1. Lịch sử 5S
Tại Nhật Bản: 5S được thực hành trong nhiều năm với ý nghĩa phổ biến là Seiri, Seiton để hỗ trợ cho hoạt động an toàn, chất lượng, hiệu suất và môi trường. Năm 1986, cuốn sách đầu tiên về 5S được xuất bản. Từ đó, 5S được phổ biến nhanh chóng tại các doanh nghiệp. 5S được thực hành thường xuyên và duy trì ở mức độ cao. Tại Singapore, 5S bắt đầu được thực hiện tại một công ty mẫu trong Dự án Năng suất JICA vào năm 1986. Sau đó, nó trở thành hoạt động quốc gia đặt dưới Uỷ ban 5S. 5S là nền tảng cơ bản thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng xuất phát từ quan điểm: “Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi; tinh thần người công nhân sẽ thoải mái, năng suất lao động sẽ cao và có điều kiện để áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn”. 5S là chữ cái đầu của các từ: Theo tiếng Nhật là: “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, “SEIKETSU” và “SHITSUKE”.
- Theo tiếng Việt là: “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”.
- Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”.
2. Hoạt động 5S
SEIRI (sàng lọc): là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc, loại bỏ những dụng cụ không cần thiết, máy móc không dùng đến, sản phẩm không phù hợp, tài liệu – hồ sơ lỗi thời.
S1: Sàng lọc = Hiệu quả
- Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.
- Loại bỏ những thứ không cần thiết.
- Xác định “đúng số lượng” đối với những thứ cần thiết.
SEITON (sắp xếp): là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để nhận biết dễ dàng, nhanh chóng khi cần sử dụng.
S2: Sắp xếp = Ngăn nắp, thuận tiện
- Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp và có đánh ký hiệu để dễ tìm.
- Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ.
- Sắp xếp vị trí dụng cụ, máy móc, công nhân sao cho tiến trình làm việc trôi chảy.
SEISO (sạch sẽ): là giữ gìn vệ sinh, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc.
S3: Sạch sẽ = Kiểm tra
- Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ.
- Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi.
- Lau chùi có ý thức.
SAU KHI HOÀN TẤT 3S
- Chụp ảnh hiện trường.
- Cận cảnh.
- Toàn cảnh.
- Dán ảnh lên cạnh ảnh cũ cho mọi người thấy rõ sự khác biệt.
- Cùng quyết tâm duy trì trạng thái đã đạt được.
Hoạt động chụp ảnh phải tạo ra quyết tâm của mọi người hướng đến một môi trường làm việc tốt hơn, không bao giờ quay trở lại sự bề bộn ban đầu.
SEIKETSU (săn sóc): là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng seiri, seiton và seiso.
S4: Săn sóc = Giảm căng thẳng
- Duy trì thành quả đạt được “liên tục phát triển 3S”
- Sàng lọc.
- Sắp xếp.
- Sạch sẽ mọi lúc, mọi nơi.
Nguyên tắc 3 không: không có vật vô dụng, không bừa bãi, không dơ bẩn.
SHITSUKE (sẵn sàng): là thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc.
S5: Sẵn sàng = Chấp hành quy định
Tự nguyện, tự giác thực hiện và duy trì 3S:
- Sàng lọc.
- Sắp xếp.
- Sạch sẽ.
3. Ý nghĩa 5S
5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác. 5S xuất phát từ nhu cầu:
- Đảm bảo sức khỏe của nhân viên.
- Dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian.
- Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nâng cao năng suất.
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xưởng, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, máy móc của tôi”. Từ đó, người lao động dễ dàng chấp nhận chăm sóc “máy móc, thiết bị của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.
21 Th12 2020
22 Th12 2020
21 Th12 2020
22 Th12 2020
21 Th12 2020
21 Th12 2020