Lựa chọn tiêu dùng có thể được giải thích thông qua đường đẳng ích. Đường đẳng ích là một đường biểu thị các kết hợp tiêu dùng hàng hóa đem lại cùng mức lợi ích. Biểu đồ dưới đây gồm một đường đẳng ích của hai hàng hóa, X và Y.
Với hai điểm bất kỳ nằm trên đường đẳng ích sẽ có cùng mức lợi ích. Do vậy, biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng một cá nhân lựa chọn kết hợp tiêu dùng tại điểm A hay điểm B đều có cùng mức lợi ích như nhau. Một điểm nằm ở phía trên bên phải của đường đẳng ích có mức lợi ích cao hơn bất kỳ điểm nào nằm trên đường đẳng ích. Một điểm như vậy phải nằm trên một đằng đẳng ích khác có mức lợi ích cao hơn. Do đó, điểm C là điểm lựa chọn tốt hơn điểm A hay B (hay bất kỳ điểm nào khác nằm trên đường đẳng ích Uo). Các điểm nằm bên dưới bên trái của đường đẳng ích (chẳng hạn điểm D) sẽ cho mức lợi ích nhỏ hơn. Do vậy, cá nhân thích lựa chọn tiêu dùng tại điểm A nếu như lựa chọn tiêu dùng giữa điểm A và điểm D.
Các điểm lựa chọn tiêu dùng có các mức lợi ích khác nhau thì sẽ nằm trên các đường đẳng ích khác nhau. Vì thế, có vô số các đường đẳng ích giữa các lựa chọn kết hợp tiêu dùng giữa hai hàng hóa. Hai đường đẳng ích khác được thêm vào biểu đồ tương ứng với mức lợi ích nhận được tại điểm C và điểm D tương ứng.
Các đường đẳng ích có bốn thuộc tính như sau:
ª Đường đẳng ích cao hơn được ưa thích hơn đường đẳng ích thấp hơn. Người tiêu dùng thích lựa chọn điểm tiêu dùng ở đường đẳng ích có mức lợi ích cao hơn. Điều này phản ảnh mong muốn người tiêu dùng là thích tiêu dùng nhiều hơn đối với một hàng hóa.
ª Đường đẳng ích có độ dốc đi xuống. Độ dốc của đường đẳng ích phản ảnh tỷ lệ thay thế hàng hóa này bởi hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng thích cả hai. Vì vậy, nếu số lượng một hàng hóa giảm đi thì số lượng hàng hóa khác phải tăng lên để người tiêu dùng đạt được cùng mức thỏa mãn. Vì lý do này, đường đẳng ích có dạng dốc xuống.
ª Các đường đẳng ích không cắt nhau. Để thấy tại sao có điều này, biểu đồ dưới đây minh họa điểm A và B trên U1, điểm B và C trên U2. A và B có cùng mức lợi ích (nằm trên U1) và B và C có cùng mức lợi ích (nằm trên U2). Ta suy ra A và C có cùng mức lợi ích, cho nên A và C phải nằm trên một đường đẳng ích. Lập luận trên có vẻ như mâu thuẫn với thuộc tính thứ nhất, đó là người tiêu dùng thích dùng nhiều hơn là dùng ít hơn. Điều này chỉ đúng khi A và C cùng nằm trên đường đẳng ích hay U1 trùng với U2. Do vậy, các đường đẳng ích không thể cắt nhau.
ª Các đường đẳng ích lõm vào góc tọa độ. Độ dốc của đường ngân sách phản ảnh tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa bởi hàng hóa khác. Khi người tiêu dùng có nhiều hơn với cùng một sản phẩm thì mong muốn trên mỗi sản phẩm sẽ ít đi và mong muốn đối với sản phẩm ít hơn sẽ lớn hơn. Điều này cũng phản ảnh qui luật lợi ích biên giảm dần. Chính vì vậy, hình dạng của đường đẳng ích là dốc xuống và lõm vào góc tọa độ.
Tuy nhiên, quyết định lựa chọn tiêu dùng còn tùy thuộc vào thu nhập dùng để chi tiêu cho các hàng hóa và cá nhân cố gắng đạt được mức lợi ích cao nhất có thể trong phạm vi các ràng buộc (thu nhập và các yếu tố khác). Chúng ta hãy xem xét ràng buộc ngân sách ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm tiêu dùng mà ở đó cá nhân đạt được mục tiêu tiêu dùng.
ĐƯỜNG NGÂN SÁCH
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét ràng buộc về thu nhập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tiêu dùng của cá nhân như thế nào. Giả sử rằng cá nhân có thu nhập cố định (I), chi tiêu vào hai hàng hóa (X và Y) với giá cố định (PX and PY). Ràng buộc thu nhập của cá nhân có thể biểu thị như sau:
PXX + PYY = I
Phương trình trên có thể biểu thị thông qua đồ thị đường ngân sách dưới đây. Điểm giao nhau của đường ngân sách với các trục tọa độ được xác định bằng cách lấy thu nhập chia cho giá của hàng hóa tương ứng trên mỗi trục tọa độ. Bằng cách cho lượng X=0 sẽ xác định được điểm giao nhau trên trục Y (tất cả thu nhập chi tiêu vào hàng hóa Y) và cho lượng Y=0 sẽ xác định được điểm giao nhau trên trục X.
Khi thu nhập người tiêu dùng và giá cả của các hàng hóa là cố định, thì đường ngân sách sẽ được xác định như trên. Lưu ý rằng, hệ số góc của đường ngân sách chính là giá tương đối của hai hàng hóa PX/PY. Từ khi giá hàng hóa là cố định nên hệ số góc của đường ngân sách là không đổi. Một cách tương tự khi chỉ có thu nhập thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song (dịch chuyển ra hướng bên ngoài hoặc trong góc tọa độ). Nếu như chỉ có giá cả hàng hóa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ số góc của đường ngân sách, đường ngân sách trở nên nông hoặc dốc hơn.
Cá nhân bị giới hạn lựa chọn tiêu dùng trong phạm vi thu nhập, đó chính là phần giới hạn bên trong của đường ngân sách. Nếu cá nhân lựa chọn điểm tiêu dùng nằm bên trong của đường ngân sách thì chi tiêu nhỏ hơn thu nhập hiện có, các lựa chọn nằm trên đường ngân sách thì toàn bộ thu nhập sẽ chi tiêu hết. Trong khi các điểm nằm ngoài đường ngân sách thì cá nhân không thể đạt được vì chi tiêu vượt quá thu nhập hiện có. Ngoại trừ có sự thay đổi thu nhập hay có sự thay đổi giá của hàng hóa, khi đó giới hạn lựa chọn của cá nhân có thể mở rộng ra phạm vi bên ngoài của đường ngân sách.
CÂN BẰNG TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG ĐẲNG ÍCH
Cân bằng tiêu dùng
Cá nhân tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách, sẽ lựa chọn điểm tiêu dùng mà ở đó đường ngân sách tiếp xúc với một đường đẳng ích nào đó.
Trong biểu trên, điểm cân bằng tiêu dùng được xác định tại (X*,Y*) X* đơn vị hàng hóa X và Y* đơn vị hàng hóa Y. Trong khi đó, các điểm khác trên đường ngân sách, chẳng hạn điểm A, là điểm có thể lựa chọn nhưng đem lại mức lợi ích nhỏ hơn. Các điểm khác như điểm B đem lại mức lợi ích cao hơn nhưng không thể đạt được. Cá nhân không thể đạt được mức lợi ích lớn hơn U0 trừ khi cá nhân có thể mở rộng được phạm vi lựa chọn của đường ngân sách ra hướng bên ngoài.
Chúng ta có thể sử dụng phân tích đường đẳng ích để xem xét tác động của thu nhập và thay thế khi giá thay đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy rằng I = 60 nghìn đồng, PX = 20 nghìn đồng và PY = 10 nghìn đồng. Các cá nhân cân bằng tiêu dùng tại điểm A và cầu 1 đơn vị của X. mặt khác, với I = 60 nghìn đồng, PX = 10 nghìn đồng và PY = 10 nghìn đồng, cá nhân sẽ cân bằng tại điểm E và cầu là 3 đơn vị của X. Sự gia tăng cầu của hàng hóa X từ 1X lên 3X biểu thị tác động kết hợp của thay thế và thu nhập.
Tác động thay thế diễn ra khi giá của X giảm, người tiêu dùng sẽ thay thế tiêu dùng hàng hóa Y bằng cách tiêu dùng nhiều hàng hóa X hơn. Mặt khác, tác động thu nhập tăng lên bởi khi PX giảm, nhưng thu nhập (I) và PY không đổi thì thu nhập thực tế của cá nhân tăng lên. Vì vậy, cá nhân tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hơn.
Tác động tổng hợp
Để xem xét tác động riêng biệt của thay thế và thu nhập khi giá thay đổi, chúng ta vẽ đường ngân sách giả thuyết G*F* song song với GF và tiếp xúc với đường đẳng ích U1 tại J. Đường ngân sách giả thuyết G*F* biểu thị sự giảm thu nhập 15 nghìn đồng = GG* = FF*. Điều này nhằm giữ cho cá nhân tiêu dùng có cùng mức lợi ích như trước khi có sự thay đổi giá.
Sự dịch chuyển từ A đến J trên đường U1 (bằng 1X) là do tác động thay thế khi giá thay đổi. Trong khi đó, sự dịch chuyển từ J trên U1 đến B trên U2 (cũng bằng 1X) là do tác động thu nhập. Vì vậy, tổng tác động khi giá thay đổi là 2X.
Theo minh họa ở trên, thì tác động thay thế và tác động thu nhập là bằng nhau. Nhưng trong thực tế, tác động thay thế thường lớn hơn tác động thu nhập. Lý do là các cá nhân thường chi tiêu một phần nhỏ thu nhập vào một hàng hóa nhất định. Vì thế, mặc dù có sự thay đổi lớn về giá hàng hóa cũng không gây ra tác động thu nhập lớn hơn. Mặc khác, tác động thay thế thường rất lớn nếu như có nhiều hàng hóa thay thế.
Minh họa mô hình lựa chọn tiêu dùng cá nhân
Giả sử, một cá nhân có thu nhập cố định là I = 60 nghìn đồng, chi tiêu cho hoạt động giải trí trong tuần, đó là: xem phim (X) và ăn kem (Y). Biết rằng, giá xem phim là PX = 20 nghìn đồng và ăn kem là PY = 5 nghìn đồng.
- Hãy xác định kết hợp chi tiêu (QX, QY) để cá nhân tối đa hóa lợi ích (U → Max)?
- Nếu PX = 10 nghìn đồng và PY = 10 nghìn đồng, xác định điểm cân bằng tiêu dùng?
- Xác định đường cầu tiêu dùng cá nhân đối với sản phẩm X và Y?
Bài giải
- Điểm cân bằng tiêu dùng PX = 20 và PY = 5:
ª Xét lợi ích biên trên một đồng tiêu dùng vào X và Y:
- Điểm cân bằng tiêu dùng PX = 10 và PY = 10:
ª Xét lợi ích biên trên một đồng tiêu dùng vào X và Y:
ª Xét các kết hợp (QX, QY) thỏa mãn MUX/PX = MUX/PX
Xét các kết hợp theo cách thức tương tự ở trên, ta có: Kết hợp (2) với (3X, 3Y):
Tổng lợi ích: U2 = 140 + 90 = 230
Tổng chi tiêu: 3×10 + 3×10 = 60 = I (= 60) Vậy, kết hợp (2) cân bằng tiêu dùng và U2 → Max. Kết luận: Cá nhân đạt cân bằng tiêu dùng tại điểm: B: (PXB = 10, QXB = 3); (PYB = 10, QYB = 3)
- Đường cầu tiêu dùng cá nhân đối với sản phẩm X và Y:
Cân bằng tiêu dùng và đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X và Y được biểu thị trong biểu đồ dưới đây.
26 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020
26 Th12 2020
26 Th12 2020