Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (1996)

Là một trong những trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN, AFTA (ASEAN Free Trade Area) quy định tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư nội khối ASEAN, cũng như hợp tác & phát triển một số lĩnh vực khác. Văn kiện tiêu biểu thuộc phạm vi AFTA là Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đối với Khu vực thương mại tự do ASEAN (dưới đây gọi tắt là CEPT), được ký ngày 28/01/1992. Việt Nam tham gia CEPT ngày 15/12/1995. Mục tiêu ban đầu của CEPT là các nước tham gia cùng nỗ lực thực hiện một lộ trình tự do hóa dần hàng hóa công nghiệp thông qua việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ những rào cản phi thuế quan. Sau đó, CEPT dần được mở rộng ra đối với cả các sản phẩm nông sản. Lộ trình cắt giảm đối với ASEAN 6 (Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore và Thái Lan) là giảm thuế nội khối xuống 20% vào năm 1998 và 0-5% vào năm 2003. Đối với CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) phải thực hiện việc giảm thuế nội khối xuống 0-5% vào năm 2006 (Việt Nam); vào năm 2008 (Lào và Myanmar) và vào năm 2010 (Campuchia).

Biểu đồ sau so sánh các mức thuế áp dụng trung bình với một số đối tác thương mại chính của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2023.

Hình 8.2: Mức thuế áp dụng trung bình đối với một số đối tác chính giai đoạn 2005-2023

Bao gồm: AFTA; ACFTA (ASEAN-Trung Quốc FTA); AKFTA (ASEAN-Hàn Quốc FTA); và MFN (Mức tối hệ quốc theo cam kết WTO).

Việc ký kết Nghị định thư sửa đổi về việc xóa bỏ thuế nhập khẩu, ASEAN 6 cam kết xóa bỏ tất cả thuế nhập khẩu vào năm 2010 và 2015. Đối với CLMV là linh hoạt đến năm 2018. Hướng tới tự do hóa hoàn toàn tối thiểu trên phương diện thuế quan, ASEAN đã quyết định sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN – 6; với Việt Nam đến năm 2015. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN (1995) và tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA của ASEAN (1996), nhưng Việt Nam chỉ thực sự cắt giảm thuế quan từ năm 1999.

Nguồn: Nguyễn Hoàng Quy và cộng sự (2018), Chính sách thương mại quốc tế: Lý luận và thực tiễn Việt Nam hội nhập toàn cầu, NXB Thống kê.