Thị trường ngoại hối 7.1.1

1. Khái quát về thị trường ngoại hối

a. Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối

Ngoại hối (Foreign Exchange) là khái niệm chung để chỉ các phương tiện có thể dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia. Tuỳ theo luật quản lý ngoại hối mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể khác nhau. Ở nước ta theo Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ Việt Nam về quản lý ngoại hối và Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngoại hối ngoại bao gồm:

  1. Tiền nước ngoài (Ngoại tệ-Foreign Currency) như tiền giấy, tiền kim loại.
  2. Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: hối phiếu, séc, thẻ thanh toán, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác).
  3. Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
  4. Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), Đồng tiền chung châu Âu (EURO), và các đồng tiền chung khác dùng để thanh toán quốc tế và khu vực.
  5. Vàng tiêu chuẳn quốc tế (vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất luợng và trọng luợng, có mác hiệu của nhà sản xuất quốc tế hoặc nhà sản xuất trong nuớc đuợc quốc tế công nhận).
  6. Đồng tiền đang luu hành của nuớc CHXHCN Việt Nam trong truòng hợp chuyển vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đuợc sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế.

Thị truờng ngoại hối là thị truòng tiền tệ quốc tế trong đó một đồng tiền của quốc gia này có thể trao đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Thị truờng ngoại hối chính là noi diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền dựa trên co sở quan hệ cung và cầu.

b. Đặc điểm thị truờng ngoại hối

  • Thị truờng ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình, mà có thể ở bất cứ noi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau.
  • Đây là thị truòng toàn cầu, bởi lẽ: (a) thời luợng giao dịch 24/24 giờ (trừ những ngày nghỉ); và (b) hầu khắp mọi noi đều diễn ra việc mua bán chuyển đổi các đồng tiền khác nhau.
  • Trung tâm của thị truờng ngoại hối là Thị truòng liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thuong mại, các nhà môi giói ngoại hối và các ngân hàng trung uong. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tói 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.
  • Các nhóm thành viên tham gia thị truòng duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua diện thoại, mạng vi tính, telex và Do thông tin đuợc truyền đi rất nhanh và hiệu quả, cho nên tuy các thành viên tham gia thị truờng ở rất xa nhau nhung họ vẫn có cảm giác là đang cùng hoạt động duới một mái nhà chung.
  • Do thị truờng có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, cho nên các tỷ giá đuợc yết trên các thị truờng khác nhau nhung hầu nhu là thống nhất vói nhau (có độ chênh lệch không đáng kể).
  • Đồng tiền đuợc sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia (điều này cũng có nghĩa là có tới 83% các giao dịch trên FOREX là có mặt của USD).
  • Đây là thị truờng rất nhạy cảm vói các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý… nhất là với các chính sách tiền tệ của các nuớc phát triển.

c. Các chức năng của thị truờng ngoại hối

Các thị trường ngoại hối tích cực tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội, thông qua các giao dịch mua bán ngoại tệ mà chúng thực hiện các chức năng co bản sau đây:

Một là, phục vụ các hoạt động kinh doanh quốc tế nhu chuyển đổi sức mua tiền tệ từ một quốc gia này sang quốc gia khác để cung cấp kịp thời các ngoại tệ phục vụ cho chu chuyển thanh toán trong các lĩnh vực thuong mại và phi thuong mại quốc tế.

Hai là, tăng cuòng các nguồn dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng, các doanh nghiệp.

Ba là, điều chỉnh các tỷ giá hối đoái (tỷ giá thị truờng và tỷ giá do Nhà nuớc quy định).

Bốn là, bảo hiểm các rủi ro tiền tệ bằng cách duy trì các tu thế tiền tệ thích hợp.

Năm là, đầu co kiếm lời bằng cách thu lợi nhuận đầu co trên co sở chênh lệch tỷ giá, thực hành chính sách tiền tệ phục vụ cho Nhà nuớc trên lĩnh vực ngoại hối.

2. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối

a. Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients)

Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu co quốc tế, và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Ví dụ sau một thuong vụ kinh doanh, nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ thu đuợc để đầu tu trong nuớc, khách đi du lịch ra nuớc ngoài có nhu cầu mua ngoại tệ để chi tiêu ở nuớc ngoài… Nhu vậy, nhóm khác hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chính họ chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối kiếm lời.

b. Các ngân hàng thuong mại (Commercial Banks)

Các ngân hàng thuong mại tham gia vào thị truờng hối đoái với hai tu cách: thứ nhất là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cho chính ngân hàng nhằm đảm bảo ổn định số du ngoại tệ trên tài khoản, thứ hai là thực hiện các dịch vụ về hối đoái theo sự uỷ nhiệm của khách hàng.

Để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi các ngân hàng phải thành lập phòng kinh doanh ngoại hối vói phuong tiện và mạng luóí truyền tin hiện đại, liên lạc thuòng xuyên vói thị truòng giữa các nuớc vói nhau, vói đội ngũ chuyên viên kinh tế am hiểu thị truờng, nhạy bén nắm bắt theo dõi và phân tích các sự kiện ảnh huởng đến tỷ giá, điều chỉnh giá và những dự đoán tỷ giá trong tuong lai.

c. Các nhà môi giới ngoai hối (Foreign exchange brockers)

Các nhà môi giới là những nguời đuợc pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp làm trung gian trong giao dịch hối đoái giữa các ngân hàng, xí nghiệp, dân cu với nhau. Bản thân ngân hàng cũng là nhà môi giới. Các nhà môi giới tạo điều kiện cho cung cầu tiếp cận nhau đóng góp tích cực cho hoạt động thị truờng nhu cung cấp thông tin thị truòng, khả năng tìm bạn hàng nhanh chóng, đảm bảo sự vận hành tốt của co chế thị truòng thông qua liên lạc giữa nguòi mua, nguời bán cho đến khi thoả thuận đuợc giao dịch. Hiện nay khoảng 50% giao dịch hối đoái đuợc thực hiện thông qua nhà môi giới.

d. Các ngân hàng trung ương (Central Banks)

Ngân hàng trung uong tham gia vào thị truòng với tu cách thứ nhất là phục vụ cho khách hàng của mình nhu các co quan hành chính, các tố chức quốc tế; thứ hai là với tu cách là co quan của nhà nuớc giám sát thị truòng nhằm điều khiển thị truòng trong khuôn khổ pháp luật quy định, tức là kiểm soát thị truòng, theo dõi sự biến động tỷ giá, khi cần thiết ngân hàng trung uong sẽ can thiệp vào thị truòng bằng các nghiệp vụ của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo huớng có lợi cho nền kinh tế.

Tóm lại: Thị truờng ngoại hối có thể đuợc sử dụng cho các mục tiêu nhu giao dịch thuong mại, chi phối thị truờng, mua bán ngoại tệ và tránh rủi ro.