Thị trường nguồn lực

Có bốn nhóm nguồn lực: tài nguyên, lao động, vốn và quản lý. Chi phí cho các nguồn lực như sau:

Tiền thuê, tiền lương và tiền lãi được xác định trên thị trường tài nguyên, lao động và vốn. Những người quản lý là những người được thuê để điều hành kinh doanh trong một doanh nghiệp, thu nhập của người quản lý từ lợi nhuận kinh doanh, là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất.

Mối quan hệ giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực có thể được mô tả trong biểu đồ luân chuyển dưới đây. Biểu đồ này minh họa mối quan hệ tương thuộc lẫn nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Doanh nghiệp sẽ mua nguồn lực sản xuất trên thị trường nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ và bán trên thị trường sản phẩm. Vì vậy, chúng ta nói cầu của nguồn lực là cầu xuất phát, cầu bắt nguồn từ cầu sản phẩm. Chẳng hạn, cầu của lao động ngành dệt may tăng lên khi cầu của thị trường sản phẩm dệt may tăng lên.

Biểu đồ luân chuyển cũng minh họa một khía cạnh khác mà chúng ta cần phải lưu ý: hộ gia định là nguồn cung trên thị trường nguồn lực và doanh nghiệp là nguồn cầu. Lưu ý rằng vai trò này là ngược lại đối với thị trường sản phẩm.

1. CUNG CẦU NGUỒN LỰC

Biểu đồ dưới đây minh họa đường cung và cầu của thị trường nguồn lực. Đường cầu là đường dốc xuống là do khi giá cả nguồn lực giảm xuống sẽ khích thích các doanh nghiệp gia tăng mong muốn và khả năng thanh toán các chi phí sử dụng nguồn lực. Lượng cung nguồn lực tăng lên khi giá cả nguồn lực tăng lên là do những người sở hữu nguồn lực sẽ chuyển dịch nguồn lực mang lại cho họ giá trị cao nhất. Như biểu đồ dưới đây minh họa, cân bằng thị trường diễn ra tại mức giá mà ở đó lượng cầu nguồn lực bằng với lượng cung nguồn lực.

Cầu nguồn lực là co giãn theo giá khi:

–     Cầu sản phẩm là co giãn theo giá,

–     Nguồn lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của doanh nghiệp,

–     Có nhiều nguồn lực thay thế và

–     Thời gian dài xem xét.

Chúng ta hãy xem xét tại sao độ co giãn của cầu sản phẩm ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu nguồn lực. Cầu nguồn lực là co giãn hơn, thì khi giá của nguồn lực tăng lên sẽ làm cho lượng cầu nguồn lực giảm đi một lượng rất lớn. Chúng ta hãy xem xét làm thế nào mà sự thay đổi giá của nguồn lực tác động đến lượng cầu nguồn lực. Khi giá của nguồn lực tăng lên thì chi phí trung bình và chi phí biên sẽ tăng lên. Sự gia tăng chi phí sẽ làm cho giá cân bằng của thị trường sản phẩm sẽ tăng lên. Khi giá cả của sản phẩm tăng lên, thì lượng cầu của sản phẩm sẽ giảm xuống. Do cầu nguồn lực là cầu xuất phát, sự giảm lượng cầu sản phẩm sẽ làm giảm lượng cầu nguồn lực. Khi cầu sản phẩm là khá co giãn, nếu giá của sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm đi một lượng cầu sản phẩm rất lớn (và vì vậy làm giảm đi một lượng cầu nguồn lực rất lớn). Phân tích chuỗi quan hệ này cho phép chúng ta hiểu mối quan hệ tương thuộc giữa cầu sản phẩm và cầu nguồn lực.

Ngân sách nguồn lực sử dụng trong tổng chi phí cũng ảnh hưởng đến cầu nguồn lực theo một cách tương tự. Khi giá cả của một nguồn lực tăng lên sẽ tác động đến chi phí trung bình và chi phí biên của sản phẩm. Nếu nguồn lực chiếm 10% trong tổng chi phí, thì sự gia tăng gấp đôi giá của nguồn lực làm tăng thêm 10% tổng chi phí. Nếu nguồn lực chỉ chiếm 1% tổng chi phí, sự gia tăng gấp đôi giá của nguồn lực chỉ làm tăng thêm 1% tổng chi phí. Vì vậy, sự thay đổi giá của nguồn lực sẽ tác động lên chi phí và giá cả của sản phẩm lớn hơn khi nguồn lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.

Doanh nghệp sẽ giảm nguồn lực khi có nhiều nguồn lực thay thế. Do đó, cầu nguồn lực là co giãn hơn khi có nhiều nguồn lực thay thế hơn. Các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian để lựa chọn các phương pháp sản xuất. Khi giá của nguồn lực tăng lên sẽ có tác động lớn hơn trong dài hạn bởi vì thời gian dài xem xét sẽ có nhiều khả năng thay thế hơn. Vì vậy, cầu nguồn lực sẽ co giãn hơn khi xem xét trong dài hạn.

Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm dịch chuyển cầu nguồn lực. Cầu nguồn lực sẽ tăng lên khi:

–     Giá sản phẩm (đầu ra) tăng lên,

–     Năng suất nguồn lực tăng lên,

–     Số lượng người mua tăng lên,

–     Giá cả của nguồn lực thay thế tăng lên,

–     Giá cả của nguồn lực bổ sung giảm xuống,

–     Doanh nghiệp có mức sử dụng cao đối với các nguồn lực khác.

Để xác định sử dụng bao nhiêu lao động (hay số lượng nguồn lực khác), một doanh nghiệp đo lường lợi ích so với chi phí từ việc sử dụng nguồn lực. Một lao động sẽ được thuê thêm nếu như lợi ích tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm. Lợi ích mà một doanh nghiệp nhận được từ việc thuê thêm lao động chính là doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm lao động đó. Sự gia tăng giá sản phẩm hay năng suất của lao động sẽ làm tăng lợi ích biên liên quan đến việc thuê thêm lao động. Do đó, cầu lao động sẽ tăng khi giá bán sản phẩm tăng lên hay năng suất lao động tăng lên. Điều này có thể giải thích và vận dụng một cách tương tự đối với các nguồn lực khác.

Do cầu thị trường của nguồn lực được xác lập từ cầu nguồn lực của các doanh nghiệp trên thị trường nguồn lực, vì thế sự gia tăng các doanh nghiệp sẽ làm gia tăng cầu thị trường của nguồn lực.

Nguồn lực thay thế là nguồn lực có thể thay thế sử dụng cho các nguồn lực khác (chẳng hạn thợ hàn công nhân và thợ hàn người máy). Nếu một trong những nguồn lực đắt hơn những nguồn lực khác, thì doanh nghiệp sẽ thay thế nguồn lực đắt hơn bởi những nguồn lực rẽ hơn. Nguồn lực bổ sung là nguồn lực được sử dụng cùng với những nguồn lực khác. Thiết bị sản xuất điều khiển máy tính và kỹ thuật viên máy tính là những nguồn lực bổ sung nhau. Nếu như giá của một trong những nguồn lực này tăng lên sẽ làm cho cầu của nguồn lực bổ sung giảm xuống.

Nếu một doanh nghiệp có mức sử dụng lớn một số nguồn lực, thì năng suất của những nguồn lực khác sẽ tăng lên. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sở hữu một lượng lớn về vốn thì lao động thường có năng suất cao hơn do được trang bị công cụ, máy móc, đào tạo tốt hơn. Trong trường hợp này sự gia tăng vốn sẽ làm tăng cầu lao động.

Cung thị trường

Như đề cập trước đây, độ co giãn của cung nguồn lực được xác định bởi:

Độ co giãn của cung theo giá sẽ co giãn lớn hơn khi có nhiều lựa chọn nguồn lực sử dụng và thời gian dài để xem xét. Những nghề nghiệp có ít lao động thay thế sẽ có cung lao động ít co giãn hơn so với những nghề nghiệp có nhiều lao động thay thế hơn. Chẳng hạn, cung lao động về chuyên gia hóa dầu ít co giãn hơn so với cung lao động về công nhân xây dựng. Nếu như thời gian dài được xem xét thì những người lao động được đào tạo và thu thập thêm về thông tin thị trường lao động, khi đó có sự thay đổi lớn lượng cung lao động khi có sự thay đổi lương và thời gian dài xem xét.

Thu nhập của nguồn lao động có đường cung không co giãn được gọi là tiền thuê. Tiền thuê biểu thị khoản trả vượt quá chi phí cơ hội của cung nguồn lực. Nếu một công ty có đường cung nguồn lực không co giãn, khi đó có một lượng lớn nguồn lao động cung cấp thậm chí với giá bằng không. Do đó, tiền thuê là bất kỳ khoản thanh toán nào nhận trong trường hợp này. Thu nhập của nguồn lao động có đường cung co giãn hoàn toàn được gọi là tiền chuyển nhượng. Tiền chuyển nhượng là khoản thanh toán bằng với chi phí cơ hội của cung nguồn lực. Khi một nguồn lực có đường cung co giãn hoàn toàn, khi đó giá của nguồn lực bằng với giá của các nguồn lực lựa chọn khác trên thị trường. Do đó, tất cả thu nhập là tiền chuyển nhượng. Trong nhiều trường hợp thì đường cung thị trường nguồn lực là đường dốc lên, khi đó nguồn lực sẽ nhận khoản thanh toán hỗn hợp giữa tiền thuê và tiền chuyển nhượng.

Cung nguồn lực sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi về sở thích, số lượng nhà cung cấp và sự thay đổi giá của các nguồn lực liên quan khác.

Giá trần và giá sàn

Như đề cập ở trên, cân bằng nguồn lực xảy ra khi lượng cung bằng với lượng cầu. Nếu giá sàn áp dụng hữu hiệu (chẳng hạn lương tối thiểu) sẽ làm cho mức giá cao hơn giá cân bằng, khi đó sẽ có một sự thặng dư nguồn lực (do lượng cung vượt quá lượng cầu). Trong thị trường lao động, sự thặng dư này sẽ dẫn đến thất nghiệp cho một số lao động. Điều này có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây. Lưu ý rằng lượng cung vượt quá lượng cầu khi giá sàn áp dụng tại mức giá Pm.

bằng (tại mức giá Pc trong biểu đồ), khi đó lượng cầu vượt quá lượng cung và xẩy ra thiếu hụt nguồn lực.

2. CẦU NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP

Một doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực nếu như việc thuê thêm nguồn lực này còn đem lại lợi nhuận. Nhớ lại rằng lợi nhuận kinh tế bằng:

Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên thì cả doanh thu và chi phí đều tăng lên. Lợi nhuận kinh tế sẽ tăng nếu phần doanh thu tăng thêm lớn hơn phần chi phí tăng thêm.

Doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực gọi là doanh thu sản phẩm biên (MRP) của nguồn lực. Chi phí yếu tố biên (MFC) của nguồn lực được xác định như là chi phí tăng thêm liên quan đến việc tăng thêm một đơn vị nguồn lực sử dụng. Điều này thuyết phục phần nào về điều kiện tối ưu của doanh nghiệp:

–     Tăng mức sử dụng nguồn lực khi và chỉ khi MRP > MFC

–     Giảm mức sử dụng nguồn lực khi và chỉ khi MRP > MFC.

Do vậy, mức sử dụng tối ưu nguồn lực diễn ra khi và chỉ khi MRP = MFC. Doanh thu sản phẩm biên có thể biểu thị như sau:

MRP = MR x MP

Trong đó, MR (doanh thu biên) bằng doanh thu tăng thêm từ việc bán thêm một đơn vị sản lượng và MP là sản lượng tăng thêm từ việc sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực. Chẳng hạn, giả sử bạn muốn tính doanh thu sản phẩm biên của lao động khi biết MR = 3 triệu đồng và MP = 4. trong trường hợp này, sử dụng thêm một lao động sẽ làm tăng thêm 4 đơn vị sản lượng. Do doanh thu tăng thêm 3 triệu đồng mỗi khi bán thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh thu sẽ tăng lên 12 triệu đồng (= 3 triệu đồng × 4 đơn vị sản lượng) khi sử dụng thêm một đơn vị lao động. Trong trường hợp đặc biệt của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi đó MRP = P×MP do MR = P (trong đó, P là giá thị trường của sản phẩm). Trong trường hợp của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, đường cong MRP đôi khi được xem như là “giá trị của sản phẩm biên”.

Biểu đồ dưới đây minh họa đường cong MRP. Đường cong này có độ dốc đi xuống như là kết quả của qui luật năng suất biên giảm dần. Như chúng ta đã biết, qui luật năng suất biên giảm dần cho thấy khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên, các nguồn lực khác không đổi, MP của nguồn lực sẽ giảm xuống. Trong khi đó, MP của nguồn lực lúc ban đầu có thể tăng, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận chỉ sẽ sử dụng nguồn lực trong khoảng MP giảm. Do vậy, chỉ phần đường cong MRP có độ dốc đi xuống như minh họa bên dưới (trong trường hợp của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, MR cũng sẽ giảm khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên – Vì MR giảm khi sản lượng tăng lên trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo).

Mặc khác, mỗi doanh nghiệp là người nhận giá trong thị trường nguồn lực cạnh tranh hoàn hảo, khi đó chi phí tăng thêm cho mỗi đơn vị nguồn lực sử dụng bằng với mức giá của nguồn lực. Do đó, đường chi phí yếu tố biên là đường nằm ngang tại mức giá thị trường nguồn lực. Hai trường hợp minh họa của đường MFC như trong biểu đồ dưới đây.

Như biểu đồ trên cho thấy, mức sử dụng nguồn lực tối ưu diễn ra ở mức sử dụng nguồn lực mà ở đó MRP = MFC. Khi đó, mức sử dụng nguồn lực tối ưu tại Q0. Nếu MFC tăng lên lượng cầu nguồn lực tại mỗi mức giá nguồn lực cho nên MRP được xem là đường cầu nguồn lực của doanh nghiệp.