Ngoại ứng là gì?

1. NGOẠI ỨNG LÀ GÌ

Ngoại ứng

Khiếm khuyết thị trường xem xét trong chương này dưới đặc tính chung, gọi là ngoại ứng. Ngoại ứng xuất hiện khi một người tiến hành một hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của người ngoài cuộc, những người chưa được trả hay chưa nhận được tiền bồi thường cho hậu quả đó. Nếu tác động đó là có hại, nó được gọi là ngoại ứng tiêu cực; nếu tác động có lợi được gọi là ngoại ứng tích cực. Với sự có mặt của ngoại ứng, sự quan tâm của xã hội đối với đầu ra của thị trường mở rộng cả về phía lợi ích của người mua và bán trên thị trường; nó cũng bao gồm sự ảnh hưởng đến lợi ích của những người ngoài cuộc. Bởi người mua và bán không để ý đến những hậu quả bên ngoài hành động của họ khi quyết định lượng cung cấp và tiêu dùng, sự cân bằng thị trường là không hiệu quả khi có ngoại ứng. Đó là khiếm khuyết của thị trường trong việc tối đa hóa tổng lợi ích. Chẳng hạn, việc thải chất dioxin vào môi trường là một ngoại ứng tiêu cực. Các công ty sản xuất giấy sẽ không xem xét đến chi phí ô nhiễm gây ra và vì thế sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm nếu như chính phủ không có biện pháp ngăn chặn.

Sau đây là một vài ví dụ về ô nhiễm:

Khí thải từ xe cộ là ngoại ứng tiêu cực vì nó tạo ra khói và người khác phải hít thở. Kết quả là người lái xe có xu hướng gây ô nhiễm nhiều nhất. Các chính phủ nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách đặt ra mức thải tiêu chuẩn cho xe ô tô. Chính phủ cũng đánh thuế xăng dầu để giảm lượng người lái xe.

Khôi phục những tòa nhà lịch sử là ngoại ứng tích cực vì mọi người đi ngang qua có thể thưởng thức vẻ đẹp cũng như ý thức được lịch sử về các toà nhà. Người quản lý không nhận thức được giá trị toàn bộ lợi ích của việc bảo tồn và khôi phục, vì thế tòa nhà có xu hướng xuống cấp hoặc phá huỷ để xây dựng mới. Chính quyền địa phương thường chịu trách nhiệm về vấn đề này bằng cách qui định việc bảo tồn toà nhà và trợ cấp cho cơ quan quản lý để khôi phục nó.

Tiếng chó sủa gây ra ngoại ứng tiêu cực, những ảnh hưởng xấu từ tiếng chó sủa mà hàng xóm phải gánh chịu. Người chủ không chịu tất cả chi phí về tiếng ồn, vì thế ít có biện pháp ngăn chặn tiếng ồn này. Chính quyền địa phương hướng đến vấn đề này bằng sự can thiệp, coi việc “quấy rầy sự yên tĩnh” là bất hợp pháp.

Nghiên cứu công nghệ mới là ngoại ứng tích cực bởi nó tạo ra kiến thức mà mọi người có thể sử dụng. Bởi vì người phát minh không có lợi ích toàn bộ của việc phát minh của họ, lợi ích mà họ được hưởng là rất ít. Do đó, chính phủ giải quyết vấn đề này bằng cách cấp bằng sáng chế, cho phép nhà phát minh quyền ưu tiên sử dụng phát minh của họ trong một thời gian nào đó.

Trong mỗi trường hợp trên, người trong cuộc không ý thức được ảnh hưởng của ngoại ứng gây ra từ hành vi của họ. Vì vậy, chính phủ can thiệp và tác động đến hành vi của họ nhằm bảo vệ quyền lợi của người ngoài cuộc.

Ngoại ứng trong sản xuất

ª  Ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất

Giả sử, các công ty sản xuất nhôm thải ra chất gây ô nhiễm, khi mỗi đơn vị nhôm được sản xuất, có một lượng khói nào đó được thải ra bầu khí quyển. Lượng khói này gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người hít nó, đó là ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất. Ngoại ứng ảnh hưởng đến đầu ra của thị trường như thế nào?

Do ngoại ứng, chi phí xã hội để sản xuất nhôm lớn hơn chi phí của các nhà sản xuất nhôm. Khi mỗi đơn vị nhôm được sản xuất ra, chi phí xã hội gồm chi phí của các nhà sản xuất, cộng với chi phí của những người không liên quan bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm. Biểu đồ dưới đây minh họa chi phí xã hội của việc sản xuất nhôm. Đường chi phí xã hội nằm trên đường cung bởi nó phải gánh chịu chi phí bên ngoài mà các nhà sản xuất nhôm gây ra cho xã hội. Sự khác biệt giữa hai đường phản ánh chi phí ô nhiễm.

Vậy cần sản xuất bao nhiêu nhôm? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta xem xét nhà hoạch định xã hội sẽ hành động như thế nào. Các nhà hoạch định cố gắng tối đa hóa giá trị thặng dư của thị trường – giá trị tiêu dùng nhôm trừ đi chi phí sản xuất nhôm. Trong đó, chi phí sản xuất nhôm bao gồm cả chi phí ô nhiễm.

Nhà hoạch định muốn chọn mức sản xuất nhôm tại điểm mà đường cầu cắt đường chi phí xã hội. Giao điểm này quyết định lượng nhôm tối ưu nhất cần sản xuất từ quan điểm xã hội.

Dưới mức này, giá trị của nhôm đối với người tiêu dùng (được đo bởi đường cầu) vượt quá chi phí xã hội để sản xuất ra nó (được đo bởi đường chi phí xã hội). Những nhà hoạch định không sản xuất nhiều hơn mức này bởi chi phí sản xuất của xã hội tăng thêm vượt quá giá trị của nó đối với người tiêu dùng.

Chú ý rằng lượng nhôm ở điểm lượng cân bằng, Qm, là cao hơn sản lượng tối ưu của xã hội, Qo. Lý giải cho sự không hiệu quả này là sự cân bằng thị trường chỉ phản ánh chi phí của cá nhân của việc sản xuất. Ở điểm cân bằng thị trường, giá trị tiêu dùng biên của nhôm ít hơn so với chi phí xã hội của sản xuất. Đó là, tại Qm đường cầu nằm dưới đường chi phí xã hội. Vì thế, giảm bớt lượng sản xuất và tiêu dùng nhôm so với cân bằng thị trường làm gia tăng lợi ích của nền kinh tế.

Xã hội phải làm thế nào để đạt được kết quả tối ưu. Một cách có thể thực hiện được là chỉ có thể đánh thuế vào việc sản xuất nhôm cho mỗi tấn nhôm được bán ra. Thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung lên trên tùy theo mức độ của nó. Nếu mức thuế đánh tương ứng với sự tăng lên của đường chi phí xã hội, thì đường cung mới sẽ trùng với đường chi phí xã hội. Ở điểm cân bằng mới, những người sản xuất nhôm có thể sản xuất ở sản lượng nhôm tối ưu của xã hội

Việc sử dụng thuế như trên được gọi là sự can thiệp vào ngoại ứng và là nguyên nhân kích thích người bán và người mua trên thị trường tính toán hiệu quả của ngoại ứng trong hoạt động của họ. Những nhà sản xuất nhôm cũng như xăng, phải tính đến chi phí của ô nhiễm trong việc tính toán khi quyết định sản lượng nhôm sản xuất khi có thuế để trả cho chi phí ô nhiễm này. Chúng ta sẽ xem xét cách thức để khắc phục các ngoại ứng ở phần cuối của chương này.

ª  Ngoại ứng tích cực trong sản xuất

Mặc dù trong một vài thị trường chi phí xã hội vượt quá chi phí sản xuất cá nhân, trong một vài thị trường khác thì ngược lại với trường hợp này. Ở trong các thị trường này, ngoại ứng bên ngoài có lợi, chi phí sản xuất của xã hội thấp hơn chi phí của cá nhân, đó là ngoại ứng tích cực trong sản xuất trong sản xuất. Chẳng hạn, trong ngành chế tạo robot (người máy) công nghiệp.

Robot là lĩnh vực có công nghệ thay đổi nhanh chóng. Mỗi khi một công ty chế tạo ra robot, ở đó có cơ hội để khám phá ra mẫu thiết kế mới tốt hơn. Mẫu thiết kế mới này không chỉ có lợi cho công ty mà còn cho xã hội nói chung, bởi thiết kế này sẽ cung cấp kho tàng kiến thức của nhân loại. Loại ngoại ứng tích cực này được gọi là sự lan tỏa về mặt công nghệ.

Việc phân tích ngoại ứng tích cực cũng tương tự với sự phân tích ngoại ứng tiêu cực. Biểu đồ dưới đây mô tả thị trường robot công nghiệp. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất của xã hội là thấp hơn so với chi phí sản xuất của cá nhân, có sự dịch chuyển xuống dưới của đường cung. Trong trường hợp đặc biệt, chi phí sản xuất của xã hội của robot thấp hơn chi phí của cá nhân là do sự lan toả về mặt công nghệ. Vậy thì, người hoạch định chính sách xã hội có thể chọn việc sản xuất với sản lượng lớn hơn của thị trường tư nhân yêu cầu.

Trong trường hợp này, chính phủ có thể can thiệp vào ngoại ứng bằng cách trợ cấp cho việc sản xuất robot. Nếu chính phủ trả cho công ty phần trợ cấp cho mỗi đơn vị robot sản xuất, thì đường cung có thể dịch xuống bằng giá trị của trợ cấp và điều này có thể làm tăng sản lượng cân bằng của robot. Để đảm bảo sản lượng cân bằng thị trường bằng với sản lượng tối ưu của xã hội, mức trợ cấp tương ứng với giá trị của sự lan toả công nghệ. Sự lan tỏa công nghệ ở mức nào và chính sách công cộng phải làm gì? Đó là câu hỏi quan trọng, bởi vì tiến bộ kỹ thuật là chìa khóa để đánh giá sự tiến bộ trình độ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đây là câu hỏi khá hóc búa đối với các nhà kinh tế trong từng giai đoạn.

Một số nhà kinh tế cho rằng sự lan tỏa công nghệ đã lan tràn và chính phủ cần khuyến khích các ngành với quy mô lớn. Hiện nay, các nhà kinh tế đang tranh luận về việc sản xuất chip (mạch) máy tính. Trong trường hợp đó, chính phủ sử dụng luật thuế để kích thích sản xuất chip máy tính, cũng như đối với các sản phẩm khác. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế với mục đích đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản xuất được gọi là chính sách công nghệ. Một số nhà kinh tế khác đôi khi cũng hoài nghi về chính sách công nghệ. Mặc dù, sự loan tỏa công nghệ là phổ biến, thì kết quả đạt được của chính sách công nghệ phụ thuộc vào cách thức chính phủ đo lường mức độ lan tỏa từ các thị trường khác nhau. Vấn đề đo lường này là khó khăn nhất. Hơn thế nữa, mỗi khu vực không có những thước đo riêng, hệ thống chính sách này tác động thông qua chính sách trợ cấp cho các ngành công nghiệp và hơn thế nữa, nó sẽ tạo ra những ngoại ứng tích cực nhất.

Một trong những chính sách công nghệ được các nhà kinh tế học thừa nhận hơn cả là bảo hộ bằng phát minh. Luật bảo hộ bản quyền bằng phát minh đã mang đến cho những người sáng chế được độc quyền sử dụng nó trong một thời kỳ nhất định. Khi một công ty đột phá về công nghệ, nó có thể thu được nhiều lợi nhuận. Các phát minh đã mang lại cho các công ty quyền sở hữu về sáng kiến. Nếu công ty khác muốn sử dụng công nghệ mới, họ có thể mua giấy phép chuyển nhượng từ công ty có quyền sở hữu về phát minh. Như vậy, các phát minh động viên các công ty trong việc nghiên cứu và những hoạt động khác nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.

Các ngoại ứng trong tiêu dùng

Những ngoại ứng mà chúng ta đề cập ở trên liên quan với việc sản xuất hàng hóa. Một vài ngoại ứng liên quan đến tiêu dùng, chẳng hạn như nồng độ cồn sẽ tạo ra ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng trong tiêu dùng nếu việc tiêu dùng nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Tương tự, việc tiêu dùng sản phẩm giáo dục tạo ra ngoại ứng tích cực trong tiêu dùng bởi vì nâng cao dân trí có lợi cho mỗi người.

Việc phân tích ngoại ứng tiêu dùng cũng giống như phân tích ngoại ứng sản xuất. Biểu đồ dưới đây chỉ ra, đường cầu không phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa. Phần (a) chỉ ra trường hợp của ngoại ứng tiêu dùng tiêu cực, chẳng hạn bia-rượu trong trường hợp này, giá trị xã hội nhỏ hơn so với giá trị của cá nhân và sản lượng tối ưu của xã hội nhỏ hơn so với sản lượng được xác định bởi thị trường cá nhân. Phần (b) chỉ ra ngoại ứng tiêu dùng tích cực, như trường hợp giáo dục. Trong trường hợp này, giá trị xã hội lớn hơn giá trị cá nhân và sản lượng tối ưu của xã hội lớn hơn so với sản lượng của cá nhân.

Một lần nữa, chính phủ có thể điều chỉnh những khiếm khuyết của thị trường bằng việc can thiệp vào ngoại ứng. Câu trả lời dành cho ngoại ứng tiêu dùng cũng tương tự như trong trường hợp ngoại ứng sản xuất. Thị trường cân bằng ở sản lượng tối ưu của xã hội đối với ngoại ứng tiêu cực được điều tiết bằng thuế và ngoại ứng tích cực được trợ cấp. Trong thực tế, chính sách của chính phủ đánh thuế với rượu là cao nhất trong các loại, giáo dục trong các trường công lập được trợ cấp cao nhất so với các loại khác.

Lưu ý trong những ví dụ về ngoại ứng đã chỉ ra rằng những ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất hoặc tiêu dùng khiến thị trường sản xuất số lượng lớn hơn so với sản lượng yêu cầu của xã hội; ngoại ứng tích cực trong sản xuất hoặc tiêu dùng khiến thị trường sản xuất ở sản lượng ít hơn sản lượng yêu cầu của xã hội. Để bù đáp, chính phủ có thể tác động đến ngoại ứng bằng việc đánh thuế hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp vào hàng hóa có ngoại ứng tích cực.

2. GIẢI QUYẾT CÁ NHÂN VỀ NGOẠI ỨNG

Chúng ta đã tranh luận tại sao ngoại ứng khiến thị trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả, nhưng mà theo thời gian tính không hiệu quả có thể được khắc phục. Trong thực tế, cả lĩnh vực tư nhân và các chính sách công lại giải quyết ngoại ứng theo các hướng khác nhau. Toàn bộ việc khắc phục này nhằm mục đích phân bổ nguồn lực ở mức tối ưu của xã hội. Chúng ta hãy xem cách giải quyết của cá nhân trong lĩnh vực này.

Các hình thức giải quyết cá nhân

Tuy ngoại ứng là nguyên nhân làm cho thị trường không hiệu quả, sự tác động của chính phủ không phải bao giờ cũng là cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong một vài trường hợp, dân cư có thể có cách giải quyết tốt hơn về vấn đề ngoại ứng.

Đôi khi, vấn đề ngoại ứng có thể được giải quyết theo đạo lý và sự ủng hộ của xã hội. Hãy xem xét tại sao ở một số quốc gia, Singapore chẳng hạn, hầu hết mọi người đều không xả rác bừa bãi. Hầu như mọi người không xã rác vì nhận thức rằng đó là những hành động sai, mặc dù có những qui định chống hành vi xã rác bừa bãi.

Ngoài ra, giải pháp tư nhân đối với ngoại ứng là tính nhân đạo, nhiều khi người ta thiết lập một sự thỏa thuận về ngoại ứng. Chẳng hạn, câu lạc bộ Sierra, là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu của họ là bảo vệ môi trường được tài trợ từ các tổ chức tư nhân. Các trường giáo dục và đại học cũng nhận được tài trợ từ cựu sinh viên và cộng đồng kinh doanh. Trong trường hợp này, sự hợp tác và tài trợ vì giáo dục là ngoại ứng tích cực cho xã hội.

Thị trường tư nhân có thể giải quyết vấn đề ngoại ứng theo mối quan tâm cá nhân. Đôi lúc, các giải pháp là một kiểu kết hợp khác trong kinh doanh. Chẳng hạn, hãy xem việc trồng táo và nuôi ong ở mỗi địa điểm khác nhau. Mỗi hoạt động kinh doanh tạo ra ngoại ứng tích cực khác nhau. Bằng việc thụ phấn hoa trên cây, những con ong đã giúp vườn táo tạo ra táo. Đồng thời, ong sử dụng mật hoa thu được từ cây táo để sản xuất mật ong. Tuy nhiên, những người trồng táo quyết định trồng bao nhiêu cây và người nuôi ong quyết định số lượng ong bao nhiêu đều không chú ý đến ngoại ứng tích cực. Kết quả, người trồng táo thì trồng quá ít cây và người nuôi ong lại nuôi quá ít ong. Bằng cách xem xét ngoại ứng, số lượng ong và cây táo được xem xét để đem lại lợi ích xã hội tối ưu.

Một giải pháp khác cho thị trường tư nhân trong việc giải quyết ngoại ứng là các bên liên quan ký kết hợp đồng. Trong ví dụ đã nêu ở trên, hợp đồng giữa người trồng táo và nuôi ong có thể là quá ít cây và quá ít ong. Hợp đồng có thể ghi rõ số lượng cây và số lượng ong, mỗi bên có thể trả khoản tiền cho bên tham gia. Bằng cách sắp xếp thỏa thuận giữa người nuôi ong và người trồng táo, ngoại ứng này đảm bảo tốt hơn cho cả hai bên tham gia.

Định lý Coase

Để nghiên cứu cách thức hiệu quả trong giải pháp cá nhân về ngoại ứng. Một kết quả nghiên cứu rất nổi tiếng, đó là định lý Coase, do nhà kinh tế Ronald Coase. Kết quả nghiên cứu cho biết giải pháp sẽ hữu hiệu trong một số trường hợp. Giả định rằng Nam có con chó đốm. Đốm sủa và quấy rầy Bắc, là người láng giềng của Nam. Nam kiếm được lợi nhuận từ việc sở hữu con chó, nhưng mà con chó lại gây ra ngoại ứng tiêu cực cho Bắc. Trong trường hợp này, Nam muốn giữ con chó lại, trong khi đó Bắc mất ngủ thì tiếng chó sủa của Đốm.

Trước tiên, chúng ta cần phải xem xét tác động nào là có hiệu quả xã hội. Các nhà hoạch định phải xem xét hai sự lựa chọn, so sánh giữa lợi nhuận mà Nam kiếm được nhờ sở hữu con chó và chi phí phải chịu đựng vì tiếng chó sủa. Nếu lợi nhuận vượt quá chi phí thì nó có hiệu quả đối với Nam giữ lại chó và đối với Bắc chịu đựng với tiếng sủa. Nếu chi phí vượt lợi nhuận đối với Nam (giữ lại chó) và đối với Bắc (chịu đựng với tiếng sủa), thì việc giữ chó đốm không có hiệu quả xã hội.

Theo định lý Coase, thị trường tư nhân bản thân nó tác động có hiệu quả. Điều này nghĩa như thế nào? Đơn giản, Bắc có thể đề nghị trả cho Nam một khoản tiền để tống khứ chó đi. Nam chấp nhận thỏa thuận nếu số tiền mà Bắc cung cấp lớn hơn lợi ích của việc giữ lại chó. Bằng sự thương lượng về giá, Nam và Bắc có thể có tác động hiệu quả. Chẳng hạn, giả định rằng Nam thu được 500 nghìn đồng lợi ích từ việc giữ Đốm và Bắc chịu 800 nghìn đồng chi phí từ tiếng Đốm sủa. Trong trường hợp này, Bắc có thể đưa Nam 600 nghìn đồng để tống khứ chó đi và Nam vui vẻ chấp nhận. Cả hai bên đều tốt hơn so với trước và hiệu quả đầu ra là vừa phải.

Một khả năng khác trong cách giải quyết đó là: Bắc không muốn được trả bất cứ giá nào mà Nam chấp nhận. Chẳng hạn, giả định rằng Nam thu được 1 triệu đồng lợi ích và Bắc phải chi phí 800 nghìn đồng do tiếng sủa. Trong trường hợp này, Nam có khuynh hướng muốn trả thấp hơn 1 triệu đồng, còn Bắc muốn được trả giá trên 800 nghìn đồng. Bởi vậy, Nam giữ chó lại. Mặc dù vậy, dựa vào chi phí và lợi ích, sự tác động này là có hiệu quả.

Hơn nữa, chúng ta giả định rằng theo luật, Nam có thể giữ chó với tiếng sủa này. Nói cách khác, Nam có thể giữ chó trừ khi Bắc trả một khoản tiền đủ thuyết phục. Mặt khác, kết quả giải quyết sẽ khác đi nếu như Bắc có quyền hợp pháp để buộc Nam phải giữ yên tĩnh.

Theo định lý Coase, quyền chi phối không phải là vấn đề với khả năng của thị trường về mức tác động có hiệu quả ban đầu. Chẳng hạn như Bắc có thể bắt buộc một cách hợp pháp đối với Nam để tống khứ chó đi. Mặc dù có quyền đối với Bắc, thì chắc chắn cũng không thay đổi kết quả. Trong trường hợp này, Nam có thể đề nghị Bắc cho phép được giữ chó lại. Nếu lợi ích giữ chó đối với Nam vượt quá chi phí chó sủa đối với Bắc, khi đó Nam and Bắc đi vào thương lượng để Nam giữ chó lại.

Dẫu cho Nam và Bắc có thể tác động có hiệu quả bất chấp quyền chi phối ban đầu như thế nào, quyền chi phối là không thích hợp. Điều quan trọng không phải là quyền chi phối, mà là lợi ích kinh tế. Liệu Nam có quyền để chó sủa hoặc Bắc có quyền thương lượng yên lặng để xác định ai phải trả trong thương lượng cuối cùng. Cũng như trong các trường hợp khác, cả hai bên đều có lợi trong việc giải quyết đối với vấn đề ngoại ứng.

Tóm lại: Định lý Coase chỉ ra rằng lĩnh vực tư nhân giải quyết vấn đề ngoại ứng giữa bản thân họ với nhau. Với bất kỳ quyền chi phối như thế nào, thì các bên liên quan có thể thương lượng ở mức tốt hơn cho mỗi bên và kết quả cuối cùng là hiệu quả.

Tại sao giải pháp tư nhân không khả thi

Định lý Coase lập luận dường như hợp lý. Tuy nhiên, khu vực tư nhân, chính bản thân họ đề nghị giải quyết vấn đề ngoại ứng. Định lý Coase xuất hiện chỉ khi các bên liên quan không có vấn đề trong việc thương lượng. Tóm lại, lợi ích không phải lúc nào cũng đạt được, thậm chí khi thỏa thuận có lợi cho cả hai.

Đôi khi, các bên liên quan thất bại trong việc giải quyết các vấn đề ngoại ứng là do chi phí chuyển nhượng, chi phí mà các bên phải gánh chịu để xúc tiến sự thỏa thuận. Trong ví dụ của chúng ta, hãy thử tưởng tượng Bắc và Nam nói bằng những ngôn ngữ khác nhau. Để thương lượng, họ cần có người phiên dịch. Nếu lợi ích của việc giải quyết vấn đề tiếng chó sủa là thấp hơn chi phí của việc phiên dịch, Nam và Bắc sẽ không thuê người phiên dịch. Một ví dụ thực tế hơn, chi phí thương lượng cũng có thể là phí tổn không phải của việc phiên dịch, mà đôi khi các chi phí liên quan đến người phác thảo hợp đồng.

Hiệu quả của thương lượng là đặc biệt khó khăn khi có số lượng lớn các bên tham gia do sự phối hợp giữa các bên làm phát sinh chi phí. Hãy xem xét một nhà máy gây ô nhiễm ở hồ nước gần đấy. Sự ô nhiễm gây ra ngoại ứng tiêu cực cho ngư dân địa phương. Theo định lý Coase, sự ô nhiễm là không hiệu quả, nhà máy và ngư dân có thể thương lượng và ngư dân trả cho nhà máy để không gây ô nhiễm. Đây là cách thức giải quyết không thể thực hiện được. Khi sự thương lượng cá nhân không thực hiện được, chính phủ phải phát huy vai trò của mình. Trong ví dụ này, chính phủ có thể đại diện cho những người đánh cá. Phần kế tiếp cho biết các giải pháp của chính phủ trong việc giải quyết đối với vấn đề ngoại ứng như thế nào.

3. CHÍNH SÁCH CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI NGOẠI ỨNG

Khi ngoại ứng là nguyên nhân làm cho thị trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả, chính phủ có thể can thiệp theo một trong hai hướng. Theo cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát để điều chỉnh hành vi một cách trực tiếp. Trong khi đó, cơ chế thị trường sẽ khuyến khích cá nhân hành động theo mối quan tâm lợi ích của chính họ.

Sự điều chỉnh

Chính phủ có thể khắc phục ngoại ứng bằng những qui định hoặc những chính sách. Chẳng hạn, chính phủ có thể phạt những người thải hóa chất vào môi trường. Trong trường hợp này, chi phí ngoại ứng của xã hội vượt quá lợi ích của sự ô nhiễm. Vì vậy, chính phủ phải ban hành các chính sách mệnh lệnh và kiểm soát để ngăn chặn hoàn toàn những hoạt động này.

Tuy nhiên, trong những trường hợp ô nhiễm nặng, tình hình không đơn giản như vậy. Dù cho mục đích của chính quyền là bảo vệ môi trường, thì họ không có khả năng để ngăn chặn hoàn toàn hoạt động gây ô nhiễm. Chẳng hạn, hầu như hình thức vận chuyển sản phẩm bằng ngựa gây ô nhiễm. Tuy nhiên, họ không biết chính phủ đã cấm hoàn toàn việc chuyên chở này. Do vậy, thay vì cố gắng loại trừ hoàn toàn ô nhiễm, xã hội sẽ cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để quyết định lượng ô nhiễm nào cho phép. Tổ chức bảo vệ môi trường (EPA) ở Mỹ là đại diện cho chính phủ với nhiệm vụ phát triển và điều chỉnh có hiệu quả với mục đích bảo vệ môi trường.

Việc can thiệp vào môi trường có thể bằng nhiều hình thức. Đôi khi EPA ra yêu cầu mức thải tối đa cho phép. Gần đây, EPA yêu cầu các công ty sử dụng kỹ thuật đặc biệt để giảm lượng chất thải. Trong tất cả các trường hợp, để thiết lập các luật lệ tối ưu, chính phủ cần biết thông tin của các ngành cụ thể và công nghệ thích hợp cho những ngành này. Những thông tin này thường là công vệc khó khăn của các nhà hoạch định chính sách.

Thuế chất thải và trợ cấp

Thay vì can thiệp làm hạn chế ngoại ứng, chính phủ có thể vận dụng các chính sách dựa vào thị trường để liên kết lợi ích cá nhân với hiệu quả xã hội. Chẳng hạn như, chính phủ có thể can thiệp vào ngoại ứng bằng thuế đối với ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp đối với ngoại ứng tích cực. Đạo luật thuế tác động trực tiếp vào ngoại ứng tiêu cực được gọi là thuế chất thải (thuế Pigovian), do nhà kinh tế Arthur Pigou (1877-1959), đưa ra và áp dụng.

Các nhà kinh tế thường vận dụng thuế chất thải để can thiệp vào ô nhiễm nhiều hơn vì nó có thể làm giảm ô nhiễm và hạ thấp chi phí xã hội. Hãy xem ví dụ sau:

Giả định rằng hai công ty sản xuất giấy và cán thép mỗi công ty thải ra 500 tấn rác thải vào sông mỗi năm. EPA yêu cầu rằng phải giảm lượng ô nhiễm. Họ có hai cách giải quyết:

–     Can thiệp: EPA có thể bắt mỗi công ty giảm thải xuống 300 tấn mỗi năm.

–     Thuế chất thải: EPA yêu cầu mỗi công ty nộp 50,000 USD trên mỗi tấn chất thải.

Sự can thiệp trực tiếp vào mức ô nhiễm, với lý do thuế buộc các công ty phải vì lợi ích kinh tế phải giảm ô nhiễm. Theo các bạn thì cách giải quyết nào tốt hơn?

Phần lớn các nhà kinh tế muốn sử dụng thuế. Họ cho rằng thuế có ảnh hưởng chắc chắn đến việc giảm mức ô nhiễm. EPA có thể đạt được bất cứ mức ô nhiễm mà họ muốn bằng cách qui định mức thuế thích hợp. Thuế càng cao, ô nhiễm giảm càng nhiều. Thực vậy, nếu thuế đủ lớn, các công ty sẽ đóng cửa hoàn toàn và mức ô nhiễm là bằng không.

Lý giải tại sao các nhà kinh tế thích vận dụng thuế để giảm ô nhiễm vì nó có hiệu quả hơn. Sự can thiệp đòi hỏi mỗi công ty giảm ô nhiễm đến mức để đảm bảo nguồn nước được trong sạch. Một khả năng có thể xảy ra khi công ty giấy giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với công ty thép. Như vậy, công ty giấy sẽ giảm thiểu ô nhiễm để tránh bị thuế. Điều đó sẽ xảy ra khả năng là công ty sản xuất giấy giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với công ty cán thép. Nếu vậy, công ty sản xuất giấy đối phó thuế bằng cách giảm ô nhiễm, về thực chất là hạn chế thuế. Đối với công ty thép cũng đối phó theo một cách thức tương tự.

Thực chất, thuế chất thải (Pigovian) định giá cho quyền được làm ô nhiễm. Cũng giống như thị trường phân phối sản phẩm cho người mua nào định giá cao nhất, thuế Pigovian phân phối sự ô nhiễm cho các nhà máy phải đối mặt với việc giảm ô nhiễm với giá thành cao nhất. Bất cứ mức độ ô nhiễm nào mà EPA chọn, EPA có thể đạt được mục tiêu này với tổng chi phí thấp nhất bằng cách sử dụng thuế.

Các nhà kinh tế học cũng biện luận rằng thuế chất thải làm cho môi trường tốt hơn. Dưới cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát, các nhà máy không có bất cứ lý do gì để giảm chất thải hơn nữa một khi họ đạt đến đích là 300 tấn chất thải. Ngược lại, thuế này khuyến khích các nhà máy phát triển các công nghệ sạch hơn, bởi vì với công nghệ sạch hơn sẽ làm giảm tiền thuế nhà máy phải trả.

Thuế chất thải không giống như hầu hết các loại thuế khác. Như đã đề cập trong các chương trước, hầu hết các loại thuế không có sự khích lệ và di chuyển việc phân phối tài nguyên ra khỏi điều kiện xã hội tốt nhất. Việc giảm sút tình trạng kinh tế nghĩa là người tiêu dùng và nhà sản xuất vượt quá tổng giá trị của lợi tức mong muốn của chính phủ, dẫn đến chi phí mất mát của xã hội. Ngược lại, khi các tính chất bên ngoài được xem xét, xã hội sẽ quan tâm tình trạng của những người ngoài cuộc bị ảnh hưởng. Thuế chất thải điều chỉnh ảnh hưởng ngoại ứng và bằng cách ấy, đẩy sự phân phối tài nguyên gần đến điểm tối ưu xã hội. Vì thế, trong khi thuế chất thải nâng cao lợi tức cho nhà nước, nó cũng nâng cao hiệu quả về kinh tế.

ª  Nghiên cứu trường hợp: Tại sao xăng dầu bị đánh thuế cao?

Ở nhiều quốc gia, xăng dầu là một trong những hàng hóa bị đánh thuế cao nhất trong nền kinh tế. Chẳng hạn như ở Mỹ, tiền thuế chiếm gần một nữa giá thành nhiên liệu mà lái xe phải trả. Ở nhiều nước châu Âu, thuế cao hơn và giá xăng dầu cao gấp 3-4 lần ở Mỹ.

Tại sao loại thuế này phổ biến? Câu trả lời là thuế xăng dầu là một loại thuế chất thải nhắm đến việc giảm thiểu 3 ngoại ứng tiêu cực cho xã hội liên quan đến lái xe:

Kẹt xe: Nếu bạn đã từng bị kẹt trong những hàng xe dài tít tắp, khi đó bạn sẽ mong có ít xe hơn ở trên đường. Thuế xăng dầu làm giảm việc tắc nghẽn giao thông bằng cách khuyến khích người dân di chuyển bằng các phương tiện công cộng thường xuyên hơn, sống gần nơi làm việc hơn.

Tai nạn: Khi một người mua một chiếc xe lớn hay một xe thể thao đa dụng, người ấy trở nên an toàn hơn, nhưng gây nguy hiểm hơn cho những người khác. Thuế xăng dầu là một cách gián tiếp buộc mọi người trả thuế nhièu hơn khi sử dụng xe lớn, “khí thải” từ xăng gia tăng nguy hiểm cho người khác. Từ đó, khiến họ sẽ phải cân nhắc đến sự rủi ro này khi chọn lựa phương tiện đi lại.

Ô nhiễm: Quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu như xăng, dầu được coi là nguyên nhân của quá trình nóng dần lên của trái đất. Các chuyên gia còn bất đồng về mức độ nguy hiểm của nguyên nhân này, nhưng rõ ràng rằng thuế xăng dầu làm giảm nguy cơ này bằng việc giảm lượng tiêu thụ xăng dầu.

Vì vậy, thực tế thuế xăng dầu không dẫn đến chi phí xã hội (như hầu hết các loại thuế khác), làm cho nền kinh tế vận hành tốt hơn. Điều đó có nghĩa là ít tắc nghẽn giao thông, các con đường an toàn hơn và một môi trường sạch hơn.

Giấy phép ô nhiễm

Quay trở lại ví dụ về nhà máy giấy và nhà máy thép. Giả sử rằng, mặc cho lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, EPA đưa ra qui định và buộc mỗi nhà máy phải giảm sự ô nhiễm của họ xuống 300 tấn mỗi năm. Đến một ngày, sau khi qui định được thực hiện và cả 2 nhà máy đều tuân thủ, cả 2 nhà máy cùng đến EPA với một đề xuất: Nhà máy thép muốn tăng lượng chất thải lên 100 tấn. Nhà máy giấy đồng ý giảm lượng chất thải với khối lượng cũng như vậy nếu nhà máy thép trả cho họ 5 triệu USD. Liệu EPA có nên cho phép 2 nhà máy này thực hiện thỏa thuận này?

Từ góc độ hiệu quả kinh tế, cho phép thỏa thuận này là một chính sách tốt. Thỏa thuận này chắc hẳn làm cho các ông chủ của 2 nhà máy trở nên giàu có hơn, bởi vì họ đang tự nguyện làm như vậy. Hơn nữa, thỏa thuận này không có bất cứ ngoại ứng nào bởi vì tổng lượng chất thải vẫn không thay đổi. Vì thế, phúc lợi xã hội được nâng cao bằng việc cho phép nhà máy giấy bán khả năng gây ô nhiễm cho nhà máy thép.

Tính hợp lý tương tự cũng áp dụng cho bất cứ sự chuyển nhượng tự nguyện về quyền được ô nhiễm của một nhà máy cho một nhà máy khác. Nếu EPA cho phép các nhà máy thực hiện những thỏa thuận như vậy. Về thực chất, đã tạo ra một nguồn tài nguyên khan hiếm mới: giấy phép ô nhiễm. Thị trường buôn bán giấy phép sẽ phát triển và thị trường đó sẽ được kiểm soát bởi quan hệ cung – cầu. Một bàn tay vô hình sẽ định hướng thị trường phân phối quyền được ô nhiễm một cách hiệu quả. Các nhà máy có thể giảm ô nhiễm với giá thành cao sẽ sẵn sàng trả tiền để mua hầu hết giấy phép ô nhiễm. Các nhà máy có thể giảm ô nhiễm với chi phí thấp sẽ bán lượng giấy phép ô nhiễm theo mức giá thị trường.

Một lợi thế của việc cho phép thị trường này hoạt động là quyền chi phối mức độ ô nhiễm cho phép giữa các nhà máy không gây ra vấn đề gì khi đứng về góc độ hiệu quả kinh tế. Tính hợp lý này tương tự như ở định lý Coase. Các nhà máy có thể giảm ô nhiễm một cách dễ dàng sẽ sẵn sàng bán giấy phép ô nhiễm nào mà họ có và các nhà máy chỉ có thể giảm ô nhiễm với chi phí cao sẽ sẵn sàng mua lượng giấy phép mà họ cần. Miễn là có một thị trường tự do cho quyền được ô nhiễm, quyền phân phối cuối cùng cũng sẽ rất hiệu quả với bất cứ quyền chi phối ban đầu nào.

Mặc dầu việc giảm ô nhiễm bằng cách sử dụng giấy phép ô nhiễm nghe có vẻ khác với việc sử dụng các loại thuế chất thải, thật ra cả 2 chính sách có rất nhiều điểm chung. Trong cả

2 trường hợp, các nhà máy phải trả tiền cho sự ô nhiễm. Với thuế chất thải, các nhà máy gây ô nhiễm phải trả tiền thuế cho nhà nước. Với giấy phép ô nhiễm, các nhà máy gây ô nhiễm phải trả tiền để mua giấy phép (ngay cả với các nhà máy đã có sẵn giấy phép cũng phải trả tiền để gây ô nhiễm: chi phí cơ hội của ô nhiễm là những gì có thể thể nhận được bằng việc bán giấy phép trên thị trường tự do). Cả thuế chất thải và giấy phép ô nhiễm tiếp thu tác động của sự ô nhiễm bằng cách định giá thành gây ô nhiễm cho các nhà máy.

Sự giống nhau của 2 chính sách này có thể nhìn thấy được bằng cách nghĩ đến thị trường dành cho sự ô nhiễm. Cả 2 phần trong biểu đồ trên đây thể hiện đường cong nhu cầu về quyền được ô nhiễm. Đường này thể hiện rằng, giá thành ô nhiễm càng rẻ, các nhà máy càng sẵn sàng gây ô nhiễm. Ở phần (a), EPA sử dụng thuế chất thải để định giá cho sự ô nhiễm. Trong trường hợp này, đường cung cho quyền được ô nhiễm là hoàn toàn co giãn (vì các nhà máy có thể gây ô nhiễm nhiều như họ muốn bằng việc trả tiền thuế) và vị trí trên đường cầu xác định mức độ ô nhiễm. Ở phần (b), EPA định mức độ ô nhiễm bằng việc ban hành giấy phép ô nhiễm. Trong trường hợp này, đường cung của quyền được ô nhiễm là hoàn toàn xác định (vì mức độ ô nhiễm được cố định bằng số lượng giấy phép) và vị trí trên đường cầu xác định giá thành ô nhiễm. Do đó, với bất cứ nhu cầu ô nhiễm nào, EPA có thể đạt đến bất kỳ điểm nào trên đường cầu bằng cách xác định giá thành bằng thuế chất thải hoặc xác định mức độ ô nhiễm bằng giấy phép ô nhiễm.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bán giấy phép ô nhiễm có thể tốt hơn việc đánh thuế chất thải. Giả sử, EPA muốn có không quá 600 tấn chất thải đổ xuống sông. Nhưng vì EPA không biết đường cầu cho sự ô nhiễm, nên họ không chắc rằng đánh thuế bao nhiêu để đạt được yêu cầu trên. Trong trường hợp này, chỉ việc đơn giản bán đấu giá 600 giấy phép ô nhiễm. Giá thành tại cuộc đấu giá sẽ phản ánh mức độ đánh thuế chất thải phù hợp.

Ý tưởng bán đấu giá quyền được gây ô nhiễm của chính quyền có thể ban đầu nghe giống như sản phẩm của trí tưởng tượng của các nhà kinh tế. Và trong thực tế, đó chính là nguồn gốc của ý tưởng trên. Nhưng dần dần EPA sử dụng một hệ thống như một cách để kiểm soát sự ô nhiễm. Giấy phép ô nhiễm, cũng giống như các loại thuế chất thải, hiện nay được công nhận rộng rãi là một cách kinh tế nhất để giữ cho môi trường trong sạch.

Các phân tích kinh tế về sự ô nhiễm

Các nhà kinh tế khẳng định rằng một số nhà hoạt động môi trường làm ảnh hưởng đến chính họ nếu như không xem xét đến khía cạnh kinh tế. Một điều chắc chắn, đó là không khí trong lành và nước sạch có giá trị. Nhưng giá trị đó phải được so sánh trong khả năng trao đổi đó là, phải mất đi cái gì để có nó. Việc loại trừ ô nhiễm hoàn toàn là điều không thể. Cố gắng loại trừ tất cả ô nhiễm sẽ đảo ngược nhiều tiến bộ kỹ thuật cho phép chúng ta có cuộc sống chất lượng. Một môi trường trong lành là một thứ hàng hóa cũng giống như các hàng hóa khác. Giống như tất cả hàng hóa thông thường, nó có tính co giãn lợi nhuận tích cực: các quốc gia giàu có có thể đạt được một môi trường sạch hơn các quốc gia nghèo và vì thế thường có sự bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn. Thêm nữa, cũng giống như hầu hết các loại hàng hóa, không khí trong lành và nước sạch cũng tuân theo quy luật cung cầu: Chi phí bảo vệ môi trường càng rẻ, xã hội càng cần nhiều hơn. Sự đạt được về kinh tế bằng việc sử dụng giấy phép ô nhiễm và các loại thuế chất thải làm giảm chi phí bảo vệ môi trường và do đó tăng nhu cầu xã hội về một môi trường sạch.