Trong tác phẩm The Wealth of Nations, Adam Smith đã cho rằng sự tăng trưởng kinh tế chỉ diễn ra là do kết quả của sự chuyên môn hóa và phân công lao động. Nếu mỗi hộ gia đình sản xuất mọi hàng hóa tiêu dùng, thì tổng mức tiêu dùng và sản xuất của xã hội là rất nhỏ. Nếu như mỗi cá nhân chuyên môn hóa vào hoạt động tốt nhất, thì điều này sẽ đem lại tổng sản lượng cao hơn. Sự chuyên môn hóa sẽ đem lại lợi ích bởi vì:
– Chuyên môn hóa cho phép cá nhân tập trung vào hoạt động mà họ thực hiện tốt nhất.
– Mỗi cá nhân sẽ trở nên thành thạo với công việc mà họ thực hiện có tính lập lại.
– Mất ít thời gian chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác.
Sự chuyên môn hóa lao động sẽ thúc đẩy trao đổi buôn bán. Adam Smith cho rằng thúc đẩy chuyên môn hóa và thương mại sẽ là nguyên nhân cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế.
Adam Smith và David Ricardo cũng cho rằng lợi ích tương tự cũng diễn ra đối với chuyên môn hóa và thương mại quốc tế. Nếu như mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào hoạt động sản xuất thích hợp với điều kiện của mỗi quốc gia, thì tổng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thế giới sẽ tăng lên. Chúng ta hãy xem xét chủ đề này một cách cụ thể hơn.
Có hai tiêu chuẩn đánh giá thường được sử dụng để xác định liệu rằng một quốc gia là tốt nhất trong một hoạt động cụ thể: lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh. Hai khái niệm này thường dể nhầm lẫn. Một cá nhân (hay một quốc gia) có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa nếu như cá nhân (hay quốc gia) đó có thể sản xuất nhiều hơn so với các cá nhân (hay các quốc gia) khác. Một cá nhân (hay quốc gia) có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa nếu như cá nhân (hay quốc gia) đó có thể sản xuất hàng hóa với chi phí cơ hội thấp nhất.
Chúng ta hãy xem xét một ví dụ minh họa sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Giả định, Mỹ và Nhật chỉ sản xuất hai loại hàng hóa: máy tính và lúa mỳ. Biểu đồ trên minh họa đường cong năng lực sản xuất của hai quốc gia (số liệu này chỉ có tính giả định).
Lưu ý rằng Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa. Để xác định quốc gia nào có lợi thế so sánh, chúng ta cần xác định chi phí cơ hội của mỗi hàng hóa (giả định rằng các đường cong năng lực sản xuất là tuyến tính để đơn giản vấn đề).
Chi phí cơ hội của một đơn vị máy tính ở Mỹ là 2 đơn vị lúa mỳ. Ở Nhật, chi phí cơ hội của một máy tính là 4/3 đơn vị lúa mỳ. Do đó, Nhật có lợi thế so sánh trong việc sản xuất máy tính. Tuy nhiên, Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mỳ do chi phí cơ hội của một đơn vị lúa mỳ là 1/2 đơn vị máy tính, trong khi đó ở Nhật là 3/4 đơn vị máy tính.
Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ có lợi thế so sánh, các hàng hóa khác thông qua thương mại (trao đổi buôn bán) với các quốc gia khác với chi phí nhỏ hơn chi phí cơ hội sản xuất trong nước. Chẳng hạn, giả định Mỹ và Nhật thương lượng trao đổi một đơn vị máy tính để lấy 1.6 đơn vị lúa mỳ. Mỹ có lợi từ việc trao đổi này vì có được một máy tính chỉ mất 1.6 đơn vị lúa mỳ, nhỏ hơn chi phí cơ hội (2 đơn vị lúa mỳ) để sản xuất trong thị trường nội địa. Nhật cũng có lợi từ việc trao đổi buôn bán này từ khi Nhật có thể trao đổi một máy tính và lấy 1.6 đơn vị lúa mỳ trong khi ở Nhật chỉ mất 4/3 đơn vị lúa mỳ để sản xuất một đơn vị máy tính.
Nếu mỗi quốc gia chỉ sản xuất những hàng hóa có lợi thế so sánh, thì mỗi hàng hóa được sản xuất với chi phí cơ hội thấp nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ làm gia tăng tổng sản lượng sản xuất của nền kinh tế.
26 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
26 Th12 2020