Xu hướng phát triển của hải quan thế giới và các công ước, hiệp định quốc tế có liên quan

1. Xu hướng phát triển của hải quan thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trong điều kiện Hội nhập Kinh tế Quốc tế toàn bộ mọi hoạt động của Hải quan thế giới sẽ được hoàn thiện không ngừng theo hướng: tiêu chuẩn hóa và thống nhất hoá. Mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu phát triển. Điều đó được thề hiện rõ trong Lời nói đầu của Công ước Kyoto:

“Các bên tham gia Công ước này được xây dựng dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hài quan.

Lưu ý rằng những khác biệt giữa thù tục hài quan của các nước, có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác.

Nhận thức rằng việc thúc đầy thương mại và giao lưu đó cũng như việc thúc đẩy hợp tác quốc tế là lợi ích chung cùa mọi quốc gia.

Nhận thức rằng việc đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục Hài quan giữa các nước có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác.

Nhất trí rằng một văn kiện quốc tế nêu ra các điều khoản mà các nước cam kết áp dụng ngay khi có thề sẽ dẫn đến việc đơn giản hoâ và điều hòa thử tục hải quan ờ cap độ ngày càng cao, và đó ĩà một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng Hợp tác Hải quan.”

Quá trình đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục hải quan sẽ được thực hiện từng bước, dựa vào các khối liên kết kinh tế khu vực (EU, APEC, NAFTA, AFTA…). Chính vì vậy mà một trọng 15 chương trình hành động của APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) – tổ chức mà Việt Nam đã trờ thành thành viên chính thức từ tháng 11/1998 – là tiêu chuẩn hoá và thống nhất hỏa thù tục hải quan theo hướng khoa học, giản đơn và thuận tiện nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Và Hiệp định Hải quan

ASEAN cũng không ngoài mục đích trên. Để làm được việc này, cần thực hiện:

  • Soạn thảo và thông qua các văn kiện quốc tế và khu vực về đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục hải quan.
  • Từng bước đơn giản hóa và công khai hóa thủ tục hải quan ở các quốc gia.
  • Thực hiện vi tính hóa và điện từ hóa cho quy trình thủ tục hải quan với mục tiêu nâng cao hoạt động hiệu quả kinh tế cho hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Các Công ước, Hiệp định quốc tế về Hải quan

Ngoài Công ước về thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan (Customs Cooperation Council – CCC) nay là Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization “ WCO), được ký kết vào năm 1950 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1952, nước ta chính thức tham gia Công ước vào ngày 01/07/1993; Việt Nam còn ký kết hoặc công nhận 4 Công ước, Hiệp định quan trọng về Hải quan:

  • Công ước Kyoto về đơn giản hóa, hài hoà hoá thù tục hải quan.
  • Công ước HS – Harmonized System – Hệ thống điều hoà trong mô tả và mã hóa hàng hóa.
  • Hiệp định CVA (Customs Value Agreement) – Hiệp định định giá Hải quan.
  • Hiệp định Hải quan

Dưới đây xin giới thiệu vắn tắt nội dung các văn kiện quan trọng này.

a. Công ước Kyoto:

Giói thiệu tóm tắt Công ước Kyoto:

  • Công ước Kyoto được chấp thuận tại kỳ họp 41/42 của Hội đồng Hợp tác Hải quan và có hiệu lực từ 25/9/1974. Công ước Kyoto là một văn bản pháp luật quốc tế cơ bàn nhất về thủ tục hải quan, cờn cố tên gọi là Côhg ước về đơn giản hoá vả hải hòa thủ tục hải quan. Vân kiện này bao gồm Thân Công ưởc và 31 phụ lục, trong đó mỗi phụ lục bao quát một thủ tục hải quan hoàn chỉnh.
  • Công ước gồm 5 chương và 19 điều với nội dung chính là sự cam kết về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan; xác định các nguyên tắc hình thành các phụ lục, nguyên tắc tham gia công ước và từng phụ lục, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, nguyên tắc sửa đổi và những quy định chung về trách nhiệm và quyền hạn của các bên ký kết.
  • Phụ lục gồm các chuản mực và thực hành khuyến nghị về thủ tục hải quan. Hiện nay có 31 phụ lục, gần như bao quát mọi thù tục Hài quan.

Mục tiêu của Công ước Kyoto:

Như tên gọi của nó, mục tiêu của Công ước Kyoto là đơn giản hoá và hài hòa thủ tục hải quan nhằm từng bước giảm nhẹ các thủ tục hải quan, tạo ra sự thống nhất tương đối về thủ tục hải quan cùa các nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại.

31 bản Phụ lục thực chất là sự hệ thống hỏa các thủ tục hải quan mang tính chất phổ biến. Hầu như hải quan nước nào cũng áp dụng ít hoặc nhiều trong số đó nhưng không được thể chế hoá một cách có hệ thống và đầy đủ như Công ước Kyoto. Việt Nam cũng ở trong tình trạng như vậy.

Nếu áp dụng tốt Công ước Kyoto sẽ có tác dụng thúc đầy thương mại từ đỏ tăng nguồn thu cho ngân sách và tăng cường khả năng chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đă phê chuẩn từng phần Công ước Kyoto, theo quyết định số 735/ QĐ/ CTN ngày 21/5/1997 Bộ trưởng Bộ Ngoại gỉao nước ta đã làm xong thủ tục phê chuẩn với Tổ chửc Hải quan thế giới ngày 04/07/1997 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 04/10/1997.

Căn cứ vảo tình hỉnh thực tế, Việt Nam tham gia Công ước Kyoto với mức độ chấp nhận có bảo lưu một số điều trong 3 phụ lục A1, B1 và C1.

b. Công ước HS:

Nội dung cơ bản cùa Công ước HS:

Công ước HS bao gồm: Phần mở đầu, các phụ lục kèm theo và hệ thống HS.

  • Phần mở đầu:

Phần mở đầu của Công ước gồm có 5 phần nhỏ tập trung giới thiệu quá trình hỉnh thành, biên soạn các định nghĩa cơ bản về hệ thống điều hòa trong mô tả và mã hóa hàng hóa và giải thích chi tiết về nội dung của Công ước HS đã được các nước thành viên thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1983, tại Brucxen – Vương quốc Bỉ.

  • Các phụ lục kèm theo:

Các phụ lục là một phần cấu thành của Công ước. Cho đến nay có 16 phụ lục kèm theo, đó là: Phụ lục A, B, c, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R.

  • Hê thống điều hòa (Hệ thống HS):

Khái niêm:

Hệ thống điều hoà trong mô tả và mã hoá hàng hóa, sau đây được xem là hệ thống điều hòa: Là một danh mục bao gồm các nhòm, phân nhóm yả các mã số liên quan của chúng, các chú giải của phần, chú giải chương, chú giải nhóm, phân nhỏm, và các quy tắc chung diễn giải hệ thống điều hoả.

Cầu trúc của Danh muc:

Danh mục hàng hoá được cấu trúc gồm 21 phần yà được chia thành 97 chương, bao gồm 1241 nhóm hàng hoá và được phân xếp thành 5018 phân nhóm hàng hoá ử cấp độ 6 chữ số. Trong số 5018 phân nhóm hảng có 311 nhóm hàng không được phân tách thành những phân nhóm cụ thể.

Những nhóm hàng được xếp đặt theo một cấu trúc hợp lý và mang tính ràng buộc cũng như loại trừ cao nhằm đảm bảo mỗi hàng hoá chỉ được phân loại vào một nhóm mà thôi. Như vậy vị trí của những chủng loại hàng hoả được xếp loại danh mục tuân theo trình tự từ những sản phẩm thô, nguyên vật liệu đề tiến đến những chủng loại hàng hoá có độ chế biến cao. Trong từng phần, chương sự phân xếp loại cũng đi từ những hàng hoá đơn giản đến những hàng hoá có cấu trúc phức tạp.

Trong mỗi chương chia ra các nhóm hàng (cấp độ 4 chữ số), trong mỗi nhóm hàng có thề phân chia thành các phân nhóm hàng (cấp độ 6 chữ số), và trong mỗi phân nhóm hàng có thề chia thành các mặt hàng (cấp độ 8 chữ số). Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, cấu tạo của từng chương, nhóm, phân nhóm và mặt hàng mà một chương có thề được chia thành một hay nhiều nhóm hàng, một nhóm hàng có thể không chia hoặc chia thành nhiều phân nhóm hàng và một phân nhóm hàng có thể không chia hoặc chia thành nhiều mặt hàng khác nhau.

Để thuận tiện cho việc tra cửu, phân xếp loại hàng hóa, tất cả các nhóm hàng, phân nhóm hàng, mặt hàng đều được mã hóa theo số thứ tự của mặt hàng đó trong chương, nhóm và phân nhóm. (Sẽ trình bày chi tiết về các phàn, chương trong danh mục của hệ thống điều hòa, nguyên tắc xây dựng hệ thống mã hóa, 6 quy tắc phân loại hàng hóa, trong chuyên đề chuyên sâu về Hệ thống HS).

c. Hiệp định trị giá GATT “ 1994 (Hiệp định trị giá hải quan – CVA)

Sự ra đời của Hiệp định của GATT về việc xác định trị giá hải quan:

Thuế hải quan đánh theo giá trj hàng hóa không phải là phát minh của thời đại chúng ta mà nó đã tồn tại từ thời Trung cổ. Nhứng cùng vởi sự phát triển của nhấn loại, phương pháp xác định trị giá hài quản cũng đã thay đổi rất nhiều. Ngày xưa, việc xác định trị giá hải quan là những phương pháp ấn định giá cụ thể của từng quốc gia, các nhà xuất nhập khẩu không có quyền khiếu nại các quyết định của hải quan về vấn đề trị giá. Trên thế giới đã tồn tại nhiều phương pháp xác định giá, không thống nhất với nhau, có khi trái ngược nhau và kém ồn định, tạo ra những mâu thuẫn nghiêm trọng trong quan hệ buôn bán quốc tế. Đến đầu thế kỷ 20 một ván đề bức xúc được đặt ra: phài xây dựng một hệ thống xác định trị giá hải quan thống nhất, khoa học, ổn định và có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển.

Sau nhiều cố gắng, lần đầu tiên những nguyên tắc xác định trị giá hải quan đâ được nêu lên tại Điều 7 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại vào năm 1947 – Hiệp định này được gọi tắt là GATT (General Agreement on Tariff and Trade).

Cùng với sự lớn mạnh của GATT / WTO việc xác định trị giá hải quan cũng gặt hái được những thành tựu quan trọng. Trong thời kỳ 1973 – 1979 thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương diễn ra tại Geneve, đặc biệt tại Vòng đàm phán Tokyo đã đưa ra được những chính sách thương mại quốc tế lớn nhất trong thời đại chúng ta, nhằm mục đích tự do hóa thương mại giữa các quốc gia, loại trừ những trờ ngại trong buôn bán quốc tế. Một trong những biện pháp quan trọng đẻ đạt được mục đích này là việc đưa ra hệ thống quốc tế về xác định trị giá hải quan để áp dụng thống nhất trên toàn thế giới. Đó là vỉệc thông qua được một Hiệp định liên quan đến việc thực hiện Điều 7 của GATT. Hiệp định được thông qua vào năm 1979 và có hiện lực ngày 01/01/1981, gọi là Hiệp định Xác định trị giá hải quan GATT. Hiệp định này đã thiết lập được một hệ thống xác định trị giá hải quan trên cơ sở “trị giá giao dịch” thực tế cùa hàng hóa nhập khẩu, tức là giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán. Tại vòng đàm phán Uruguay, năm 1994, Hiệp định đã được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hơn và thường được gọi tắt là “Hiệp định trị giá GATT – 1994”.

Hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định đã đưa ra những phương pháp xác định trị giá thực tế, công minh, đồng thời loại trừ được việc xác định trj gỉá tùy tiện hoặc giả tạo.

Thực hiện Hiệp định GATT – 1994 là một trong những điều kiện các quốc gia cần tuân thủ để gia nhập WTO.

Cho đến nay, tất cả các thành viên của WTO đều hoặc chính thức tham gia hoặc công nhận thực hiện Hiệp định này.

Ở Việt Nam trong năm 2001, Tổng cục. Hải quan sẽ thực hiện thí điểm cách tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT – 1994 ở một số khu vực và theo cam kết tại Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam sẽ áp dụng toàn bộ Hệ thống tính thuế theo GATT vào năm 2003.

Cấu trúc của Hiệp định trị giá GATT“ 1994

Hiệp định GATT -1994 có 24 điều khoản được chia làm 4 phần, ngoài ra Hiệp định còn kèm theo 3 Phụ lục và 1 Nghị định thư, cũng được công nhận là phần gắn liền với Hiệp định.

  • Phần thứ nhất: Các quy tắc xác định trị giá (từ điều 1 đến điều 17).
  • Phần thứ hai: Phần thực hiện Hiệp định, bao gồm cả vấn đề và giải quyết tranh chấp (điều 18 và điều 19).
  • Phần thứ ba; Các xử lý đặc biệt (điều 20).
  • Phần thứ tư: Các điều khoản cuối cùng (từ điều 21 đến điều 24).
  • Các phụ lục và nghị định thư:
    • Phụ lục I: Các chú giải từng điều khoản trong Hiệp định;
    • Phụ lục II: Quy định hoạt động của Uy ban Kỹ thuật về xác định trị giá hải quan;
    • Phụ lục III: Quy định về quyền bảo lưu.
    • Nghị định thư: Quy định các điều khoản có liên quan đến các vấn đề đặc biệt và những yêu cầu đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Các phương pháp xác định trị giá hải quan theo tỉnh thần của Hiệp định trị giá hải quan GATT- 1994

Hiệp định trị giá GATT đưa ra 6 phương pháp khác nhau theo thứ tự cho việc xác định trị giá hải quan;

  1. Trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu (Transaction value).
  2. Trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhau (Identical goods).
  3. Trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu tương tự (Similar goods).
  4. Phương pháp khấu trừ (Deductive method).
  5. Phương pháp tính toán (Computed method).
  6. Phương pháp diễn giải hợp lý (Fail-back method).

Hiệp định cũng chỉ ra rằng không một nhà nhập khẩu hoặc một cơ quan quản lý nào có quyền lựa chọn tùy tiện phương pháp xác định giá mà đều phải tuân thủ theo trinh tự. Nói cách khác là để xác định giá trị hàng hóa nhập khẩu, người ta sẽ phải áp dụng theo thứ tự bắt đầu từ phương pháp thứ nhất – trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu, chỉ khi vì một lý do nào đố mà phương pháp này không thể áp dụng thì người ta mới áp dụng phương pháp thứ hai vả nếu phương pháp thứ hai không áp dụng được thì mới áp dụng phương pháp kế tiếp, cứ như vậy cho đến phương pháp cuốỉ cùng. Nguyên tắc này chỉ ngoại lệ đối với phương pháp thứ tư và thứ năm, nếu nhà nhập khẩu yêu cầu thì có thể đảo lộn trật tự áp dụng giữa hai phương pháp này. (Nội dung của các phương phâp xác định trị giá hài quan Hiệp định GATT“ 1994 sẽ được trình bày chi tiết trong chuyên đề chuyên sâu về Hiệp định tri giá Hải quan).

d. Hiệp định Hải quan ASEAN:

Hợp tác hải quan là 1 trong 9 chương trình hợp tác cùa ASEAN.

Tháng 3/1997, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đá ký Hiệp định Hải quan ASEAN.

Hiệp định có mục đích:

  • Xây dựng một cơ cấu đảm bảo các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có liên quan đến việc áp dụng chương trình CEPT trong AFTA.
  • Tăng cường hợp tác ASEAN trong công tác hải quan như là phương tiện tạo thuận lợi cho thương mại và đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp ngăn cấm hạn chế vả kiểm soát.
  • Thúc đẩy các công tác chính yếu trong việc tiến hành công tác hải quan ởcác nước ASEAN theo các nguyên tắc cùa hiệp định này.
  • Hài hoà danh mục thuế và trị giá, thủ tục hải quan trong các nước ASEAN.

Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan ASEAN tập trung trong 3 nội dung chủ yếu sau:

  • Thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế Hài quan giữa các nước ASEAN.
  • Thực hiện hài hoà các thủ tục Hải quan.
  • Thực hiện áp dụng một danh mục biểu thuế hài hòa thống nhất của ASEAN.