1. Chỉ số Lưu lượng Tiền MFI
Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (“MFI”) là một chỉ số biến động giá thể hiện bằng một đường dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến 100. Càng gần 100 thì chỉ số càng mạnh và càng gần về 0 thì chỉ số càng yếu. Đây là một chỉ số rất hữu ích vì nó phản ánh cả biến động giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Chỉ số Lưu lượng Tiền MFI giúp quý vị xác định “sức mạnh” của biến động giá cổ phiếu và do đó quý vị có thể phán đoán khi nào thì xu hướng tăng hay giảm kết thúc.
Cơ sở lý thuyết của chỉ số này là có nhiều nhà đầu tư nhảy vào giao dịch khi giá bắt đầu dịch chuyển, có thể là do nhà đầu tư rất thích cổ phiếu này và do đó xu hướng sự dịch chuyển sẽ có khả năng tiếp diễn trong tương lai. Ngược lại nếu có ít nhà đầu tư nhảy vào mua bán cổ phiếu khi giá bắt đầu dịch chuyển, thì có lẽ cổ phiếu ít được nhà đầu tư quan tâm và khả năng xu hướng giá tiếp tục dịch chuyển là thấp.
Do chỉ số này đo lường cả biến động giá và khối lượng, chỉ số Lưu Lượng Tiền MFI cho phép quý vị biết là nhà đầu tư dang quan tâm nhiều hay ít đến cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư quan tâm nhiều, quý vị sẽ có nhiều sự tự tin hơn trong giao dịch. Ngược lại nếu nhà đầu tư quan tâm ít, quý vị có thể xem xét lại giao dịch của mình. Ví dụ, khi quy vị thấy giá cổ phiếu đang tăng trong khi Chỉ số Dòng Tiền MFI thì lại giảm – như trường hợp của cổ phiếu HOV vào cuối năm 2005 – quý vị có xác định được là nhà đầu tư đang mất dần sự quan tâm đến sự gia tăng giá cổ phiếu này. Và như vậy, bản thân giá cổ phiếu có thể không đủ động lực để nó tiếp tục tăng.
2. Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ (“MACD”)
Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Average Convergence and Divergence (“MACD”) là một chỉ số biến động giá nhưng nó không dịch chuyển trong một khoảng xác định. Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ MACD được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai đường trung bình trượt giá. MACD được hiển thị bằng hai đường và một biểu đồ dạng cột. Hướng và độ cao của biểu đồ được xác định dựa trên hướng và khoảng cách giữa hai đường MACD.
Có hai dạng đường MACD phổ biến. Một là đường MACD được tính toán cho 3 khung thời gian: 26 ngày, 12 ngày và 9 ngày. MACD thứ hai dựa trên sự tính toán của 3 khung thời gian:
17 ngày, 8 ngày và 9 ngày. Đường MACD thứ nhất có khung thời gian dài hơn sẽ ít biến động hơn đường MACD thứ hai với khung thời gian ngắn hơn và do đó sẽ cho biết ít tín hiệu mua hoặc tín hiệu bán hơn.
Tín hiệu mua và bán phổ biến nhất được tạo khi các hai đường MACD cắt nhau. Quý vị có thể xem tình huống này qua minh họa đường MACD và bản đồ cho cổ phiếu HOV dưới đây. Khi các hai MACD giao cắt, biểu đồ dạng cột cũng cắt đường trung tâm (Zero line: Mức số 0). Khi hai đường MACD giao cắt lên phía trên thì đó đơn giản là tín hiệu Mua. Ngược lại, khi hai đường MACD và biểu đồ giao cắt xuống dưới thì đó đơn giản là tín hiệu Bán.
3. Tỷ lệ Thay đổi: Rate of Change (“ROC”)
Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi ROC là chỉ số biến động giá, nó dịch chuyển qua lại đường trung tâm zero line (Mốc số 0). Chỉ số này được tính toán để cho quý vị biết giá chứng khoán đã dịch chuyển bao xa so với mức giá cũ. Quý vị có thể xác định khoảng cách tích toán khi quý vị lựa chọn các thông số khi vẽ chỉ số này trên biểu đồ.
Cơ sở lý thuyết của chỉ số này là giá chứng khoán chỉ có thể dịch chuyển theo một chiều hướng và phải dừng lại để lấy sức. Giá có thể lấy sức bằng một trong hai cách:
- Nó có thể quay trở lại vị trí xuất phát ban đầu bắt đầu khi dịch chuyển; hoặc
- Đợi để giá chứng khoán phản ánh thông tin và dữ liệu lịch sử.
Dù theo cách nào đi chăng nữa thì hành động này được minh họa trong Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi. Khi giá chứng khoán bắt đầu dịch chuyển mạnh đi lên hoặc đi xuống, Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi sẽ dịch chuyển ra xa từ đường trung tâm (Zero Line: Mốc số 0). Sau đó, giá sẽ dừng biến động, Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi dịch chuyển về Mốc số 0.
Bây giờ chúng ta hãy xem một tình huống cụ thể. Nếu quý vị quan sát thấy nếu Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi đang ở mức cực cao hay cực thấp, thì tức là biến động giá lớn đã xảy ra và quý vị có thể xem xét chưa nên vội vã thực hiện giao dịch. Nếu quý vị quan sát thấy Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi bắt đầu dịch chuyển ra khỏi Mốc số 0, hoặc chuyển hướng từ điểm cực cao hay cực thấp và bắt đầu dịch chuyển theo hướng đối nghịch – như là trường hợp của GE vào cuối Tháng 11 và đầu tháng 2 – quý vị có thể xem xét sớm thực hiện giao dịch.
4. Chỉ số Sức Mạnh Tương đối RSI
Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index RSI là một chỉ số biến động giá giống như Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi. Điểm khác biệt là chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI đối dịch chuyển trong biên độ giữa 0 và 100. Khi Chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI dịch chuyển cao hơn, báo hiệu cho quý vị biết là giá đang có sức bật mạnh. Ngược lại, khi RSI dịch chuyển xuống phía dưới, quý vị có thể biết được là giá chứng đang thiếu sức bật.
Quý vị có thể lựa chọn khung thời gian cho chỉ số này khi biểu thị trên biểu đồ nhưng xin lưu ý là nếu khung thời gian chọn càng ngắn thì Chỉ số Sức mạnh Tương RSI càng biến động mạnh.
Khi sử dụng Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi RSI, quý vị cần quan sát và xác định khi nào đường RSI tăng cao hơn 70 hoặc thấp hơn 30. Khi chỉ số nằm trong một trong hai vùng này, báo hiệu giá chứng khoán bị biến động thái quá (over-extended) và sẽ sớm đổi chiều hoặc sẽ ngừng thay đổi trong tương lai gần. Một tín hiệu quan trọng để bán hay mua khi sử dụng RSI là khi quý vị quan sát thấy đường RSI dịch chuyển ra vùng 70:30. Ví dụ, nếu Chỉ số RSI giảm xuống dưới mức 30 và đang chuyển hướng về phía trên mức 30 – như trường hợp của Citigroup trong tháng 8 – là một tín hiệu tốt để mua cổ phiếu này. Tín hiệu Bán xảy ra khi RSI trên 70.
5. Chỉ số Stochastic Chậm và Nhanh
Chỉ số Stochastic Chậm là một chỉ số biến động giá bao gồm hai đường (Đường %K và Đường %D) dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến 100. Đường %K line di chuyển nhanh hơn. Đường %D di chuyển chậm hơn.
Khi Chỉ số Stochastic Chậm di chuyển lên hay xuống, quý vị có thể phán đoán được về cảm nhận (sentiment) của nhà đầu tư trên thị trường. Khi chỉ số này trên mức 80, hay dưới mức 20 báo hiệu là giá chứng khoán đã bị biến động quá mức và có khả năng cao là giá chứng khoán sẽ đảo sớm đảo chiều.
Quy vị cũng có thể xác định tín hiệu MUA BÁN khi hai đường %K và %D của Chỉ số Stochastic chậm giao cắt nhau.
- Khi đường %K cắt lên phía trên đường %D, chỉ số này thể hiện tín hiệu Mua.
- Ngược lại khi đường %K cắt xuống dưới đường %D, cho ta biết tín hiệu Bán.
Các tín hiệu Mua Bán này sẽ mạnh hơn khi:
- Các điểm giao cắt mằm trong vùng trên mức 80% hoặc dưới mức 20% hoặc
- Khi đường %K vừa mới nằm trong một trong những vùng đó – như trường hợp củaWal- Mart Stores (WMT) ở biểu đồ phía dưới.
Đường Stochastic Nhanh cũng tương tự như đường Stochastic Chậm. Tuy nhiên, đường này có xu hướng dịch chuyển lên xuống nhanh hơn nhiều. Và do đó nó tạo ra nhiều tín hiệu mua bán hơn do có sự biến động lớn.
6. Chỉ số Williams %R
Chỉ số Williams %R là một chỉ số biến động giá. Chỉ số này tương tự như Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi ROC và chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI. Chỉ số này bao gồm một đường đơn dịch chuyển lên xuống trong biên độ 0 và 100.
Chỉ số Williams %R so sánh giá đóng cửa cửa phiên giao dịch gần đây nhất với khoảng giá giao dịch trong quá khứ:
- Nếu giá đóng cửa gần đây nhất càng gần với mức giá cao nhất của khoảng giá trong quá khứ thì đường Williams %R sẽ càng gần với cực trên của khoảng giao động.
- Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần đây nhất gần đáy của khoảng giá trong quá khứ, đường Williams %R sẽ gần đáy của khoảng giao động.
Bất cứ lúc nào đường Williams %R mà nằm trên 80 hoặc dưới 20 thì giá cổ phiếu đều được xem là biến động thái quá (“over-extended”). Khi quý vị quan sát thấy tình huống này, thì có khả năng cao giá cổ phiếu sẽ đảo chiều.
Chỉ số Williams %R tạo ra các tín hiệu Mua và Bán khi nó di chuyển ra khỏi vùng biến động thái quá (trên 80 hoặc dưới 20) và quay trở lại vùng giữa của khoảng giao động – như quý vị có thể quan sát với trường hợp của Home Depot (HD) trong biểu đồ dưới đây.
12 Th12 2020
12 Th12 2020
2 Th2 2018
14 Th12 2020
14 Th12 2020
14 Th12 2020