Cầu hàng hóa

1. KHÁI NIỆM CẦU

Cầu của một hàng hóa và dịch vụ được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu trong một thời gian nhất định, ceteris paribus. Một cách khác để biểu thị cầu của hàng hóa là thông qua biểu cầu dưới đây:

Ceteris paribus: Giả định các yếu tố khác (ngoài yếu tố giá) giữ nguyên không đổi.

Lưu ý rằng cầu của một hàng hóa là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng cầu và được tóm tắc ở bảng trên. Mối quan hệ này có thể biểu thị thông qua đường cầu minh họa dưới đây.

Cả biểu cầu và đường cầu đều chỉ ra rằng, đối với một hàng hóa, quan hệ đồng biến tồn tại giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên không đổi. Quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu phổ biến đối với nhiều hàng hóa, cho nên các nhà kinh tế gọi quan hệ này là luật cầu:

Một quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cầu trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus.

Cầu hàng hóa có thể được biểu thị thông qua hàm cầu: QD = f(P), ceteris paribus. Từ dữ liệu biểu cầu ở trên, chúng ta nhận thấy mối quan hệ giữa lượng cầu và giá là quan hệ tuyến tính. Vì vậy, mối quan hệ này có thể biểu thị thông qua hàm số tuyến tính sau:

Cầu thị trường bao gồm tổng cầu cá nhân trên thị trường. Về mặt khái niệm, đường cầu thị trường được xác lập bằng cách cộng tổng lượng cầu của tất cả cá nhân tiêu dùng hàng hóa tương ứng với từng mức giá. Biểu đồ dưới đây minh họa cho quá trình này, một thị trường đơn giản chỉ gồm có 2 cá nhân tiêu dùng gồm: cá nhân A và cá nhân B. Lưu ý rằng tổng lượng cầu trên thị trường là bằng tổng lượng cầu của các cá nhân tại mỗi mức giá. Trong biểu đồ này, tại mức giá 10, cá nhân A mong muốn mua 5 đơn vị hàng hóa và cá nhân B mong muốn mua 10 đơn vị hàng hóa. Vì vậy, tại mức giá bằng 10, tổng lượng cầu thị trường là 15 (=5+10) đơn vị hàng hóa. Một cách tương tự, lượng cầu thị trường có thể xác định tại mỗi mức giá khác nhau và từ đó xác định cầu thị trường của hàng hóa.

Dĩ nhiên, đây là ví dụ khá đơn giản vì trong thị trường thực tế sẽ có rất nhiều người mua đối với một hàng hóa cụ thể. Một nguyên lý tương tự phải nắm, đó là: đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng tổng lượng cầu của các cá nhân tiêu dùng tại mỗi mức giá.

2. DỊCH CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CẦU VÀ DỊCH CHUYỂN CẦU

Như đã đề cập ở trên, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng, như có thể thấy trong biểu cầu và đường cầu. Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ làm thay đổi lượng cầu, nhưng không có sự thay đổi cầu của hàng hóa. Khi đó, sự dịch chuyển từ A đến B được gọi là sự dịch chuyển trên đường cầu. Như biểu đồ trên minh họa, khi giá tăng từ 10 lên 15 sẽ làm giảm lượng cầu từ 15 xuống 10, nhưng không làm giảm cầu.

Sự thay đổi cầu chỉ diễn ra khi mối quan hệ giữa giá và lượng cầu thay đổi. Vị trí của đường thay đổi khi cầu thay đổi. Nếu đường cầu trở nên dốc hơn hoặc nông hơn, dịch chuyển sang phải hoặc trái, khi đó chúng ta có thể nói cầu đã thay đổi. Biểu đồ dưới đây minh họa sự dịch chuyển cầu (từ D sang D’). Lưu ý rằng sự dịch chuyển cầu sang phía phải được gọi là tăng cầu, lượng cầu lớn hơn tại mỗi mức giá.

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU

Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm thay đổi cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ. Những nhân tố này bao gồm:

ª Sở thích và thị hiếu,

ª Thu nhập,

ª Giá cả hàng hóa liên quan,

ª Số lượng người tiêu dùng và

ª Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập.

Dĩ nhiên, một hàng hóa đang được ưu chuộng (sở thích và thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó (như minh họa ở biểu đồ trên). Chẳng hạn, thiết bị nghe nhạc số (Ipod) hiện đang được ưu chuộng trên thị trường. Chính vì vậy, có sự tăng cầu về thiết bị số – Ipod.

Cầu sẽ giảm khi sự ưu chuộng của hàng hóa không còn nữa, do đó người tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa. Chẳng hạn, máy nghe nhạc VCD rất được ưu chuộng trước đây, nhưng ngày nay người tiêu dùng đang ưu chuộng máy nghe nhạc DVD. Do đó, cầu máy nghe nhạc VCD giảm xuống. Đặc biệt, các sản phẩm thời trang (áo quần, mỹ phẩm, điện thoại di động, …) chịu tác động rất lớn bởi sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng.

Cầu của hầu hết các hàng hóa tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên (như minh họa dưới đây). Chúng ta hãy thử về cầu cá nhân của bạn về đĩa CD, ăn nhà hàng, xem phim ở rạp, … Liệu bạn có tăng tiêu dùng của những hàng hóa này khi thu nhập của bạn tăng lên hay không (Dĩ nhiên, có thể cầu của một số hàng hóa khác như mỳ ăn liền, áo quần đã qua sử dụng có thể giảm khi thu nhập tăng lên. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn ở chương kế tiếp).

Hàng hóa liên quan, có thể là:

–     Hàng hóa thay thế, hoặc

–     Hàng hóa bổ sung.

Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế nếu giá của hàng hóa này tăng lên làm tăng cầu của hàng hóa khác. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, thịt gà và thịt bò có thể là hàng hóa thay thế lẫn nhau. Cà phê và trà cũng có thể là hàng hóa thay thế nhau. Biểu đồ dưới đây minh họa ảnh hưởng của giá cà phê tăng lên. Khi giá cà phê tăng lên sẽ làm giảm lượng cầu cà phê, nhưng làm tăng cầu của trà. Lưu ý rằng điều này làm dịch chuyển trên đường cầu của cà phê do có sự thay đổi giá của cà phê (hãy nhớ rằng sự thay đổi giá của hàng hóa, ceteris paribus, sẽ tạo nên một sự dịch chuyển trên đường cầu).

Các nhà kinh tế cho rằng hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung khi giá của một hàng hóa này tăng sẽ làm giảm cầu của hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường hợp, hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau. Các ví dụ về các cặp hàng hóa bổ sung bao gồm:

–     Xe máy và mũ bảo hiểm,

–     Máy ảnh và phim,

–     Đĩa CD và máy CD,

–     Mực in và máy in.

Biểu đồ dưới minh họa ảnh hưởng của giá đĩa DVD tăng lên. Lưu ý rằng giá đĩa DVD tăng lên sẽ làm giảm cả lượng cầu đĩa DVD và cầu máy DVD.

Do đường cầu thị trường bằng tổng theo trục hoành lượng cầu của tất cả người mua trên thị trường, sự gia tăng số lượng người mua sẽ làm cho cầu tăng lên (như minh họa bên dưới). Khi dân số tăng lên, cầu của tivi, thực phẩm, các tiện nghi khác cũng tăng lên. Giảm dân số cũng làm giảm cầu hàng hóa. Lưu ý rằng sự thay đổi số lượng người tiêu dùng, người có mong muốn và có khả năng thanh toán, mới chính là nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa cụ thể.

Các kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi giá và thu nhập là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu hiện tại của hàng hóa. Trước hết, chúng ta hãy nói về ảnh hưởng của giá mong đợi tăng lên trong tương lai. Giả định, bạn đang xem xét để mua một chiếc xe máy hay một máy tính cá nhân. Nếu như bạn có thông tin và bạn tin rằng giá trong tương lai của hàng hóa này sẽ tăng lên, có lẽ bạn sẽ quyết định mua chúng ngay hôm nay. Do đó, nếu giá kỳ vọng tăng lên trong tương lai sẽ làm tăng cầu trong hiện tại. Cũng tương tự như vậy, giá kỳ vọng giảm trong tương lai sẽ làm giảm cầu trong hiện tại (từ khi bạn muốn hoãn mua sắm vì giá thấp hơn trong tương lai).

Nếu thu nhập kỳ vọng trong tương lai tăng lên, có lẽ cầu của nhiều hàng hóa sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu thu nhập kỳ vọng giảm (chẳng hạn, bạn nghe tin đồn về chính sách sa thải, hay khủng hoảng kinh tế), thì các cá nhân sẽ giảm cầu hàng hóa hiện tại để mà họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hôm nay để đề phòng thu nhập thấp hơn trong tương lai.

3. ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ

Khi thị trường quốc tế được xem xét, cầu của sản phẩm bao gồm cả cầu nội địa và nước ngoài. Một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đối với cầu nước ngoài là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là tỷ suất chuyển đổi đồng tiền của một quốc gia sang đồng tiền của một quốc gia khác. Chẳng hạn, một USD (đôla Mỹ) đổi được 0.8 EUR (đồng tiền Châu Âu). Trong trường hợp này giá trị USD của một EUR là 1.25 USD. Lưu ý rằng tỷ giá hối đoái giữa USD và EUR là số nghịch đảo của tỷ giá giữa EUR và USD. Nếu như giá trị của đồng USD tăng lên so với đồng tiền nước ngoài, thì giá trị của đồng tiền nước ngoài sẽ giảm đi so với đồng USD. Đây là kết quả khá trực quan, sự tăng giá đồng USD làm cho USD có giá trị tương đối cao hơn so với đồng tiền nước ngoài. Trong trường hợp này, đồng tiền nước ngoài có giá trị tương đối nhỏ hơn so với đồng USD. Khi giá trị của đồng nội tệ (đồng tiền trong nước) tăng lên tương đối với đồng tiền nước ngoài, thì hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước trở nên đắt hơn so với các nước khác. Vì vậy, tăng giá của đồng USD làm giảm cầu hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ và cầu hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ sẽ tăng lên nếu như giá trị trao đổi của đồng USD giảm xuống.