1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán. ở Việt Nam, theo NĐ 144/2003/NĐ
– CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ: “Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành; gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ Quỹ đầu tư chứng khoán, các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật”
– Chứng khoán là giấy tờ có giá, tồn tại dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ:
+ Chứng khoán dưới dạng chứng chỉ: gồm các yếu tố: tên trụ sở của tổ chức phát hành, loại mệnh giá, số seri, lãi suất, kỳ hạn trả lãi.
+ Chứng khoán dưới dạng bút toán ghi sổ: người sở hữu chứng khoán được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu do tổ chức phát hành chứng nhận. Các yếu tố trên giấy chứng nhận này gồm: mệnh giá, lãi suất, kỳ hạn.
2. Đặc điểm
Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm cơ bản:
a. Tính thanh khoản (tính lỏng)
Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào:
– Khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi.
– Rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó do chuyển đổi.
Các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau.
Ví dụ: tính thanh khoản của một tín phiếu Kho bạc cao hơn 1 cổ phiếu công ty.
b. Tính rủi ro
Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị c ủa nó chịu tác động lớn của rủi ro. Rủi ro không chỉ là mất mát thuần tuý mà nó còn hàm chứa cả việc không đạt được kỳ vọng của nhà đầu tư. Có hai loại rủi ro: rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống.
– Rủi ro có hệ thống (rủi ro thị trường) là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát hay giảm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất… Trên thị trường chứng khoán, những rủi ro hệ thống là khó tránh khỏi.
Rủi ro hệ thống gồm:
+ Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động mức sinh lời do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường coi tín phiếu kho bạc là không có rủi ro, vì vậy lãi suất của tín phiếu thường dùng làm mức chuẩn để xác định lãi suất của các loại trái phiếu công ty có kỳ hạn khác nhau.
+ Rủi ro thị trường: là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường. Trên thị trường, giá cả các loại chứng khoán có thể dao động mạnh mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là do cách nhìn nhận, phản ứng của các nhà đầu tư có thể khác nhau về từng loại hoặc nhóm cổ phiếu.
+ Rủi ro sức mua: là rủi ro do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Yếu tố lạm phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ tác động đến giá của các chứng khoán trên thị trường.
+ Rủi ro tỷ giá: rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm.
– Rủi ro không có hệ thống: là loại rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán. Loại rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty gây ra và nó có thể kiểm soát được.
Rủi ro không có hệ thống gồm:
+ Rủi ro kinh doanh: Là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp hay là sự thay đổi bất lợi kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Rủi ro tài chính: Là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa do anh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.
+ Rủi ro quản lý: Là rủi ro do tác động của các quyết định từ nhà quản lý doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. c. Tính sinh lời
Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được đảm bảo bằng:
– Lợi tức được phân chia hằng năm (chi trả cổ tức, trái tức).
– Việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.
Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý: mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.
12 Th12 2020
14 Th12 2020
14 Th12 2020
14 Th12 2020
14 Th12 2020
11 Th12 2020