Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phắm

Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm. Lý thuyết vòng đời chu kỳ của sản phẩm cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI. Nó giả định rằng, đầu tiên các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị trường nước họ. Trong   thời kỳ đầu của vòng  đời sản phẩm mới,  sản xuất vẫn tiếp tục  tập trung  tại chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hon. Trong thời kỳ này để thâm nhập thị trường nước ngoài các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường đó. Tuy nhiên, khi sản phẩm đã trở nên chuẩn hoá trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất sẽ đầu tư khuyến khích ra nước ngoài nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng hon là nhằm ngăn chặn khả năng để roi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương.

Lý thuyết này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hon.

b. Lý thuyết về quyền lực thị trường

Lý thuyết cho rằng: FDI tồn tại do những hành vi quốc tế như phản ứng độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất, và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều dọc. Tất cả những hành vi này        đều nhằm hạn                                           chế                 cạnh tranh,         mở rộng thị  trường và  ngăn cản không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành công nghiệp và thị trường của chúng.

Theo lý thuyết về quyền lực thị trường của FDI, các công ty thuộc những ngành này thực hiện FDI vì một số lý do. Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm, và các công ty địa phưong ở nước ngoài không đủ khả năng thăm dò và khai thác nguyên liệu mới. Vì vậy, các công ty đa quốc gia tranh thủ lợi thế canh tranh trên co sở khai thác nguyên liệu tại địa phưong. Điều này góp phần giải thích tại sao FDI theo chiều dọc thường được thực hiện ở các nước đang phát triển. Thứ hai, thông qua liên kết FDI dọc các công ty độc quyền nhóm có thể thiết lập nên các hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận tới nguồn nguyên liệu của chúng. Thứ ba, FDI theo chiều dọc còn có thể tạo ra những lợi tế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất. Lợi thế này lớn hon hẳn lợi thế có đuợc từ việc phối hợp giữa các nhà sản xuất độc lập thông qua hệ thống giá cả.

c. Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường

Thị truờng hoàn hảo là thị truờng có khả năng đáp ứng đầy đủ và thuận lợi nhu cầu của nguời tiêu dùng ở mức giá thấp nhất có thể. Nhung trong thực tế, các thị truờng hoàn hảo hầu nhu không tồn tại do nhiều yếu tố, chúng ngăn cản quá trình hoạt động có hiệu quả của các ngành công nghiệp.

Những yếu tố ngăn     cản quá trình  hoạt động hiệu quả  của các ngành công nghiệp    gọi  là những nhân tố không hoàn hảo của thị truờng.

Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị truờng cho rằng một khi trên thị truờng xuất hiện các yếu tố không hoàn hảo làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đi, thì các doanh nghiệp sẽ thực thi đầu tu trực tiếp nuớc ngoài nhằm kích thích hoạt động kinh doanh và vuợt qua các yếu tố không hoàn hảo đó. Có hai loại yếu tố không hoàn hảo của thị truờng chủ yếu, đó là các rào cản thuong mại và kiến thức đặc biệt.

Các rào cản thương mại: Một dạng không hoàn hảo của thị truòng trong kinh doanh quốc tế là rào cản đối với thuong mại quốc tế nhu việc đánh thuế nhập khẩu hay hạn ngạch.

Kiến thức đặc biệt:Kiến thức đặc biệt cũng đuợc coi là một dạng không hoàn hảo của thị truòng. Những kiến thức này tạo nên khả năng cạnh tranh khác thuờng của một công ty so với các công ty khác. Những kiến thức này có thể là chuyên môn kỹ thuật của các kỹ su hay là khả năng tiếp thị đặc biệt của nhà quản lý…. Một khi những kiến thức chỉ là chuyên môn kỹ thuật, các công ty có           thể đon giản bán          những                                  kiến thức          này với      một                      giá nhất               định      cho các công ty nuớc                                 ngoài

muốn sản xuất ra các sản phẩm tuông tự hoặc giống hệt. Nhung khi những kiến thức đặc biệt của một công ty nằm trong bản thân con nguời thì giải pháp duy nhất để sử dụng các co hội thị truờng tại nuớc ngoài là thực hiện FDI.

d. Lý thuyết triết trung

Lý thuyết chiết trung cho rằng các công ty sẽ thực hiện đầu tu trực tiếp nuớc ngoài khi hội đủ ba lợi thế. Đó là lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu và lợi thế nội hoá, chỉ khi hội tụ ba lợi thế này mới làm cho thị truòng đó trở nên hấp dẫn các nhà đầu tu. Lợi thế về điạ điểm là uu thế có đuợc do việc tiến hành một hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng (tự         nhiên hoặc           tự  đuợc tạo ra)             của địa        điểm đó.                 Những        uu thế về            địa điểm có          thể        là các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhu dầu mỏ ở Trung Đông, gỗ ở Canađa, đồng ở Chilê; chúng có thể là các uu thế đuợc tạo ra nhu lực luợng lao động lành nghề, lực luợng lao động dồi dào với giá rẻ…. Lợi thế về sở hữu là uu thế cho một công ty có co hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định, nhu là nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kỹ thuật là co hội quản lý. Lợi thế nội hoá là uu thế đạt đuợc do     việc nội hoá hoạt             động                sản      xuất thay vì chuyển nó                           đến một thị           trường     kém hiệu quả hơn.

Lý thuyết này    khẳng định rằng, một khi có sự  hiện diện của đầy đủ các uu thế trên   đây, các công ty sẽ thực thi FDI.

2. Sự can thiệp của chính phủ đoi với FDI.

a. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia nhận đầu tư.

FDI là một bộ phận kinh tế đối ngoại, nó chiếm một vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải can thiệp vào dòng vận động của FDI sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của nước đó. Có rất nhiều nguyên nhân đòi hỏi chính phủ phải can thiệp vào đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai nguyên nhân giải thích tại sao chính phủ các quốc gia lại can thiệp đối với FDI, đó là cán cân thanh toán và huy động các nguồn lực cùng những lợi ích từ bên ngoài.

Cán cân thanh toán quốc tế chịu sự chi phối bởi xuất nhập khẩu và FDI của bản thân nước đó với thế giới bên ngoài. Rất nhiều chính phủ coi việc can thiệp đối với FDI như là một phương thức hữu hiệu nhằm điều chỉnh và kiểm soát cán cân thanh toán.

Thứ nhất, khi dòng vốn FDI chảy vào được ghi như những mức tăng thêm của cán cân thanh toán nên các quốc gia đã có thể tạo đà gia tăng cán cân thanh toán từ lương FDI chuyển vào đầu tiên.

Thứ hai, một số dự án FDI sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, nên vô hình dung có thể giúp cho việc           giảm                 nhập khẩu và như vậy            tăng  cán cân thanh toán.   Thứ ba, khả  năng  xuất khẩu sản

phẩm của các dự án sản xuất mới cũng gây ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán.

b. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia đi đầu tư

Các quốc gia đi đầu tư cũng thường tìm cách khuyến khích hay hạn chế dòng vốn FDI đổ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời gian gần đây, xuất hiện một xu hướng chung đáng lo ngại của các quốc gia đầu tư ra ngày càng giảm bởi vì họ đặt mục đích trở thành những quốc gia công nghiệp                                     hùng    mạnh   và                            thịnh vượng. Đối       với               những quốc        gia này, việc di chuyển    tự  do FDI mang    lại những  tác  dộng riêng đối với nền  kinh tế  quốc dân, không  giống như những  tác động đối với các quốc gia đang phát triển hoặc những thị trường mới nổi tiếp nhận FDI.

Thông thường, những nguyên nhân chính dẫn tới việc hạn chế dòng FDI chảy ra ngoài là:

  • Việc đầu tư cho quốc gia khác sẽ dẫn tới chảy máu các nguồn lực của quốc gia đi đầu tư. Bởi vậy các nguồn lực được tập trung sử dụng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế tại chính quốc sẽ ngày càng ít đi.
  • Việc chảy ra của dòng vốn FDI có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cán cân thanh toán của quốc gia đi đầu vì lấy mất thị trường của xuất khẩu.
  • Việc làm này do FDI tạo ra ở các nước sở tại có thể thay thế việc làm tại chính quốc. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm đối với quốc gia đi đầu tư. Việc chuyển cơ sở sản xuất sang một quốc gia có mức lương rẻ hơn sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình làm việc tại một số khu vực trong nước.

3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

a. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với nước chủ đầu tư

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, vai trò của đầu tư quốc tế ngày càng quan trọng không những đối với                        các nước đang phát triển mà ngay cả các nước tư  bản phát triển, vai trò  của đầu tư quốc tế cũng hết sức quan trọng.

Đa số nước chủ đầu tư là nước công nghiệp phát triển, tỷ suất lợi nhuận đang có xu hướng giảm xuống, kèm theo hiện                              tượng thừa tương đối  vốn. Bằng hình thức đầu tư quốc tế, chủ đầu tư  mong muốn giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng thu lợi nhuận. Đầu tư quốc tế khắc phục được tình trạng lão hoá sản phẩm. Thông qua đầu tư quốc tế, chủ đầu tư di chuyển sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị… đang ở tình trạng lão hoá sang các nước đang phát triển – các nước nhận đầu tư. Mặt khác, đầu tư quốc tế còn giúp chủ đầu tư xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng bằng cách khai thác nguyên liệu dồi dào tại các nước nhận đầu tư, giúp các nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế.

b. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư

Đổi với các nước phát triển

Thứ nhất: Đầu tư quốc tế giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế – xã hội như khó khăn về vốn, thất nghiệp, lạm phát.

Thứ hai: Đầu tư quốc tế đối với các nước nhận đầu tư còn có ý nghĩa rất quan trọng ở chỗ nó cứu nguy cho các xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản do các chủ đầu tư nước ngoài mua lại những xí nghiệp đó.

Thứ ba: Đầu tư nước ngoài giúp các nước nhận đầu tư tăng thu ngân sách dưới các hình thức thuế.

Thứ tư: Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp các nhà doanh nghiệp trong nước học tập kinh nghiệm nước ngoài.

Đổi với các nước chậm và đang phát triển

Thứ nhất: Đầu tư quốc tế giải quyết vấn đề thiếu vốn để thực hiện công cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Do thiếu vốn, nên việc tích luỹ nội bộ thấp, từ đó hạn chế quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thiếu hụt. Như vậy thu hút vốn đầu tư giải quyết khó khăn về tích luỹ vốn. Việc trả nợ nước ngoài có thể lấy từ nguồn thu của công ty liên doanh (trả nợ ODA). Có vốn mới có thể khai thác tốt tiềm năng của đất nước.

Thứ hai: Tiếp thu được công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… (hay còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật – công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường… (hay còn gọi là công nghệ mềm). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư.

Thứ ba: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi cái vòng luẳn quẳn của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài, biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia khác.

Thứ tư: Hình thành các ngành sản xuất mới phù hợp, đưa nền kinh tế tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất.