Kế toán Tài sản cố định đi thuê

1. Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính

1.1. Phương pháp ghi nhận tài sản cố định thuê tài chính đối với bên thuê

Tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

Trường hợp trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thuê thì tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính được ghi theo cùng giá trị này.

Giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ghi nhận giá trị TSCĐ thuê tài chính là giá chưa có thuế GTGT (Kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).

Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản thuê.

Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính (số tiền lãi thuê tài chính) và khoản phải trả nợ gốc từng kỳ. Số tiền lãi thuê tài chính phải trả được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt thời hạn thuê. Số tiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác định bằng số dư nợ gốc còn lại nhân (x) với tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định.

Trường hợp số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại thì số tiền lãi thuê tài chính phải trả bao gồm cả số lãi tính trên số thuế GTGT mà bên thuê chưa trả cho bên cho thuê.

Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê.

Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.

Trường hợp lãi thuê tài chính đủ điều kiện được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang thì thực hiện theo quy định của chuẩn mực “Chi phí đi vay”.

a) Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.

1.1 – Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212: 124,3448

Có TK 342: 87,1998

 Có TK 315: 37,1450

1.2 – Cuối năm thứ nhất, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả năm thứ hai, ghi:

Nợ TK 342: 41,3095

               Có TK 315: 41,3095

– Cuối năm thứ hai, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả năm thứ ba, ghi:

Nợ TK 342: 45,8905

               Có TK 315: 45,8905

1.3 – Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

– Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế:

+ Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:

Năm I Năm II Năm III
Nợ TK 635

Nợ TK 315

Nợ TK 133

Có TK 112

13,7845

37,1450

4,5

55,4295

 9,62

41,3095

4,5

55,4295

 5,039

45,8905

4,5

55,4295

b) Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

2.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 212: 124,3448

Nợ TK 138: 13,5

Có TK 315: 41,645

Có TK 342: 96,1998

2.2 – Cuối năm thứ nhất, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả năm thứ hai, ghi:

Nợ TK 342: 45,8095

                        Có TK 315: 45,8095

– Cuối năm thứ hai, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả năm thứ ba, ghi:

Nợ TK 342: 50,3905

               Có TK 315: 50,3905

2.3 – Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

– Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế:

+ Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:

Năm I Năm II Năm III
Nợ TK 635

Nợ TK 315

Có TK 112

13,7845

41,6450

55,4295

 9,62

45,8095

55,4295

 5,039

50,3905

55,4295

– Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ, ghi:

                                    Nợ TK 133: 4,5

 Có TK 138: 4,5

 

1.2. Phương pháp kế toán TSCĐ thuê tài chính

a) Chứng từ ban đầu:

  • Hợp đồng thuê tài chính
  • Hoá đơn GTGT về mua TSCĐ của bên cho thuê
  • Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài sản của bên cho thuê
  • Các chứng từ phản ánh chi phí liên quan đến tài sản thuê
  • Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, giấy báo nợ….

b) Tài khoản sử dụng:

Kế toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính. Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp.

Hạch toán TK 212- TSCĐ thuê tài chính cần tôn trọng các quy định sau:

– Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp.

– Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).

– Không phản ánh vào tài khoản này giá trị của các TSCĐ đi thuê hoạt động.

– Tài khoản 212 được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng TSCĐ đi thuê.

– Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”. Sau thời điểm đó, kế toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 212 được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 03 “TSCĐ hữu hình”.

– Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính được hạch toán như sau:

+ Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332);

+ Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính

Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

c) Phương pháp kế toán các hoạt động kinh tế liên quan đến thuê tài sản là thuê tài chính

– Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112…

– Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính, ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 342- Nợ dài hạn (Số tiền thuê trả trước – nếu có)

Nợ TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn

                        Có các TK 111, 112…

– Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.

+ Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 342 –    Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này)

 Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

+ Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

            Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính

                        Có TK 142 – Chi phí trả trước, hoặc

Có các TK 111, 112 (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342- Nợ dài hạn

                        Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

+ Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế:

– Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

                        Có các TK 111, 112.

– Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng DN chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

                        Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

– Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)

Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT trả kỳ này)

                        Có các TK 111, 112.

– Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT phải trả vào TK 315, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)

Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT)

                        Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

– Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

+ Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)

Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả                   thuế GTGT)

Có TK 342 – Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ này cộng (+) Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).

+ Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142 – Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112 (Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính).

+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342- Nợ dài hạn

                        Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

+ Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính: Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc phải trả kỳ này cả thuế GTGT)

                        Có các TK 111, 112 …

+ Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ, ghi:

            Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332), hoặc

Nợ các TK 627, 641, 642 (Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ)

                        Có TK 138 – Phải thu khác.

+ Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng DN chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính

Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Tiền lãi thuê phải trả kỳ này).

– Căn cứ hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ hoặc tính vào chi phí trong kỳ giống như trường hợp chi tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn.

– Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

                        Có các TK 111, 112…

– Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 241 …

            Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142).

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.

– Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2142)

                        Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.

– Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp:

– Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

            Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.

– Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

                        Có các TK 111, 112.

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

            Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.

2. Kế toán thuê tài sản thuê hoạt động

2.1. Phương pháp ghi nhận thuê tài sản thuê hoạt động đối với doanh nghiệp thuê

Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau).

2.2. Phương pháp kế toán TSCĐ thuê hoạt động

a) Khi nhận TSCĐ thuê hoat động, kế toán ghi:

Nợ TK 001: Giá trị TSCĐ thuê hoạt động

b) Khi xác định chi phí tiền thuê tài sản là thuê hoạt động phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

                        Có TK 331 – Phải trả cho người bán, hoặc

Có các TK 111, 112,…

c) Trường hợp doanh nghiệp phải trả trước tiền thuê tài sản là thuê hoạt động cho nhiều kỳ.

– Khi xuất tiền trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số trả cho kỳ này)

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

                        Có các TK 111, 112…

– Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài sản là thuê hoạt động đã trả trước vào chi phí SX, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642

                        Có TK 142 – Chi phí trả trước, hoặc

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

d) Khi trả lại TSCĐ thuê hoat động cho bên cho thuê, kế toán ghi:

Có TK 001: Giá trị TSCĐ thuê hoạt động

2.3. Kế toán tài sản cho thuê hoạt động

a) Phương pháp ghi nhận TSCĐ cho thuê hoạt động

– Cho thuê hoạt động là bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên cho thuê vẫn ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp cho thuê.

– Doanh thu cho thuê tài sản từ cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

– Chi phí cho thuê hoạt động trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê hoạt động và số chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.

– Khấu hao tài sản cố định cho thuê hoạt động theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình hoặc Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình phù hợp với chính sách khấu hao của doanh nghiệp.

b) Phương pháp kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động

– Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí SXC (Được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ)

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước, hoặc

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Có các TK 111, 112, 331,…

– Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.

+ Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:

  • Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tiền cho thuê chưa có thuế GTGT)

                        Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

  • Khi thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

                           Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

+ Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.

  • Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (Tổng số tiền nhận trước)

Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

  • Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

  • Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:

                        Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)

                        Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền trả lại).

– Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

            + Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ.

Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê tài sản, ghi:

                        Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán).

Khi thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

                                    Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

            + Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.

Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động cho nhiều năm, ghi:

                        Nợ các TK 111, 112… (Tổng số tiền nhận trước)

                                    Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận trước).

 Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:

                        Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

                                    Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:

                        Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

                                    Có các TK 111, 112,… (Tổng số tiền trả lại).

– Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).

            Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.

– Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142- Chi phí trả trước

Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.

– Cuối kỳ kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê, chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động cho thuê tài sản, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

– Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động dịch vụ cho thuê tài sản hoạt động, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang

– Cuối kỳ kết chuyển doanh thu, chi phí hoạt động dịch vụ cho thuê tài sản hoạt động, kế toán ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán