1. CHI PHÍ CƠ HỘI
Như đã đề cập ở trên, kinh tế học nghiên cứu cách thức các nhân và nền kinh tế giải quyết với vấn đề khan hiếm. Từ khi, không đủ nguồn lực cung cấp để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội do đó các cá nhân và xã hội phải đưa ra sự lựa chọn.
Chi phí cơ hội của bất kỳ sự lựa chọn nào được xác định như là chi phí của lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua liên quan đến lựa chọn hiện tại. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ về chi phí cơ hội:
Giả định, bạn đang sở hữu một căn nhà mà bạn đang sử dụng để mở cửa hàng tạp hóa. Nếu như lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua là cho một ai đó thuê. Chi phí cơ hội của bạn chính là tiền thuê mà lẽ ra bạn nhận được nếu như bạn không sử dụng căn nhà để mở của hàng tạp hóa. Nếu cơ hội tốt nhất của căn nhà là bán lại cho một ai đó, thì chi phí cơ hội của bạn chính là tiền lãi từ khoản cho vay ngân hàng toàn bộ số tiền có được từ việc bán căn nhà. (chẳng hạn, nếu như lãi suất là 10%/năm và căn nhà bán trị giá 500 triệu đồng. Bạn đã từ bỏ 50 triệu đồng mỗi năm, với giả định rằng giá cả căn nhà thay đổi không đáng kể theo thời gian).
Chi phí cơ hội của bạn trong việc theo học đại học bao gồm:
– Chi phí học phí, sách vở và chi phí tiền trọ,
– Thu nhập bị bỏ qua (thường là chi phí lớn nhất liên quan đến việc theo học đại học) và
– Chi phí thuộc về tinh thần (căng thẳng, lo lắng, … liên quan đến việc học tập)
Nếu bạn đi xem phim thì chi phí cơ hội không chỉ là tiền vé, tiền đi lại, mà còn chi phí cơ hội về thời gian mà bạn dành cho việc xem phim.
Khi các nhà kinh tế đề cập đến chi phí và lợi ích liên quan đến các lựa chọn. Các tranh luận thường tập trung vào lợi ích biên và chi phí biên. Lợi ích biên của một hoạt động là lợi ích tăng thêm liên quan đến việc gia tăng thêm một đơn vị hoạt động. Chi phí biên được xác định bằng chi phí tăng thêm liên quan đến việc gia tăng thêm một đơn vị hoạt động. Các nhà kinh tế giả định rằng các cá nhân cố gắng tối đa hóa lợi ích ròng liên quan đến mỗi hoạt động.
Nếu lợi ích biên vượt quá chi phí biên, lợi ích ròng sẽ tăng lên nếu mức hoạt động tăng lên. Vì vậy, các cá nhân sẽ tăng mức hoạt động khi mà lợi ích biên còn lớn hơn chi phí biên. Nói cách khác, nếu chi phí biên vượt quá lợi ích biên, lợi ích ròng sẽ tăng lên nếu mức hoạt động giảm xuống. Không có lý do gì phải thay đổi mức hoạt động (lợi ích ròng đạt được cực đại) tại mức hoạt động mà ở đó lợi ích biên bằng với chi phí biên.
2. ĐƯỜNG CONG NĂNG LỰC SẢN XUẤT
Sự khan hiếm ám chỉ tồn tại một sự cân bằng trong các lựa chọn. Sự cân bằng trong các lựa chọn có thể minh họa cụ thể trong đường cong năng lực sản xuất.
Để cho đơn giản, chúng ta giả định rằng một doanh nghiệp (hay một nền kinh tế) chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (giả định này là rất cần thiết để dể dàng minh họa bằng đồ thị trong không gian hai chiều). Khi một đường cong năng lực sản xuất được vẽ ra, thì bao giờ cũng kèm theo các giả định sau:
– Số lượng và chất lượng của các nguồn lực cung cấp là cố định,
– Công nghệ là cố định,
– Mọi nguồn lực đều được sử dụng và mỗi nguồn lực đều sử dụng hiệu quả.
Nói tóm lại, chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra nếu như những giả định này bị bỏ qua.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản. Giả định rằng một sinh viên có 4 giờ dành cho việc nghiên cứu môn học kinh tế vi mô và triết học. Kết quả trong trường hợp này là điểm kiểm tra cuối kỳ của môn học. Giả định, số lượng và chất lượng nguồn lực cung cấp là cố định. Điều đó có nghĩa là sinh viên có tài liệu, sách hướng dẫn, tập ghi chép của các môn học và thời gian học tập là như nhau. Công nghệ cố định gợi ý rằng cá nhân có cùng mức kỹ năng nghiên cứu cho phép sinh viên có thể tiếp thu bài học và chuyển tải kiến thức vào bài kiểm tra.
Bảng dưới đây cho biết kết quả điểm số kiểm tra theo các kết hợp về thời gian học tập cho các môn học:
Lưu ý rằng mỗi một giờ tăng thêm dành cho việc học môn triết học hay kinh tế vi mô đều đem lại sự cải thiện điểm số kiểm tra nhỏ hơn. Có thể giải thích lý do cho điều này là giờ đầu tiên sinh viên tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản nhất. Các giờ sau đó tập trung vào các chủ đề quan trọng kế tiếp (thực ra, để đạt điểm số cao cho mỗi môn học thường yêu cầu nhiều hơn 4 giờ nghiên cứu). Đây là một ví dụ minh họa nguyên lý phổ biến được biết đến như là qui luật lợi ích biên giảm dần. Qui luật này cho rằng kết quả đạt được tăng lên nhỏ hơn khi tăng thêm các đơn vị của đầu vào biến đổi (trong trường hợp này là thời gian), trong khi các yếu tố đầu vào khác là cố định (đầu vào cố định ở đây bao gồm kiến thức về các chủ đề nghiên cứu của các môn học, tài liệu nghiên cứu, …).
Để xem xét qui luật lợi ích biên giảm dần trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào. Chúng ta hãy xem xét nhà hàng như là một minh họa và có vốn cố định (nồi chảo, vĩ nướng, tủ lạnh, bàn ghế, …). Khi mức sử dụng lao động tăng lên thì mức phục vụ sẽ tăng lên rất nhanh (do lao động tăng lên cho phép khả năng chuyên môn hóa và giảm thời gian chuyển đổi giữa các công việc). Tuy nhiên, khi số lượng lao động tăng thêm nữa, mức phục vụ tăng thêm trên mỗi lao động tăng thêm giảm dần. Khi đó, có quá nhiều người cùng thực hiện một công việc, chẳng hạn như có quá nhiều người phục vụ bàn.
Trong bất kỳ trường hợp nào, qui luật lợi ích biên có thể giải thích tại sao điểm số tăng thêm ít hơn khi tăng thêm mỗi giờ học cho mỗi môn học. Các điểm số ở trên có thể minh họa trên đường cong năng lực sản xuất (PPC) ở trên. Mỗi một điểm trên đường cong năng lực sản xuất biểu thị điểm số tốt nhất mà sinh viên có thể đạt được với nguồn lực và công nghệ hiện tại đối với phân bổ thời gian học tập.
Chúng ta hãy xem xét tại sao đường cong năng lực sản xuất lại có hình dạng cong lồi ra hướng ngoài gốc tọa độ. Như biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng, điểm số môn kinh tế vi mô có thể cải thiện bằng cách từ bỏ một vài điểm số của môn triết học. Một sự dịch chuyển từ điểm A đến điểm B sẽ dẫn đến kết quả tăng thêm 3 điểm kinh tế vi mô và giảm đi chỉ 1 điểm môn triết học. Chi phí cơ hội biên của một hàng hóa được định nghĩa như là tổng số hàng hóa khác bị từ bỏ để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đang xem xét. Từ khi chi phí cơ hội 3 điểm số của bài kiểm tra vi mô là 1 điểm giảm đi của bài kiểm tra môn triết học, chúng ta có thể nói rằng chi phí cơ hội của một điểm tăng thêm bài kiểm tra vi mô xấp xỉ bằng 1/3 điểm của bài kiểm tra môn triết học.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra đối với giờ thứ hai học môn vi mô. Biểu đồ dưới đây minh họa kết quả điểm số này (sự dịch chuyển từ điểm B đến điểm C). như biểu đồ chỉ ra rằng, sự chuyển dich giờ học thứ hai của môn triết học sang học môn vi mô đem lại điểm số tăng thêm cho môn vi mô ít hơn so với giờ học vi mô đầu tiên (từ 3 điểm tăng lên 4.5 điểm) và sự giảm lớn hơn điểm số của môn triết học (từ 7.5 điểm xuống 5.5 điểm). Trong trường hợp này, chi phí cơ hội biên của một điểm bài kiểm tra vi mô tăng lên xấp xỉ 4/3 điểm số của bài kiểm tra triết học.
Sự tăng lên của chi phí cơ hội biên điểm số bài kiểm tra môn vi mô khi dành nhiều thời gian hơn cho việc học vi mô là một ví dụ cho qui luật chi phí biên tăng dần. Qui luật này cho rằng chi phí cơ hội biên của bất kỳ hoạt động nào tăng lên khi mức hoạt động tăng lên. Qui luật này cũng được minh họa ở bảng dưới. Lưu ý rằng chi phí cơ hội của một điểm tăng thêm bài kiểm tra triết học sẽ tăng thêm khi dành nhiều thời gian cho việc học môn triết học. Đọc từ cuối bảng lên trên, chúng ta có thể thấy chi phí cơ hội của một điểm tăng thêm của bài kiểm tra môn vi mô khi dành nhiều thời gian hơn cho việc học môn này.
Một trong những nguyên nhân của qui luật chi phí biên tăng dần là do qui luật lợi ích giảm dần (như trong ví dụ ở trên). Mỗi một giờ tăng thêm dành cho việc học vi mô đem lại điểm số tăng thêm nhỏ hơn trên bài kiểm tra vi mô và sự giảm lớn hơn điểm số môn triết học là do lợi ích biên giảm dần.
Lý do thứ hai cho qui luật chi phí biên tăng dần đó là do nguồn lực được chuyên môn hóa. Một số nguồn lực là thích hợp chỉ cho một vài hoạt động sản xuất cụ thể so với các hoạt động sản xuất khác. Chẳng hạn, giả sử một nông dân trồng lúa và ngô. Một số vùng đất thì thích hợp cho việc trồng lúa, trong khi một số vùng đất khác thì thích hợp cho việc trồng ngô. Một số công nhân thì giỏi trong việc trồng lúa hơn là trồng ngô. Một số thiết bị thì khá thích hợp cho việc trồng và thu hoạch ngô hơn lúa.
Biểu đồ dưới đây minh họa đường cong PPC của người nông dân này. Phần trên cùng của đường PPC này, người nông dân chỉ trồng ngô. Để tạo ra nhiều lúa hơn, người nông dân phải chuyển một số nguồn lực từ sản xuất ngô sang sản xuất lúa. Tuy nhiên, người nông dân ngay từ đầu cũng đã chuyển một số nguồn lực mà nó thích hợp cho việc trồng lúa. Điều này cho phép việc trồng lúa tăng lên chỉ với một sự giảm đi nhỏ hơn lượng ngô sản xuất. Tuy nhiên, mỗi sự tăng thêm trong việc trồng ngô đòi hỏi sử dụng các nguồn lực mà nó ít phù hợp hơn đối với việc trồng lúa. Điều này làm gia tăng chi phí cơ hội biên của sản xuất lúa.
Bây giờ, chúng ta hãy giả định rằng người nông dân không sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có, cũng không sử dụng chúng theo cách tối ưu (mọi nguồn lực đều sử dụng và sử dụng hiệu quả). Trong trường hợp này, người nông dân sẽ sản xuất tại các điểm nằm dưới đường cong năng lực sản xuất (như minh họa điểm A trong biểu đồ dưới đây).
Trong thực tế, tất cả các doanh nghiệp và tất cả các nền kinh tế hoạt động dưới đường cong năng lực sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và các nền kinh tế cố gắng tiếp cận các điểm gần nhất của đường cong năng lực sản xuất nếu có thể.
Các điểm nằm bên ngoài đường cong năng lực sản xuất là không thể đạt được với nguồn lực và công nghệ hiện có. Trong biểu đồ trên, điểm B là không thể đạt được trừ khi có thêm nhiều nguồn lực và có sự thay đổi công nghệ.
Một sự tăng lên về số lượng và chất lượng nguồn lực sẽ làm cho đường cong năng lực dịch chuyển ra hướng bên ngoài (như biểu đồ dưới đây). Sự dịch chuyển đường cong năng lực sản xuất cũng có thể do sự thay đổi công nghệ làm tăng khả năng sản xuất của cả hai hàng hóa.
Trong một số trường hợp, sự thay đổi công nghệ có thể làm tăng khả năng sản xuất của chỉ một hàng hóa cụ thể. Biểu đồ dưới đây minh họa ảnh hưởng của thay đổi công nghệ lên khả năng sản xuất lúa mà nó không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ngô.
26 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020