1. THỊ TRƯỜNG VỐN
Vốn
Vốn (bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, …) sử dụng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Lưu ý rằng có sự khác nhau giữa “vốn tài sản” và “vốn tài chính”. Vốn khác với các yếu tố sản xuất khác, đó là vốn được huy động và đầu tư cho các yếu tố sản xuất khác. Xã hội có thể sử dụng một số nguồn lực hôm nay để huy động vốn thay vì để sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng hiện tại. Vì vậy, huy động vốn đòi hỏi xã hội phải bỏ qua tiêu dùng hiện tại. Nguồn vốn có thể huy động từ nguồn tiết kiệm. Nguồn tiết kiệm này có thể được sử dụng để đầu tư và thúc đẩy khả năng sản xuất của xã hội trong tương lai.
Cầu của vốn liên quan chặt chẽ với doanh thu biên của vốn. Vốn tăng thêm sẽ được huy động chừng nào mà doanh thu biên của vốn lớn hơn chi phí biên của vốn. Khi đầu tư thêm vốn, các doanh nghiệp thường xem xét doanh thu tạo ra trong suốt thời gian hoạt động của đầu tư. Do vốn tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh trong thời gian dài, doanh thu phải được xem xét theo thời gian, doanh thu tạo ra trong hiện tại có giá trị khác với doanh thu tạo ra trong tương lai.
Thực tế, 500 triệu đồng doanh thu nhận được trong 10 năm sẽ có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng doanh thu nhận được hôm nay. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải tìm ra cách thức để so sánh lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian khác nhau. Tính toán này có thể thực hiện được bằng cách xác định giá trị hiện tại của các khoản thanh toán. Giá trị hiện tại của một khoản tiền là lượng tiền mà bạn từ chối nhận được hôm nay để nhận nó vào một ngày cụ thể trong tương lai. Chẳng hạn, giá trị hiện tại của 500 triệu đồng nhận được sau 5 năm sẽ bằng với lượng tiền mà bạn gởi tiết kiệm vào ngân hàng ngay từ bây giờ để có được 500 triệu đồng sau 5 năm. Do có lãi tích luỹ cho nên giá trị hiện tại sẽ nhỏ hơn 500 triệu đồng. Nói cụ thể, giá trị hiện tại của khoản tiền K nhận được sau T năm được xác định bởi:
Trong đó, r là lãi suất thị trường
Như công thức trên cho thấy, giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai sẽ nhỏ hơn khi khoản thời gian nhận được khá xa so với hiện tại và khi lãi suất cao hơn. Điều này có thể dể dàng nhận thấy cá nhân sẽ từ chối nhận khoản tiền nhỏ hôm nay để có được khoản tiền trong tương lai nếu lãi tích luỹ trong thời gian dài hơn (T tăng lên), hay lãi suất cao hơn mỗi năm (r tăng lên).
Với lãi suất đã cho, đường cầu vốn là giá trị hiện tại của chuỗi doanh thu biên của vốn tạo ra tại mỗi mức vốn cụ thể. Nếu các nguồn lực khác vẫn không đổi, doanh thu biên của vốn sẽ giảm xuống (trong mỗi thời kỳ). Vì vậy, chúng ta nhận thấy đường cầu của vốn là đường dốc xuống như trong biểu đồ dưới đây.
Cung vốn được cung cấp bởi các doanh nghiệp trên thị trường vốn. Cũng như những thị trường khác, khi có sự tăng giá về vốn thì các doanh nghiệp cung cấp vốn nhiều hơn. Vì vậy, đường cung của vốn là đường dốc lên. Như biểu trên chỉ ra rằng một sự tăng lên về lãi suất sẽ làm giảm lượng vốn cân bằng trên thị trường.
Vốn tài chính
Các doanh nghiệp sử dụng chứng khoán để huy động nguồn vốn được gọi là vốn tài chính. Cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác là các dạng của vốn tài chính.
Người nhận cổ phiếu nhận được thu nhập từ: cổ tức và chênh lệch giá. Cổ tức là lợi nhuận được phân chia cho cổ đông. Chênh lệch vốn xảy ra khi giá trị của của phiếu tăng lên theo thời gian. Thu nhập hàng năm của cổ phiếu bao gồm cả cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu.
. Tiền lãi trả cho người nắm giữ trái phiếu thường cố định hàng năm tùy thuộc vào mệnh giá của trái phiếu. Giá trị của trái phiếu được hoàn trả vào “ngày đáo hạn” của trái phiếu. Do giá của trái phiếu có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá của trái phiếu, thu nhập của trái phiếu cũng từ khoản trả lãi và chênh lệch giá (lưu ý rằng cả cổ phiếu và trái phiếu có thể có chênh lệch giá là dương hoặc âm). Khi giá của trái phiếu tăng lên, thu nhập của nó sẽ giảm xuống (do tiền lãi và khoản trả lúc đáo hạn là cố định). Do đó, có một mối quan hệ ngược chiều giữa giá và thu nhập trái phiếu.
Để cho đầy đủ, chúng ta đề cập vắn tắc về trái phiếu khấu trừ. Trái phiếu khấu trừ không cung cấp khoản trả lãi, thay vào đó giá bán của nó thường thấp hơn mệnh giá. Sự khác nhau giữa giá mua trái phiếu và giá trị của chúng sẽ cung cấp khoản thu nhập cho người nắm giữ trái phiếu. Trái phiếu chính phủ (trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, công trái) là những trái phiếu khấu trừ.
Những trái phiếu rủi ro thường đem lại thu nhập trung bình cao hơn trái phiếu an toàn, là do những nhà đầu tư tài chính chỉ chấp nhận nắm giữ tài sản tài chính rủi ro cao hơn nếu như chi phí rủi ro đủ lớn để bù đắp rủi ro tăng thêm này.
Như đã đề cập, lợi nhuận kinh tế bằng lợi nhuận kế toán trừ đi chi phí vốn chủ, lợi nhuận kinh tế dương khi lợi nhuận vượt quá khoản thanh toán cổ tức cho cổ đông. Vì vậy, giá của cổ tức thường tăng lên tương ứng với lợi nhuận doanh nghiệp.
2. SỰ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ
Các doanh nghiệp mong muốn đầu tư vốn vào công nghệ mới. Máy tính mới thì nhanh hơn đáng kể so với máy tính cũ. Lò sưởi mới sẽ tiết kiệm năng lượng hơn lò sưởi cũ, … Sự thay đổi công nghệ cho phép doanh nghiệp tạo sản phẩm đầu ra nhiều hơn trên mỗi đơn vị nguồn lực đầu vào.
Sự thay đổi công nghệ là kết quả của nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu có tính độc lập nhằm tạo ra tri thức mới. Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu vận dụng cho ứng dụng thực tế, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng thành công sẽ thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp sản xuất mới, sản phẩm mới. Nghiên cứu cơ bản thường được tài trợ từ các trường đại học, chính phủ, dự án. Trong khi đó, nghiên cứu và phát triển ứng dụng thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp.
Sự thay đổi công nghệ không chỉ làm cho chi phí thấp hơn, mà nó có thể làm tăng hay giảm qui mô kinh tế của các ngành.
Một trong những vấn đề liên quan đến sự chấp nhận công nghệ mới, đó là sự phụ thuộc lối mòn. Sự phụ thuộc lối mòn xảy ra khi “tiêu chuẩn ngành” được thiết lập từ sự thống trị của doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu sản phẩm. Một khi các tiêu chuẩn ban đầu được chấp nhận rộng rãi thì sẽ rất khó khăn để chấp nhận các hệ thống tốt hơn sau đó. Lưu ý rằng hầu hết các nhà kinh tế ít khi minh chứng rõ ràng về khả năng phụ thuộc lối mòn này. Chẳng hạn như bàn phím đánh máy chữ và bàn phím máy tính là khá tương tự nhau, nhưng nhiều nghiên cứu thay đổi bàn phím đã được nghiên cứu và vận dụng nhưng điều không thành công.
3. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bây giờ, chúng ta tiếp tục xem xét các thị trường tài nguyên và chính sách môi trường.
Tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai nhóm: tài nguyên không có khả năng tái tạo và tài nguyên có khả năng tái tạo. Tài nguyên không thể tái tạo (tài nguyên không có khả năng tái tạo) có đường cung giới hạn tùy thuộc vào mức tiêu dùng tài nguyên. Chẳng hạn, than đá là một ví dụ về tài nguyên không thể tái tạo. Tài nguyên có thể tái tạo có thể được bổ sung từ các nhà cung cấp. Các ví dụ về tài nguyên có thể tái tạo như: gỗ, đất đai, sản phẩm nông nghiệp, bò, … Trước hết, chúng ta hãy xem xét thị trường tài nguyên không thể tái tạo.
Cũng như những hàng hóa khác, giá và lượng cân bằng của nguồn lực không thể tái tạo được xác định thông qua sự tương tác của cung cầu. Một lượng lớn nguồn lực cung cấp hôm nay khi giá cao hơn. Chẳng hạn, nhiều giếng dầu mỏ sẽ bị khoan khi giá dầu tăng lên. Cho dầu các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng nguồn nhiên liệu khác thì khi đó lượng cầu giảm xuống cũng sẽ làm cho giá dầu tăng lên. Điều này có thể minh họa trong biểu đồ dưới đây.
Những người sở hữu nguồn lực không thể tái tạo đối phó với sự lựa chọn giữa việc cung cấp nguồn lực hôm nay, hay bán với giá cao hơn trong tương lai. Người sở hữu bán nhiều hơn hôm nay nếu tốc độ tăng giá theo thời gian nhỏ hơn lãi suất trên thị trường (vì người tiêu dùng có thể đầu tư phần doanh số bán hiện tại để nhận giá trị lớn hơn trong tương lai). Do nhiều nhà sản xuất tăng lượng cung hiện tại (và giảm cung trong tương lai), giá hiện tại sẽ giảm xuống và giá tương lai sẽ tăng lên cho đến khi tốc độ tăng giá bằng với lãi suất thị trường. Nếu sự khác biệt về giá lớn hơn lãi suất thị trường, thì cung hiện tại sẽ giảm xuống trong khi cung tương lai sẽ tăng lên cho đến khi tốc độ tăng trưởng của giá bằng với lãi suất thị trường.
Tình huống cho nguồn lực có khả năng tái tạo cũng tương tự, thậm chí đơn giản hơn. Vào bất kỳ thời điểm nào, giá được xác định thông qua sự tương tác của cung và cầu. Mất mùa thu hoạch sản phẩm nông nghiệp có thể làm cho giá cả tăng lên và tiêu dùng ít hơn và sự đầu tư lớn trong sản xuất nông nghiệp hôm nay sẽ làm tăng cung trong tương lai.
Môi trường
Như đã đề cập trong nhiều phần trước đây, thị trường sẽ phân bổ nguồn lực hữu hiệu khi giá phản ảnh toàn bộ chi phí biên và lợi ích biên liên quan đến một hoạt động. Khiếm khuyết của thị trường xảy ra khi có ngoại ứng tác động. Ô nhiễm môi trường là một ví dụ của ngoại ứng tiêu cực (được đề cập ở chương sau) mà ở đó chi phí xã hội biên của hoạt động vượt quá chi phí cá nhân biên. Do đó, điểm cân bằng thị trường, sẽ có nhiều hoạt động can thiệp (do chi phí xã hội biên vượt quá chi phí cá nhân biên tại điểm cân bằng thị trường). Vì vậy, chính phủ cố gắng điều chỉnh khiếm khuyết này bằng cách ban hành các qui định và thuế (chẳng hạn như các tiêu chuẩn qui định về chất thải).
Một vấn đề về môi trường do thiếu qui định về quyền sở hữu đối với tài nguyên dùng chung. Chẳng hạn, các qui định về khai thác hải sản, tài nguyên rừng, nếu không thì những tài nguyên này sẽ bị khai thác triệt để và dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
26 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
26 Th12 2020
26 Th12 2020
28 Th12 2020