1. Chứng từ ban đầu:
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Hoá đơn GTGT
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Phiếu thu, Phiếu chi, Các chứng từ ngân hàng…
2. Tài khoản sử dụng
Để kế toán các nghiệp vụ tăng phải giảm tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 211- tài sản cố định hữu hình. Kết cấu của tài khoản 211 như sau:
Bên nợ:
– Nguyên giá tài sản cố định tăng do: mua sắm, nhận bàn giao, do được cấp, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do các bên tham gia liên doanh góp vốn, do được biếu tặng viện trợ không hoàn lại…
– Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do xây lắp trang thiết bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
– Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại TSCĐ
Bên có:
– Nguyên giá tài sản cố định giảm do thanh lý, nhượng bán, bàn giao hoặc trả lại cho ngân sách nhà nước, trả cho cấp trên, trả cho cấp dưới, hoặc mang đi góp vốn liên doanh.
– Nguyên giá tài sản cố định giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận
– Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại tài sản cố định
– Tài sản cố định chuyển thành công cụ dụng cụ
Số dư bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có tại doanh nghiệp.
Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc: phản ánh các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân, bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá cầu cống…
Tài khoản 2113: Máy móc thiết bị phản ánh giá trị các loại máy móc thiết bị dùng trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác và những máy móc đơn lẻ khác…
Tài khoản 2114: Phương tiện vận tải truyền dẫn: phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải truyền dẫn như: ôtô, xe máy, ống dẫn khí (ngành dầu khí), các thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, thiết bị điện nước…
Tài khoản 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý: phản ánh các loại thiết bị và dụng cụ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài dùng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý chung khác (máy vi tính, các thiết bị văn phòng…)
Tài khoản 2116: Cây lâu năm súc vật làm việc và cho sản phẩm: phản ánh giá trị các loại tài sản cố định là các loại cây lâu năm (cà phê, cây cao su, vườn cây ăn trái…), súc vật làm việc (trâu bò, ngựa kéo), súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vât sinh sản…)
Tài khoản 2118: Tài sản cố định khác: phản ánh giá trị các loại tài sản cố định khác ngoài các loại tài sản cố định kể trên
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK 411, 331, 341, 111, 112, 414, 431, 441…
2.1. Trình tự kế toán tăng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp
a) Trình tự kế toán tăng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế – TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
– Tài sản cố định đơn vị tăng do ngân sách cấp, cấp trên cấp (cấp vốn bằng tài sản cố định), được điều chuyển từ đơn vị khác hoặc nhận góp vốn liên doanh, liên kết bằngTSCĐHH – Kế toán ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
– Khi mua sắm tài sản cố định hữu hình (kể cả mua mới hoặc mua lại tài sản cố định đã sử dụng) hoàn thành đưa vào sử dụng ngay cho hoạt đông SXKD – Kế toán ghi:
+ Phản ánh trị giá mua của TSCĐ:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, 341
– Mua TSCĐ HH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD – Kế toán ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, 341
– Mua TSCĐHH theo phương thức trả chậm trả góp đưa vào sử dụng ngay cho hoạt đông SXKD – Kế toán ghi:
+ Tại thời điểm mua:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT trả tiền ngay)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm)
Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có TK 112-Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111-Tiền mặt
Có TK 331-Phải trả người bán
Có TK 341- Vay dài hạn
+ Định kỳ thanh toán cho người bán bao gồm cả gốc và lãi trả chậm, trả góp:
Nợ TK 331-Phải trả người bán
Có TK 112-Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111-Tiền mặt
Đồng thời phản ánh số lãi trả chậm, trả góp vào chi phí tài chính:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm từng kỳ)
– Mua TSCĐHH dưới hình thức trao đổi:
+ Hình thức trao đổi với một TSCĐ khác không tương tự: Khi trao TSCĐHH cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ mang đi trao đổi:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Phần giá trị hao mòn luỹ kế)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ)
Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi
Nợ TK131 – Phải thu khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Gtrị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Thuế GTGT phải nộp) (3331)
Khi nhận TSCĐ do bên trao đổi chuyển đến, kế toán ghi tăng TSCĐ nhận về:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận do trao đổi)
Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK131 – Phải thu khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi > Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận do trao đổi, khi nhận tiền kế toán ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 131 – Phải thu khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi < Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận do trao đổi, khi trả tiền kế toán ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
+ Hình thức trao đổi với một TSCĐ khác tương tự:
Khi trao TSCĐHH cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ mang đi trao đổi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ nhận vềtheo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Phần giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐHH đưa đi trao đổi)
– Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ, chuyển quyền sở hữu…
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Chi phí chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế đầu vào của CF)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
– Khi nhập khẩu tài sản cố định:
+ Kế toán phản ánh giá trị tài sản cố định nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử…
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 331 – Phải trả người bán
+ Đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
– Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu – Kế toán ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (TK 3333, 33312)
Có TK 112-Tiền gửi ngân hàng
– Khi mua TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua vào bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) và chi phí vận chuyển lắp đặt:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK331-Phải trả cho người bán
– Trường hợp tài sản cố định hữu hình được mua bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi dùng vào sản xuất kinh doanh thì đồng thời với việc ghi tăng tài sản cố định hữu hình, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh , giảm nguồn vốn đâu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển hoặc ghi giảm quỹ phúc lợi.
+ Tài sản cố định hữu hình được mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi:
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 411-Nguồn vốn kinh doanh
+ Tài sản cố định hữu hình được mua sắm bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn xây dựng cơ bản
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
+ Tài sản cố định hữu hình được mua sắm bằng quỹ phúc lợi, ghi:
Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
+ Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua sắm bằng vốn khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh thì đồng thời với bút toán ghi tăng gía trị tài sản cố định hữu hình:
Có 009 – Nguồn vốn khấu hao
+ Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua sắm bằng nguồn vốn vay dùng vào sản xuất kinh doanh thì chỉ ghi tăng gía trị tài sản cố định hữu hình không ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
+ Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh dùng vào sản xuất kinh doanh thì chỉ ghi tăng gía trị tài sản cố định hữu hình không ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
– Bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng từ công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
-
- Căn cứ vào giá trị quyết toán công trình đã được duyệt y, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
-
- Tuỳ vào việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp (nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các quỹ doanh nghiệp…), kế toán ghi sổ tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ doanh nghiệp đã hình thành tài sản cố định như trong trường hợp mua sắm
+ Nếu công trình xây dựng cơ bản được đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi dùng vào sản xuất kinh doanh phải ghi:
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
+ Nếu công trình xây dựng cơ bản được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh, bằng vốn khấu hao tài sản cố định, bằng vốn vay, khi công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành dùng vào sản xuất kinh doanh thì chỉ ghi tăng giá trị tài sản cố định, không ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (giống như trong trường hợp mua sắm).
– Nhận lại vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định, căn cứ vào giá tị tài sản cố định do các bên liên doanh đánh giá để ghi tăng tài sản cố định hữu hình và ghi giảm vốn góp liên doanh:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh
– Tài sản cố định DN tăng do được tặng biếu, tài trợ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt đông SXKD – Kế toán ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 711 – Thu nhập khác
– Chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ của DN
+ Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp:
+ Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.
+ Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có các TK 111, 112.
+ Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.
b) Trình tự kế toán tăng TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh – doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trưc tiếp, hoặc không thuộc đối tượng tính thuế GTGT, hoặc TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi… được trang trải bằng nguồn kinh phí khác
– Kế toán phản ánh giá trị tài sản cố định bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu, chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử…. bao gồm cả thuế GTGT. Phương pháp kế toán tương tự như phần (a)
– Riêng trường hợp mua sắm tài sản cố định hữu hình bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động phúc lợi – Kế toán ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Đồng thời ghi
Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi
Có TK 4313 – Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định
2.2. Trình tự kế toán giảm TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp
Mọi trường hợp giảm giá giảm tài sản cố định hữu hình, kế toán phải làm đày đủ thủ tục, xác định đũng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Kế toán nhượng bán tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định hữu hình, phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (các quyết định nhượng bán, biên bản bàn giao TSCĐ, hợp đồng…)
– Nếu nhượng bán tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Khi thu tiền nhượng bán tài sản cố định:
Nếu DN thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ – Kế toán ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333 (3331) Thuế GTGT phải nộp
Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 711 – Thu nhập khác
– Căn cứ vào chứng từ giảm tài sản cố định phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyên giá giá trị đã hao mòn, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Phần giá trị hao mòn luỹ kế)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ)
– Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc nhượng bán tài sản cố định (nếu có) cũng được tập hợp vào bên nợ tài khoản 811- Chi phí khác, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 152 – Nguyên vật liệu
Có TK 153 – Công cụ dung cụ
Có TK 331 – Phải trả người bán
– Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì phần thuế GTGT đầu vào của chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 331 – Phải trả người bán
– Trường hợp tài sản cố định nhượng bán được hình thành từ nguồn vốn vay thì số tiền thu được do nhượng bán tài sản cố định trước hết phải trả nợ đủ vốn vay và lãi vay, số còn lại đơn vị mới được quyền sử dụng vào những mục đích thích hợp.
– Khi trả nợ vốn vay, ghi:
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
– Nếu nhượng bán TSCĐ mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động phúc lợi, ghi:
Nợ TK 4313 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
b) Kế toán thanh lý tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về mặt kỹ thuật không phù hợp với yêu cầu kinh doanh mà không thể nhượng bán được.
Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập bản thanh lý tài sản cố định. Ban thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định ” thành 2 bản: một bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi và ghi sổ kế toán, một bản giao cho đơn vị đã quản lý sử dụng tài sản cố định.
– Căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản cố định và các chứng từ có liên quan kế toán phản ánh tình hình thanh lý tài sản cố định như sau;
+ Trường hợp tài sản cố định thanh lý dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh ghi:
- Ghi giảm tài sản cố định đã thanh lý:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (phần giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần còn laị)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giáTSCĐ)
- Phản ánh số thu về thanh lý ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ dung cụ
Có TK711-Thu nhập khác
- Tập hợp chi phí về thanh lý tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 152 – Nguyên vật liệu
Có TK 153 – Công cụ dung cụ
Có TK 331 – Phải trả người bán
+ Nếu tài sản cố định thanh lý được hình thành từ vốn vay thì doanh nghiệp phải xác định chính xác số còn nợ để tiến hành trả nợ (cả vốn vay và lãi vay). Khi trả nợ vốn vay ghi:
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả (đối với các khoản nợ đến hạn trả) hoặc
Nợ TK 341 – Vay dài hạn (các khoản trả trước hạn)
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
+ Trường hợp tài sản cố định thanh lý dùng vào hoạt động văn hoá phúc lợi, kế toán ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ phúc lợi khen thưởng (4313)
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
c) Kế toán góp vốn liên doanh với đơn vị khác bằng tài sản cố định hữu hình
Đầu tư góp vốn liên doanh được coi là hoạt động đầu tư tài chính của đơn vị nhằm mục đích kiếm lời. Những tài sản cố định của đơn vị chuyển đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác đã không thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị, giá trị của những tài sản cố định góp vốn liên doanh lúc này được thể hiện là giá trị đầu tư góp vốn liên doanh và được theo dõi trên TK 222 – góp vốn liên doanh (góp vốn liên doanh dài hạn) hoặc TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác (góp vốn liên doanh ngắn hạn)
Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan (hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ…), kế toán ghi giảm tài sản cố định (nguyên giá và hao mòn tài sản cố định) ghi tăng giá trị đầu tư góp vốn liên doanh theo giá trị do hai bên liên doanh đánh giá, đồng thời phản ánh chênh lệch giữa đánh giá lại và giá trị còn lại của tài sản cố định:
– Trường hợp giá hội đồng liên doanh đánh giá < Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 222 – Vốn góp vốn liên doanh
Nợ TK 128 – Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giáTSCĐ)
– Trường hợp giá hội đồng liên doanh đánh giá > Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 222 – Vốn góp vốn liên doanh
Nợ TK 128 – Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 – hao mòn tài sản cố định
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
– Phát sinh chi phí mang tài sản cố định đi góp vốn , kế toán ghi
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111, 112
d) Trường hợp trả vốn kinh doanh cho ngân sách, cho cấp trên bằng tài sản cố định
– Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 411 – nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 214 – hao mòn tài sản cố định
Có TK211 – Tài sản cố định hữu hình
- Cấp vốn kinh doanh cho cấp dưới bằng TSCĐ hữu hình
– Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu đơn vị nội bộ (1361)
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK211 – Tài sản cố định hữu hình
- Khi mang TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp để thế chấp ký quỹ, ký cược
– Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 144 – Thế chấp, kí cược, kí quĩ ngắn hạn
Nợ TK 244 – Kí quĩ ,kí cược dài hạn
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK211 – Tài sản cố định hữu hình
– Khi nhận lại tài sản cố định mang đi thế chấp ký quỹ, ký cược, kế toán ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK144 – Thế chấp, ký cược, ký quĩ ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
– Trường hợp thế chấp mà không đưa TSCĐ ra khỏi DN thì không ghi giảm tài sản cố định
e) Chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ
– Những TSCĐ có nguyên giá dưới 10.000.000 triệu đồng không đủ tiêu chuẩn xếp vào TSCĐ, theo qui định phải chuyển sang theo dõi, quản lý và hạch toán như công cụ dụng cụ.
– Nếu tài sản cố định mới chưa đưa ra sử dụng . Kế toán ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ dụng cụ
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
– Nếu giá trị còn lại của tài sản cố định nhỏ thì tính toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
– Nếu giá trị còn lại của tài sản cố định lớn cần phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhiều kì , ghi:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước (1421)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
– Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 142 – Chi phí trả trước (1421)
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
2.3. Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa thiếu khi kiểm kê
Mọi trường hợp phát hiện thừa thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán theo từng nguyên nhân cụ thể:
– Nếu tài sản cố định thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán căn cứ vào hồ sơ tài sản cố định để ghi tăng tài sản cố định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
– Nếu tài sản cố định thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng tài sản cố định hữu hình, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định gia trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (2141)
– Nếu tài sản cố định phát hiện thừa được xác định là tài sản cố định cửa đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được đơn vị chủ tài sản, trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ
– Tài sản cố định phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo đúng quy định hiện hành của chế độ tài chính.
– Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ “Biên bản xử lý tài sản cố định thiếu” đã được duyệt y và hồ sơ tài sản cố định kế toán phái xác định chính xác nguyên giá, giá tri hao mòn của tài sản cố định đó làm căn cứ để ghi giảm tài sản cố định và xử lý phần vật chất phần giá trị còn lại của tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (phần giá trị hao mòn )
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (nếu được phép ghi giảm vốn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)
Có TK 211 -Tài sản cố định hữu hình
– Trường hợp phải chờ quyết định xử lý, trước tiên phản ánh gía trị tổn thất vào tài khoản tài sản thiếu chờ giải quyết, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (2141) (phần giá trị hao mòn )
Nợ TK 138 – Phải thu khác(1381 – TS thiếu chờ xử lý) (phần giá trị còn lại)
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
khi có quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (người có lỗi phải bồi thường )
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn )
Nợ TK 811 – Chi phí khác ( Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất )
Có TK 138 – Phải thu khác (1381)
3. Sổ kế toán
Trong hình thức kế toán nhật ký chung hạch toán tài sản cố định hữu hình được thực hiện trên sổ chi tiết tài sản cố định, sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản: TK 211, TK 214, TK 411, TK 414, TK 441, TK 431, TK 331, TK 111, TK 112…
Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ, hạch toán tài sản cố định hữu hình được thực hiện trên sổ chi tiết tài sản cố định, sổ nhật ký chứng từ số 9 và sổ cái các tài khoản: TK 211, TK 214, TK 411, TK 414, TK 441, TK 431, TK 331, TK 111, TK 112…
14 Th9 2020
14 Th9 2020
21 Th9 2020
21 Th9 2020
4 Th12 2020
4 Th12 2020