm hiểu sự việc từ những người khác trước mặt các bên hoặc sau khi đã báo cho các bên biết.

Trọng tải viên có thể mời một hoặc nhiều giám định viên và xác định nhiệm vụ của giám định viên, nhận báo cáo giám định và/hay trực tiếp nghe giám định viên trình bảy.

Ủy ban Trọng tài phải kiểm tra việc chuẩn bị xét xử, khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp như yêu cầu các bên cung cấp các bản giải thích, các bằng chứng và các tài liệu có liên quan. Khỉ áp dụng các biện pháp bổ sung để hoàn thiện việc chuẩn bị xét xử ủy ban Trọng tài phải quy định thời hạn thực hiện các yêu cầu này.

Chủ tịch ủy ban Trọng tài có thể giao cho thư ký Trung tâm những việc cụ thể liên quan đến việc chuẩn bị xét xử, triệu tập các bên đến dự phiên họp xét xử.

Thủ tục xét xử

Ngày xét xử do Chủ tịch ủy ban Trọng tài quyết định.

Hai bên đương sự được triệu tập đến phiên họp xét xử bằng giấy triệu tập, có nêu rõ thời gian và địa điểm xét xử. Giấy triệu tập phải gửi 30 ngày trước ngày xét xử. Với sự thỏa thuận của các bên, thời hạn này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài một cách hợp lý theo quyết định của Chủ tịch ủy ban Trọng tài.

Việc xét xử được tiến hành tại Hà Nội. Theo yêu cầu của các bên hoặc trong trường hợp cần thiết Chủ tịch ủy ban Trọng tài có thể quyết định việc xét xử tiến hành ở một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt, nhưng phải có giấy ủy quyền hợp lệ. Những đại diện này cỏ thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. Các bên có thể mời luật sư đề bảo vệ quyền lại cho mình.

Trường hợp một hoặc các bên vẳng mặt mà không có lý do chính đáng ủy ban Trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất có thể tiến hành xét xử cản cứ vàó tài liệu và chứng cử đã có.

Nếu các bẽn yêu cầu hay chấp nhận ủy ban Trọng tài hay trọng tải viên duy nhất có thể căn cứ vào hồ sơ để quyết định mà không cần có mặt cấc đương sự.

Trong khi xét xử, ủy ban Trọng tài sử dụng tiếng Việt Nam. Các bên đương sự có thể yêu cầu Trung tâm cung cáp phiên dịch và bên yêu cầu phải trả phí tổn.

Ủy ban Trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp căn cử vào các điều khoản của hợp đồng nếu vụ tranh chấp nảy xuất phát từ quan hệ hợp đồng, vào luật áp dụng trong vụ tranh chấp, vào các điều ước Quốc tế có liên quan và có tính đến các tập quán Thương mại và thông lệ Quốc tế.

Trong quá trình xét xử, các trọng tài viên đánh giá sự việc theo cách hiểu của minh, một cách khách quan trung thực.

Các vụ kiện được xét xử không công khai. Nếu có sự đồng ý của các bên, ủy ban Trọng tài có thể cho phép những người không tham gia vụ kiện được dự phiên họp xét xử.

Khi quyết định, ủy ban Trọng tài biểu quyết theo đa số. Ý kiến thiểu số sẽ được ghi vào biên bản. Trong trường hợp không đạt được biểu quyết theo đa số thì Chủ tịch ủy ban Trọng tài sẽ đưa ra quyết định như trọng tài viên duy nhất.

Biên bản phiên họp xét xử do Thư ký phiên họp ghi và do Chủ tịch ủy ban Trọng tài hoặc trọng tải viên duy nhát ký.

Nội dung biên bản gồm các điểm sau:

  • Số hồ sơ vụ kiện.
  • Địa điểm và ngày xét xử.
  • Tên các trọng tài viên, thư ký, giám định viên và nhân chứng (nếu có) và những người khác tham gia phiên họp.
  • Tóm tắt diễn biến phiên họp.
  • Yêu cầu của các bên vả tóm tắt lời khai của các bên.

Các bên cỏ quyền tim hiểu nội dung của biên bản. Những điểm thay đổi hoặc bổ sung biên bản theo yêu cầu cùa một bên hoặc các bên do ủy ban Trọng tài quyết định.

Kết thúc xét xử

Việc xét xử được kết thúc bằng một phán quyết hoặc quyết định của ủy ban Trọng tài.

Phán quyết phải có các nội dung sau:

  • Tên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
  • Địa điểm và ngày phán quyết.
  • Họ và tên các trọng tài viên (hoặc trọng tài viên duy nhất).
  • Tên của các bên và những người tham gia vụ kiện.
  • Đối tượng của vụ tranh chấp và tóm tắt diễn biến sự việc.
  • Quyết định về vụ kiện, quyết định về phí trọng tài và các phí khác.
  • Cơ sở của các quyết định trên.
  • Chữ ký của các trọng tài viên (hoặc trọng tài viên duy nhất) và của thư ký phiên họp.

Nếu một trọng tài viên không có điều kiện ký vào phán quyết, Chủ tịch ủy ban Trọng tàí xác nhận việc này bằng cách ký vào phán quyết và ghi rõ nguyên nhân. Phán quyết của ủy ban Trọng tài được công bố ngay sau khi phiên họp xét xử cuối cùng, hoặc cỏ thể công bố sau. Thời hạn công bố do ủy ban Trọng tài quyết định. Toàn bộ văn bản phán quyết được gửi cho các bên đương sự chậm nhất lả 30 ngày sau phiên họp xét xử cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt ủy ban Trọng tài có thề quyết định gửi phán quyết sau thời hạn 30 ngày nêu ở trên.

Ủy ban trọng tài có thề ra quyết định bổ sung nếu thấy rằng phán quyết đã ra có những điểm chưa rõ hoặc chưa được giải quyết, ủy ban Trọng tài cũng có thể ra quyết định sửa chữa những điểm in sai hoặc nhầm lẫn về mặt kỹ thuật tính toán nhưng không được làm thay đổi nội dung phán quyết và bản chất vụ kiện, căn cứ vào yêu cầu của các bên hoặc theo sáng kiến của ũy ban Trọng tài. Quyết định bổ sung hoặc sửa đổi nói trên là một bộ phận của phán quyết. Các bên không phải trả chi phí liên quan đến việc này.

Phán quyết của ủy ban Trọng tài lả quyết định chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ tòa án hoặc tổ chức nào. Các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định của phán quyết

Nếu phán quyết không được tự nguyên thi hành trong thời hạn quy định, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi phán quyết được yêu cầu thi hành vả theo các điều ước Quốc tế hữu quan có hiệu lực đối với loại vụ kiện nạy.

Ủy ban Trọng tài có thể ra quyết định kết thúc vụ kiện. Quyết định kết thúc vụ kiện được áp dụng cho các trường hợp sau;

  1. Khi nguyên đơn rút đơn kiện.
  2. Khi các bên đạt được sự thỏa thuận trực tiếp mà không cần đến việc xét xử của ủy ban Trọng tài.
  3. Khi thiếu những điều kiện cần thiết đề xem xét và giải quyết vụ kiện, kể cả trường hợp nguyên đơn không hoạt động để vụ kiện tiến triển trong thời gian 6 tháng.

2. Các Trung tâm Trọng tài khác của Việt Nam

Để thực hiện nguyên tắc đa dạng hóa các hình thức tài phán kinh tế, ngày 05/09/1994 Chính phủ đã ra Nghị định số 11/CP về tổ chức hoạt động của trọng tài kinh tế. Nghị định này đã được hướng dẫn thực hiện bởi thông tư 02 ngày 03/01/1995. Cho đến nay ờ Việt Nam có các tổ chức trọng tài sau:

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam:

Trụ sở: 9 Đào Duy Anh, Hà Nội.

Điện thoại: 84.4. 574 2021/ 574 4001         Fax:84.4.574 3001

Email: vaic-vcci @ hn.vnn.vn

Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà nội:

Trụ sở: 90 Phan Bội Châu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 84.4. 822 0602 Fax: 84.4. 628 0590 Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thảng Long:

Trụ sở: 47 Lê Hồng Phong, Q. Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: 84.4. 823 1949 Fax: 84.4. 843 5801 Trung tâm Trọng tài Kinh tế Bắc Giang:

Trụ sờ: 65 Nguyễn Văn Cừ, TX Bắc Giang..

Điện thoại: 84. 240.773 2740 Trung tâm Trọng tài Kinh tế Sài Gòn:

Trụ sở: 460 Cách mạng Tháng Tám, P.4, Q. Tân Bỉnh, tp. Hồ Chí minh

Điện thoại: 84.8. 844 6975 Fax: 84.8. 811 5820 Trung tâm Trọng tải Kinh tế cần Thơ:

Trụ sở: 116 Nguyễn An Ninh, tp. cần Thơ.

Điện thoại: 84.71. 825296 Fax: 84.71.810328

  • Giới thiệu về Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 36/2005/ QH 11, ngày 14/06/2005 (Xem Luật Thương mại 2005)
  • Giới thiệu về Pháp lệnh Trọng tài Thương mại (số 08/2003/PL – UBTVQH 1 ĩ ngày 25/02/2003)

Pháp lệnh của Chủ tịch nước ban hành theo Lệnh số 08/2003 L – CTN ngày 10/03/2003. Pháp lệnh gồm 8 chương, 63 điều:

Chương I: Những quy định chung;

Chương II: Thỏa thuận Trọng tài;

Chương III: Trọng tài viên;

Chương IV: Trung tâm Trọng tài;

Chương V: Tố tụng Trọng tài;

Chương VI: Hủy quyết định Trọng tài, thi hành quyết định bằng Trọng tài;

Chương VII: Quản lý nhà nước về Trọng tài;

Chương VIII: Điều khoản thi hành.

Khi nghiên cứu Pháp lệnh cần đặc biệt lưu ý đến những điểm mới trong chương VI. Hiện nay Tòa Kỉnh tế xử theo 2 cấp. Bản án sơ thẩm có thời hạn 10 ngày để các bên kháng cáo. Quả thời hạn 10 ngày mà các bên không kháng cáo thì bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu có kháng cáo, thì tranh chấp sẽ được đưa ra xét xừ ở cấp phúc thẩm. Quyết định của cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Trọng tài Thương mại chỉ xử ở một cấp. Quvết định của Trọng tài có hiêu lưc thi hành (tức có tính chất chung thẳm). Trước đây, do không có cơ quan thi hành Quyết định Trọng tải, các bên chỉ tự nguyện thi hành. Hiện nay, theo quy định của Pháp lệnh, thì bên được thi hành có quyền nộp đơn tại cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành Quyết định của Trọng tài (điều 57).

Thi hành quyết định trọng tài

  1. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thì hành, cũng không yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
  2. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thí quyết định trọng tài được thi hành kề từ ngày quyết định của Toả án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực.
  3. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Theo Điều 50 các bên có thời hạn 30 ngày (kể từ khi nhận được Quyết định Trọng tải) xem xét, đồng ý hay không đồng ý với Quyết định của Trọng tài. Nếu không đồng ý thì họ có thể đến Tòa án để xin hủy Quyết định Trọng tài. Theo Điều 53.4, khi xét đơn yêu cầu hủy Quyết định Trọng tài, hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh cháp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định của Điều 51, đối chiếu Quyết định Trọng tài với những quy định của Điềụ 54 để ra quyết định.