Thuyết cân bằng quốc tế

1. Bản chất của đường cung

Một phương pháp khác để xác định điểm cân bằng quốc tế là sử dụng đường cầu đối ứng Marshallian. Đường cầu đối ứng của một quốc gia là quỹ tích của tất cả các điểm biểu diễn số lượng cực đại của hàng hóa mà quốc gia đó sẵn sàng xuất khẩu để nhập khẩu hàng hóa khác (hoặc quỹ tích của tất cả các điểm biểu diễn số lượng cực tiểu của hàng hóa mà quốc gia đó sẵn sàng nhập khẩu để xuất khẩu hàng hóa trong nước). Đường cầu này thể hiện các điều kiện thương mại để một quốc gia sẵn sàng tham gia trao đổi quốc tế (Gandolfo, 2014).

Hình 3.9: Nguồn gốc của đường cầu đối ứng

Nguồn: Gandolfo (2014)

Theo hình 3.9, tại một tỷ số giá bất kỳ, ví dụ OH. Tại mức giá tương đối này, quốc gia 1 có mức dư cầu hàng hóa A là HAHA và mức dư cung hàng hóa B là HBHB. Như vậy, quốc gia này sẵn sàng xuất khẩu một lượng HBHB hàng hóa B để nhập khẩu một lượng HAHA hàng hóa A. Các điều kiện thương mại được biểu diễn bằng OHA/OHB. Gọi pb/pa là số đơn vị hàng hóa A trên một đơn vị hàng hóa B, OHA/OHB chính là độ dốc của đường OQ, được tính bằng tan α và bằng OH.

Nếu duy trì tỷ số giá trên với mọi giá trị từ OPE trở lên, chúng ta sẽ thu được các điểm khác theo cách tương tự, từ đó có được đường OG1. Tại các điểm mà mức giá tương đối thấp hơn OPE, trạng thái xuất nhập khẩu của một quốc gia sẽ đảo ngược vì tại đây sẽ có sự dư cung hàng hóa A và dư cầu hàng hóa B. Nếu đo lường sự nhập khẩu hàng hóa B trên trục ngang từ O sang trái và sự xuất khẩu hàng hóa A trên trục dọc từ O xuống dưới, chúng ta có được nhánh OG1’ của đường cầu đối ứng của quốc gia 1. Nếu tỷ số giá bằng OPE của quốc gia 1 thì không xảy ra tình trạng dư cung hoặc cầu hàng hóa, như vậy đường cầu đối ứng sẽ đi qua gốc tọa độ O. Độ dốc của G1’OG1 tại gốc tọa độ bằng tỷ số giá cân bằng nội địa OPE. Lưu ý rằng vì đường cầu đường cung nội địa đều thu đươc bằng quy tắc tối ưu hóa nên mức dư cầu và dư cung tạo nên sự gia tăng của đường cầu đối ứng và đường cầu này có tính chất tối ưu.

Tương tự với quốc gia 2, G’2OG2. Theo hình 3.8, khi tỷ số giá thấp hơn ORE (bằng với độ dốc của đường G’2OG2 tại gốc tọa độ trong hình 3.8b, quốc gia 2 có mức dư cung hàng hóa A (và dư cầu hàng hóa B). Như vậy, mỗi điểm trên OG2 thể hiện mức xuất khẩu hàng hóa A và tương ứng với sự nhập khẩu hàng hóa B của quốc gia này.

2. Trạng thái cân bằng quốc tế

Như đã đề cập ở trên, nếu các điều kiện thương mại thấp hơn OPE hoặc cao hơn ORE thì sẽ không xảy ra trao đổi quốc tế. Điều này được phản ánh tại góc phần tư thứ 3 trên hình 3.9, cả hai quốc gia đều chỉ đơn thuần cung hoặc cầu đối với cùng một loại hàng hóa. Nhánh OG1’ và OG2’ giao nhau tại điểm cân bằng E: quốc gia 1 có nhu cầu một lượng OEA hàng hóa A chính xác bằng lượng cung hàng hóa A của quốc gia 2 và lượng cung OEB hàng hóa B của quốc gia 1 chính xác bằng lượng cầu hàng hóa B của quốc gia 2. Thương mại quốc tế sẽ diễn ra dựa trên cơ sở OEB của hàng hóa B (xuất khẩu bởi quốc gia 1 và nhập khẩu bởi quốc gia 2) đối với OEA của hàng hóa A (nhập khẩu bởi quốc gia 1 và xuất khẩu bởi quốc gia 2). Các điều kiện thương mại cân bằng được đo bằng tan β (độ dốc của OE) và bằng OQE (hình 3.9).

Hình 3.10: Điều chỉnh sản lượng và sự ổn định của trạng thái cân bằng quốc tế: Giả định hành vi I

Nguồn: Gandolfo (2014)

Tiếp theo, chúng ta sử dụng đường cầu đối ứng để kiểm tra sự ổn định của điểm cân bằng E khi thay đổi số lượng hàng hóa (giữ nguyên các điều kiện thương mại). Theo Marshall (1923), giả định rằng các biến tự điều chỉnh tại mức chênh lệch số lượng đầu tiên của hai loại hàng hóa. Có ít nhất hai giả định về hành vi như sau:

Giả định hành vi 1: Xem xét bất kỳ điểm không cân bằng P. Do sự cạnh tranh nên mỗi quốc gia sẽ điều chỉnh số lượng hàng hóa xuất khẩu cho tới khi chiếm được nhiều lợi ích hơn. Nếu các điều kiện thương mại vẫn giữ cố định thì sự điều chỉnh trong cạnh tranh cần phải có thời gian.

Theo hình 3.10, giả định điểm không cân bằng ban đầu là P, như vậy OH1 là lượng xuất khẩu ban đầu của quốc gia 1 và OH2 là lượng xuất khẩu ban đầu của quốc gia 2. Các điều kiện thương mại được đo lường bằng độ dốc của đường thẳng đi qua hai điểm P và O. Với các điều kiện thương mại này xác định được số lượng xuất khẩu mà quốc gia 1 muốn cung cấp ra thị trường quốc tế là hoành độ Q1. Như vậy, quốc gia 1 có xu hướng giảm xuất khẩu và sẽ điều chỉnh lượng xuất khẩu từ OH1 về OH1’. Bằng cách tương tự, có thể thấy rằng quốc gia 2 có xu hướng mở rộng xuất khẩu hàng hóa của mình bằng cách điều chỉnh lượng xuất khẩu từ OH2 đến OH2’. Như vậy, điểm P di chuyển theo hướng giữa hai mũi tên đến điểm E.

Phương pháp nghiên cứu cân bằng bằng việc sử dụng các mũi tên đại diện cho các lực đang tác động – đây là phương pháp được giới thiệu mởi Marshall (1879) để nghiên cứu về sự ổn định của trạng thái cân bằng quốc tế.

Hình 3.11: Điều chỉnh sản lượng và sự ổn định của trạng thái cân bằng quốc tế: Giả định hành vi II

Nguồn: Gandolfo (2014)

Giả định hành vi 2: Xem xét bất kỳ điểm P nào khác với điểm cân bằng. Mỗi quốc gia sẽ điều chỉnh sự xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo hướng khối lượng xuất khẩu được đề nghị nếu khối lượng nhập khẩu (tương ứng với điểm P) duy trì cố định trong toàn bộ thời gian cần để điều chỉnh sự cạnh tranh. Nói cách khác, mỗi quốc gia đang dần tiến về điểm nằm trên đường cầu đối ứng của quốc gia mình tương ứng với số lượng nhập khẩu hiện tại của quốc gia nhập khẩu. Theo hình 3.10, giả sử điểm không cân bằng ban đầu là P, vậy khối lượng nhập khẩu ban đầu của quốc gia 1 là OY và của quốc gia 2 là OX. Khối lượng hàng hóa mà quốc gia 2 muốn xuất khẩu là OX’. Kết quả là, quốc gia này điều chỉnh khối lượng nhập khẩu từ khối lượng hiện tại là OX sang OX’. Tương tự, quốc gia 2 điều chỉnh lượng xuất khẩu của mình từ OY sang OY’. Như vậy, điểm P di chuyển theo hướng giữa hai mũi tên đến điểm E.

Hình 3.12: Độ co giãn của đường cầu đối ứng

Nguồn: Gandolfo (2014)

Như vậy, đối với đường cầu đối ứng có hình dạng thông thường, tức là đường cầu đơn điệu tăng và lõm về phía trục nhập khẩu thì theo cả hai giả định hành vi thì điểm cân bằng E luôn ổn định. Còn đối với hình dạng khác của đường cầu đối ứng thì có khả năng điểm cân bằng E không ổn định theo cả hai giả định hành vi hoặc có thể ổn định theo giả định hành vi này nhưng không ổn định theo giả định hành vi khác.

Có thể thấy rằng điều kiện ổn định cục bộ có thể được biểu hiện bởi độ co dãn của đường cầu đối ứng. Sự co giãn có thể được định nghĩa theo nhiều cách (độ co giãn của xuất khẩu theo nhập khẩu hoặc độ co giãn của nhập khẩu theo xuất khẩu). Theo định nghĩa của Kemp (1964), độ co giãn của đường cầu đối ứng là tỷ lệ thay đổi của cung (xuất khẩu) chia cho tỷ lệ thay đổi về cầu (nhập khẩu). Nghĩa là, nếu xem xét đường cầu đối ứng theo một chức năng cụ thể thì cung (xuất khẩu) được coi là một hàm của cầu (nhập khẩu). Điều này phù hợp với giả định hành vi động lực vì biến tự điều chỉnh là cung (xuất khẩu). Gọi BS = G1(AD) là đường cầu đối ứng của quốc gia 1, BS là lượng cung (xuất khẩu) của quốc gia 1 và bằng với mức dư cung nội địa. BS = S1B – D1B. Tương tự có được với AD, AS, BD.

Sự co giãn của đường cầu đối ứng – tại mức thay đổi vô cùng – được xác định như sau:

với dBS/dAD là độ dốc của đường cong OG1 đối với trục nhập khẩu. Tương tự, với AS = G2(BD) là đường cầu đối ứng của quốc gia 2, độ co giãn là:

Thông qua đồ thị, độ co giãn được tính rất đơn giản. Ví dụ điểm E trong hình 3.10, độ dốc của đường OG1 đối với trục nhập khẩu là tan α. Với tan α = EEA/EAC = OEB/EAC, lưu ý rằng góc C’ÊEB = tan α, như vậy tan α = C’EB/EEB. Hơn nữa, AD = OEA = EEB và BS = OEB = EEA, do đó:

Như vậy:

Tương tự ta có được:

Phương trình 3.20 và 3.21 là cách đơn giản để giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa của độ co giãn của đường cầu đối ứng theo đồ thị.

Đối với điều kiện ổn định, điều kiện cần và đủ để có được sự ổn định cục bộ là

Nếu đặt vào giả định hành vi I, và

1-e1e2>0                       (3.23)

Nếu đặt vào giả định hành vi II, nếu cả hai độ co giãn đều mang giá trị dương và nhỏ hơn 1 thì kết quả trên đều đúng với hai trường hợp giả định. Tuy nhiên trong những trường hợp khác có thể kết quả không đúng với thông thường.

Hình 3.13: Nhiều điểm cân bằng và ổn định – không ổn định

Nguồn: Gandolfo (2014)

Nguồn: Nguyễn Hoàng Quy và cộng sự (2016), Marketing nhân sự, NXB Thống kê.