Sự ra đời và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/ Cor.1:2009

1. Sự ra đời của ISO 14000

Kết quả báo cáo của WCED là hội nghị về môi trường và phát triển của Mỹ năm 1992 (còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh về trái đất) ở Rio de Janeiro. Chuẩn bị cho hội nghị và ghi nhận sự thành công khi phát triển tiêu chuẩn ISO 9000 – hệ thống quản lý chất lượng, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được đề nghị tham dự. Trong suốt năm 1991, ISO cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật mạ thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước. SAGE cho rằng nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện, đánh giá là thích hợp. ISO cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên nhận thấy SAGE vượt qua thẩm quyền khi đưa ra quy định các tiêu chuẩn về môi trường. Các công việc liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường đã được bắt đầu vào năm 1992 khi ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207). Phạm vi cụ thể của TC 207 là tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các công cụ và hệ thống quản lý môi trường. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện. Công việc của TC 207 được chia ra 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt. Canada là ban thư ký của Uỷ ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban. Phạm vi của TC 207 không liên quan đến các phương pháp kiểm tra ô nhiễm, đưa ra các giới hạn ô nhiễm và thiết lập các mức đánh giá hiệu quả hoạt động. Điều này tránh cho TC 207 liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan luật pháp. Tại cuộc họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham dự xây dựng tiêu chuẩn. TC 207 thiết lập 2 tiểu ban để xây dựng các tiêu chuẩn môi trường. Tiểu ban SC1 viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn BS 7750 và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tiểu ban SC 2 viết tiêu chuẩn ISO 14010, 14011 và 14012.

Một loạt tiêu chuẩn đã được hợp thành tài liệu liên quan với hệ thống quản lý môi trường (QLMT) và những tài liệu liên quan với các công cụ QLMT (các bộ tài liệu ISO 14000 khác). Thành lập hệ thống QLMT của tổ chức được xem là rất quan trọng khi xác định chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu. Các công cụ quản lý môi trường hiện có nhằm giúp đỡ tổ chức khi nhận ra chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Những tiêu chuẩn ISO 14000 được thực hiện đối với mọi tổ chức, cả khối công cộng hay tư nhân.

Các chỉ số môi trường tác động đến sức khỏe con người ở Việt Nam đa số đều dưới mức trung bình: Nhiều chỉ tiêu về môi trường của Việt Nam  nằm dưới mức trung bình theo chỉ số hiệu suất môi trường EPI (Environmetal Performances Index) vừa được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2012. EPI là một phương pháp lượng giá tiêu chuẩn môi trường thông qua chính sách của mỗi quốc gia, được thực hiện bởi Đại học Yale và Đại học Columbia (Mỹ), có sự phối hợp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Ủy ban châu Âu. Thông qua các dữ liệu liên quan đến chính sách, số liệu đo đạc từ vệ tinh, những người thực hiện sẽ cho điểm 22 yếu tố liên quan đến 10 chính sách lớn của các quốc gia:  không khí, nông nghiệp, hệ sinh thái, rừng, biến đổi khí hậu…theo thang điểm 100. Vị trí trên bảng xếp hạng EPI của mỗi quốc gia phụ thuộc vào số điểm quốc gia đó đạt được. EPI năm 2012 nghiên cứu xếp hạng cho 132 nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, phần lớn các chỉ tiêu thành phần đều nằm dưới mức trung bình. Đơn cử, nguồn nước dành cho hệ sinh thái chỉ được 37,8 điểm, môi trường ngư trường chỉ được 19 điểm, môi trường nông nghiệp chỉ đạt 47,8 điểm… Đặc biệt các chỉ số môi trường tác động đến sức khỏe con người: môi trường gây dịch bệnh đạt 66,4 điểm (xếp vị trí 77/132 nước), nước sinh hoạt chỉ được 42,5 điểm (vị trí 90/132), không khí chỉ đạt 31 điểm (vị trí 123/132). Kết quả, Việt Nam đứng hàng thứ 79 trên bậc thang 132 nước, tính theo EPI. Đứng đầu bảng là Thụy Sĩ và nước có chỉ số môi trường tệ nhất là Iraq. Ngoài EPI, một chỉ tiêu quan trọng không kém là sự thay đổi, kết quả cải thiện môi trường trong vòng một thập kỷ và điều đáng buồn là Việt Nam chỉ đứng hàng thứ 73, tức là vẫn chưa có sự cải thiện vượt bậc trong các chính sách quản lý, bảo vệ môi trường. TS Lê Văn Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho biết ông không hề ngạc nhiên về các thông tin xung quanh chỉ số EPI 2012 vừa được công bố vì khói bụi mịt mù, sông ngòi ô nhiễm…là hình ảnh rất quen thuộc ở các đô thị lớn của Việt Nam. Môi trường Việt Nam ngày càng tệ, các nhà quản lý rõ hơn ai hết và họ cũng đề ra khá nhiều giải pháp cải thiện. Ví dụ, xây dựng các chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí giao thông, không khí quanh các KCN, đưa ra các giải pháp thay thế nhiên liệu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường…Tuy nhiên, những giải pháp này thời gian qua đã không được thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ các bộ, ngành đến địa phương. Chỉ số Trend EPI đã phản ánh rất rõ nguyên nhân tình trạng môi trường ngày càng xuống dốc tại Việt Nam. “Sức khỏe sa sút, tài sản bị hủy hoại vì ô nhiễm môi trường…cho nên bất cứ người dân nào cũng có thể cảm nhận chất lượng môi trường đang ngày càng trở nên xấu đi, không chỉ riêng tôi. Nếu càng kéo dài tình trạng thiếu các giải pháp như hiện nay, tình trạng ô nhiễm sẽ càng trầm trọng. Kết quả xếp hạng theo EPI 2012 sẽ khiến các nhà quản lý phải nhìn nhận vấn đề theo tính khẩn cấp và có những giải pháp thiết thực hơn nữa để cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam”. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có không khí “bẩn” nhất thế giới.

2. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/ Cor.1:2009

Ngày 15/07/2009, ISO đã ban hành bổ sung văn bản Phụ lục mới có tên gọi TECHNICAL CORIGENDUM 1 cho tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004. Phụ lục này hướng dẫn so sánh các điều khoản tương đương giữa hai tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004. Do thay đổi và bổ sung của phụ lục này, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được điều chỉnh số hiệu thành ISO 14001:2004/Cor.1:2009. Hệ thống quản lý môi trường là một bộ phận thuộc hệ thống quản lý trong một tổ chức. Hệ thống này được sử dụng nhằm biểu thị và triển khai chính sách môi trường cũng như quản lý các khía cạnh chất lượng trong tổ chức đó.

  • Hệ thống quản lý môi trường bao gồm các yếu tố dùng để thiết lập chính sách, mục tiêu và cách thức để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
  • Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động hoạch định, trách nhiệm, cách thức thực hiện, thủ tục – qui trình, các quá trình và nguồn lực.

ISO 14001:2004/ Cor.1:2009 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức. Ra đời lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001:1996 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 tổ chức được chứng nhận. Lý do của sự thành công khi phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:1996 tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và các đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001:1996 đã chỉ ra các yêu cầu thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường cho tổ chức nhưng không nêu ra cụ thể bằng cách nào để đạt được những điều đó. Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình tổ chức khác nhau, từ tổ chức vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia tìm cách riêng cho mình trong xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Các nội dung của ISO 14001:2004/ Cor.1:2009 gồm có:

  • Thiết lập định hướng về bảo vệ môi trường trong kinh doanh
  • Xác định các yếu tố gây tác động môi trường
  • Triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố đó
  • Xác định các yêu cầu môi trường cần tuân thủ và thực hiện các biện pháp cần thiết
  • Xác định các mục tiêu về hoạt động môi trường
  • Thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động
  • Xây dựng cơ chế ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải tiến hoạt động

c yêu cầu của ISO 14001:2004/ Cor.1:2009 bao gồm các điều khoản (ĐK) sau:

2.1 Các yêu cầu chung

2.2 Chính sách môi trường.

2.3 Hoạch định

2.3.1 Các khía cạnh môi trường

2.3.2 Các yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác

2.3.3 Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

2.4 Triển khai và vận hành

2.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

2.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức

2.4.3 Thông tin liên lạc

2.4.4 Hệ thống tài liệu

2.4.5 Kiểm soát tài liệu

2.4.6 Kiểm soát vận hành

2.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp

2.5 Kiểm tra

2.5.1 Theo dõi và đo lường

2.5.2 Đánh giá sự tuân thủ

2.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

2.5.4 Kiểm soát hồ sơ

2.5.5 Đánh giá nội bộ

2.6 Xem xét của lãnh đạo

Tham khảo chi tiết ISO 14001:2004/ Cor.1:2009