Một số thị trường chứng khoán trên thế giới

1. Thị trường chứng khoán Mỹ

TTCK  Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng  tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị tr- ường chứng khoán khác.

Thị trường chứng khoán Mỹ được thành lập vào năm 1792, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ, đây hiện là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, quản lý tới hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở thành thị tr – ường chứng khoán quốc gia.

Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange  – AMEX)  là thị trường chứng khoán tập trung lớn thứ 2 ở Mỹ.

Bên cạnh các thị trường chứng khoán tập trung là các SGDCK gồm 14 sở giao dịch khác nhau, tại Mỹ còn có thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) rất phát triển, đó là Nasdaq.

Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq  được thành lập từ năm 1971 là thị tr- ường có số lượng chứng khoán giao dịch lớn nhất ở Mỹ với 15000 chứng khoán. Chứng khoán giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các công ty thuộc ngành Công nghệ thông tin, các công ty vừa và nhỏ.

2. Thị trường chứng khoán Nhật bản

Thị trường chứng khoán Nhật bản đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn dài hạn cho Chính phủ và các công ty. Nói đến thị tr ường chứng khoán Nhật bản, trước hết phải kể đến SGDCK Tokyo (TSE).

SGDCK Tokyo hình thành vào cuối năm 1878. Đây là SGDCK ra đời sớm nhất, là thị trường lớn nhất tại Nhật bản về số lượng chứng khoán lưu hành cũng như về doanh thu, đứng thứ 2 về doanh số bán, chỉ sau NYSE.

Bên cạnh các SGDCK (Nhật bản có 8 SGDCK), còn có các thị tr ường chứng khoán phi tập trung, tiêu biểu là thị trường Jasdaq và J-net.

+ Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị tr ường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Nhật bản quản lý.

+ Thị trường T-net được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản lý trực tiếp của SGDCK Osaka (OSE).

3.  Thị trường chứng khoán Thái Lan

TTCK  Thái Lan là một trong những  thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất ở khu vực Châu á. TTCK Thái Lan ban đầu được các công ty tư nhân thành lập vào tháng 7/1962. Đến năm 1970 thị trường này phải đóng cửa vì ít người tham gia và thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Tháng 2/1974 Luật SGDCK ra đời và SGDCK được mở cửa trở lại vào năm 1975. Kể từ năm 1986, SGDCK  Thái Lan phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao.

Thị trường chứng khoán Thái  Lan cũng là nơi điển hình của việc sử dụng hệ thống vi tính hoàn toàn tự động. Với hệ thống giao dịch tự động này, SGDCK Thái Lan cho phép các công ty chứng khoán thông qua hệ thống máy vi tính thực hiện các giao dịch ngay tại văn phòng của họ mà không cần trực tiếp đến Sở.

4.  Thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng  khoán (TTGDCK)  tại thành phố Hồ Chí Minh ngày

20/10/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Các chủ thể tham gia trên TTCK  Việt Nam:

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)

UBCKNN  được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính  phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán: quản lý việc cấp phép, đăng ký phát hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra, giám sát hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, … để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, công bằng và  minh bạch.

Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập TTGDCK,  Quyết định 128/1998/QĐ-UBCK, ngày 1/8/1998 của chủ tịch UBCKNN  thì TTGDCK  là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN  có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. TTGDCK  TPHCM thực hiện các chức năng: tổ chức, quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hổ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; đăng ký chứng khoán, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán; công bố thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán và một số nhiệm vụ khác. Các công ty chứng khoán

Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK, ngày 13/10/1998 của UBCKNN,  các công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành,  tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.

Các tổ chức phát hành chứng khoán Theo các văn bản pháp lý hiện hành, các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam bao gồm:

+ Chính phủ: phát hành tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc và trái phiếu đầu tư.

+ Chính quyền địa phương:  phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án và các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương.

+ Các công ty cổ phần: phát hành cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại) và trái phiếu doanh nghiệp.

+ Các DNNN: phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

+ Các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế tham gia phát hành chứng khoán trong thời gian qua chủ yếu là Chính phủ, các NHTMQD,  một số DNNN và các DNNN khi tiến hành cổ phần hoá.

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: cá nhân,  hộ gia đình, các tổ chức, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm…

Ngoài các thành viên nêu trên, tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam còn có các tổ chức phụ trợ khác như: các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán… đủ điều kiện được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán. Hiện nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán.