1. Những xu hướng vận động của thị trường thế giới
Hiện nay, do xu hướng hình thành một thế giới đa cực, có mâu thuẫn nhưng phụ thuộc lẫn nhau của hầu hết các quốc gia trên thế giới; hơn nữa do quá trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển mạnh nên thế giới có xu hướng hình thành một thị trường thế giới thống nhất. Cơ cấu thị trường thế giới thay đổi do tác động trực tiếp và gián tiếp của cách mạng khoa học kỹ thuật theo xu hướng:
Thứ nhất: Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới.
Thứ hai: Tỷ trọng nhóm hàng truyền thống giảm mạnh trên thị trường thế giới.
Thứ ba: Một số nước nhập khẩu chính do giá của nguyên liệu có thời kỳ tăng, đặc biệt là thập kỷ 70, nay đã chuyển sang tăng cường khai thác trong nước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài.
Thứ tư: Tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến, đặc biệt là máy móc thiết bị.
2. Các nguyên tắc và hình thức biểu hiện của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính, pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của mỗi nước trong thời kỳ nhất định. Chính sách thương mại quốc tế là bộ phận trong của chính sách kinh tế nói chung của mỗi quốc gia. Nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng chính sách ngoại thương cho phù hợp với xu thế chung của thế giới, rút ra những kinh nghiệm về việc xây dựng chính sách điều tiết thương mại có hiệu quả. Nắm vững thâm nhập thị trường, lựa chọn hình thức bành trướng kinh tế bên ngoài.
- Nguyên tắc thực hiện chính sách thương mại quốc tế
Thứ nhất: Nguyên tắc đãi ngộ quốc dân hay còn gọi là nguyên tắc đối xử quốc gia (National Parity). Về bản chất có thể hiểu nội dung của đối xử quốc gia có nghĩa là mỗi bên dành cho hàng hoá có xuất xứ tại lãnh thổ nước bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá nội địa tương tự về mọi quy định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán hàng, mua, vận tải, phân phối, lưu kho, và dự trữ trong nước.
Thứ hai: Nguyên tắc nước được ưu đãi nhất hay còn được gọi là Quy chế Tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN) hay còn được gọi là nguyên tắc không phân biệt đối xử (Nondiscrimination). Nguyên tắc này được hiểu là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế – buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện buôn bán ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã và sẽ dành cho các nước khác một cách không điều kiện..
MFN dành cho các nước đang phát triển được thông qua chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập. GSP là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập do các nước công nghiệp phát triển dành cho một số sản phẩm mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (gọi là nước nhận ưu đãi). Áp dụng GSP là cho phép giảm thuế nhập khẩu theo MFN hoặc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước đang phát triển.
Mục tiêu chủ yếu là giúp cho các nước đang phát triển tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Đặc điểm của GSP là không mang tính chất cam kết, nó thay đổi từng thời kỳ; số nước cho ưu đãi và nhận ưu đãi không cố định. Hiện nay có 16 chế độ GSP, có 27 nước cho ưu đãi và 128 nước nhận ưu đãi, GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển.
GSP là một chế độ ưu đãi trong quan hệ thương mại nên các nước phát triển kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện GSP biểu hiện như EU quy định những nước có GDP/người > 6000 USD/năm không được hưởng GSP và khống chế số lượng hàng được hưởng GSP bằng hạn ngạch. Nước xuất khẩu được hưởng GSP chỉ được sử dụng nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu theo tỉ lệ % của tổng sản phẩm. Nhà xuất khẩu phải xin được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá từ phòng thương mại của các nước nhận ưu đãi.
3. Các hình thức của chính sách ngoại thương
Thứ nhất: Chính sách thương mại tự do. Đây là chính sách ngoại thương mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa cho hàng hoá và tư bản tự do lưu thông, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.
Đặc điểm chủ yếu của chính sách này là Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu. Quá trình xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do. Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất và thương mại trong nước. Ưu điểm nổi bật của chính sách thương mại tự do là mọi trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ đã tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá lưu thông hàng hoá. Hàng hoá thị trường nội địa phong phú hơn, người tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu tốt nhất.
Thứ hai: Chính sách bảo hộ thương mại. Đây là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng hoá ngoại nhập. Mặt khác, nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra nước ngoài.
Đặc điểm chủ yếu của chính sách bảo hộ thương mại là nhà nước sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như thuế quan, hệ thống thuế nội địa và các biện pháp phi thuế khác như giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhằm gây cản trở đối với hàng hoá nước ngoài tràn vào nội địa và nâng đỡ, bảo hộ các nhà sản xuất trong nước.
4. Chiến lược phát triển ngoại thương
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước đang phát triển cơ bản có ba mô thức chiến lược phát triển ngoại thương:
Một là, chiến lược phát triển sản phẩm sơ chế. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm sơ chế là một chiến lược hoàn toàn dựa vào tài nguyên, kinh tế tự nhiên, nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và xuất khẩu, không qua chế biến. Chiến lược này được một số nước đang phát triển thực hiện thời kỳ đầu sau chiến tranh nhằm thu ngoại tệ khôi phục đất nước. Tuy nhiên, chiến lược này do có nhiều bất lợi nên nó chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Các nước sau này chỉ tập trung chủ yếu vào hai loại chiến lược: sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và sản xuất hướng về xuất khẩu.
Hai là, chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu. Đây là chiến lược đã được hầu hết các nước công nghiệp phát triển hiện nay theo đuổi trong thế kỷ 19. Trong các nước đang phát triển, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu được thử nghiệm đầu tiên ở các nước Mỹ La-tinh. Một số nước châu Á như Ân Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt đầu thực hiện chiến lược này trên con đường công nghiệp hóa từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Ba là, chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu là chiến lược “mở cửa” hướng ra thị trường bên ngoài. Chiến lược này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Mỹ La-tinh, từ những năm 50 và một số nước châu Á (tập trung vào một số nước Đông Nam Á vào những năm 60). Bản chất của chiến lược này là sự phân tích về việc sử dụng các “lợi thế so sánh”, hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một nước như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối ưu cho một quốc gia. Theo cách tiếp cận đó, chiến lược “hướng về xuất khẩu” là giải pháp “mở cửa” nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác nước tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước.
Định hướng lớn trong chiến lược ngoại thương của Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các nước, Việt Nam đã xác định những hướng lớn trong chính sách ngoại thương như sau: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phan kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sản xuất trong nước. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước”[1].
Điểm đáng lưu ý nhất là trong chiến lược phát triển ngoại thương của Việt Nam là phải coi ngoại thương cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển ngoại thương là để tăng cường khả năng tự phát triển của nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ là tăng thu nhập thuần túy, mặc dù không coi nhẹ việc tăng thu nhập. Đối với nước ta, một nước trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn và kỹ thuật, nhưng lại có “lợi thế” về tài nguyên thiên nhiên và lao động, việc thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu có chọn lọc là hợp lý. Thực hiện chiến lược này là giải pháp “mở cửa” nền kinh tế để thu hút các nguồn lực bên ngoài vào khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên đất nước.
5. Chính sách thương mại quốc tế
a. Chính sách khuyến khích xuất khấu
Thực tiễn của thương mại quốc tế trong những năm qua đã khẳng định xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu có thể chia thành ba nhóm:
Thứ nhất: Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực – những con chủ bài – của nền ngoại thương.
Thứ hai: Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một hoạt động mà một bên – gọi là bên đặt hàng, giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công, để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hoá đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công. Khi hoạt động gia công vuợt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu.
Thứ ba: Đầu tư cho xuất khẩu
Đầu tu vốn là biện pháp cần đuợc uu tiên để gia tăng xuất khẩu. Nhà nuớc áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tu sau đây nhằm huóng vào xuất khẩu:
+ Khuyến khích đầu tu trong nuớc. Đầu tu cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu phải đuợc coi là uu tiên số một. Các hình thức uu đãi cao nhất đuợc giành cho sản xuất hàng xuất khẩu:
- Khuyến khích đầu tu qua thuế. Các biện pháp trên đây mới chỉ khuyến khích đuợc sản xuất
hàng xuất khẩu về luợng, chua thể hiện rõ sự khuyến khích đối vói các thay đổi về chất, tức là đối vói đầu tu đổi mói công nghệ, chuyển từ so chế sang chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Khuyến khích đầu tu bằng chính sách tạo nguồn vốn, Thủ tuóng Chính phủ đã có Quyết định số 462/TTg ngày 09/7/1996 về việc thành lập “Quỹ hộ trợ đầu tu quốc gia” để cung cấp tín dụng chung và dài hạn cho các dự án đầu tu, trong đó có đầu tu sản xuất hàng xuất khẩu. Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tu.
- Khuyến khích đầu tu qua chính sách tín dụng, ngoài việc quy định mức lãi suất uu đãi cho đầu tu sản xuất hàng xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nuớc nên có biện pháp buộc các ngân hàng thuong mại phải đạt một tỷ trọng vốn vay dài hạn và trung hạn nào đó trên tổng du nợ, thí dụ 10 hay 20%, không “khuyến khích tăng tỷ trọng tín dụng dài hạn và trung hạn” một cách chung chung nhu hiện nay.
- Khuyến khích đầu tu qua khu công nghệ cao và khu chế xuất: Việc phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể của nuớc ta hiện nay.
b. Các chính sách và công cụ quản lý nhập khẩu
Thuế nhập khẩu
Mục đích của việc đánh thuế nhập khau là để góp phan vào việc phát triển và bảo vệ sản xuất, huóng dẫn tiêu dùng trong nuớc và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nuớc.
Có nhiều cách đánh thuế khác nhau nhu: Tính và thu một số tiền nào đó đối với mỗi đon vị hàng hoá hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với tổng trị giá hàng hoá, hay là kết hợp cả hai cách đó.
Biểu thuế quan đuợc xây dựng trên co sở chính sách quản lý nhập khẩu của mỗi nuớc, mức thuế có thể tính chung cho tất cả các nuớc theo từng mặt hàng, nhung cũng có thể tính riêng cho từng nhóm nuớc. Mức thuế chỉ có thể có một, nhung cũng có thể có hai mức: Thông thuòng (chung cho tất cả) và uu đãi. Thuế uu đãi: Các nuớc đuợc huởng quyền đãi ngộ tối huệ quốc đuợc huởng mức thuế uu đãi theo hiệp định. Đối vói loại thuế uu đãi có thể tính theo mức thuế thông thuòng rồi giảm đi một số phần trăm, hoặc quy định riêng mức thuế uu đãi. Một số nuớc cùng tham gia khối kinh tế, nhu ASEAN (các thành viên khối) có thoả thuận về uu đãi thuế quan bằng cách giảm mức thuế hoặc áp dụng mức thuế số không.
Với đồ thị 6.2 ở trên, đường D là đường cầu và đường S là đường cung của một quốc gia Y. Khi chưa có thương mại, cung và cầu gặp nhau ở điểm E. Tại đó, người cầu sẽ cần 30 sản phẩm và người cung sẽ bán với giá là 3 USD.
Khi có thương mại tự do, giá cả thế giới của sản phẩm X là 1 USD, ở mức giá này quốc gia Y sẽ tiêu thụ 70 đơn vị sản phẩm X (đoạn FK), trong đó 10 đơn vị sản phẩm X (đoạn FG) là sản xuất trong nước, còn lại 60 đơn vị sản phẩm X (đoạn GK) là nhập khẩu từ bên ngoài.
Bây giờ giả sử quốc gia Y đánh thuế 100% (thuế quan tính theo giá trị) trên sản phẩm X, giá cả sản phẩm X sẽ tăng lên 2 USD. Do mức giá cao hơn trước (gấp đôi), tiêu dùng sẽ giảm đi so với thương mại tự do, tức là còn 50 đơn vị sản phẩm X (đoạn AL), trong đó 20 đơn vị sản phẩm X được sản xuất trong nước (đoạn AB) và phần còn lại 30 đơn vị sản phẩm X (đoạn BL) được nhập khẩu từ bên ngoài. Như vậy, rõ ràng khi có thuế quan tiêu dùng giảm đi, nhưng sản xuất trong nước tăng lên, chính phủ lại thu được thuế.
Ngoài việc đánh thuế thông thường, các nước phát triển ưu đãi thuế quan cho các nước đang phát triển theo hệ thống ưu đãi chung (GSP) nhưng có hạn chế theo mặt hàng và bằng các quy định bằng nước xuất xứ theo quan điểm thị trường có điều kiện, dành riêng cho hàng hoá của các nước đang phát triển. Theo hệ thống này, các hàng hoá có thể được nhập khẩu từ các nước được hưởng quyền đó sẽ tính thuế theo mức phổ thông hoặc số không tuỳ theo mặt hàng và quan hệ với nước đó. Từ năm 1993, Liên minh châu Âu cấp hạn ngạch nhập khẩu may mặc của Việt Nam và cho hàng hoá này được hưởng ưu đãi thuế quan chung (GSP) của EU.
Luật thuế Việt Nam cũng áp dụng thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi.
Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là 01 năm). Hạn ngạch nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch nhập khẩu được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (hạn ngạch – tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hoá đó từ đâu đến.
Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hoá đó chỉ được nhập khẩu từ nước (thị trường) đã định với số lượng trong thời hạn quy định. Thường hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Ví dụ ở Việt Nam, các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có quy định hạn ngạch nhập khẩu như xăng, dầu, phân bón, xi măng, đường, thép xây dựng. Chỉ có một số doanh nghiệp mới được phép nhập khẩu những mặt hàng trên. Mỗi doanh nghiệp được phép phân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm và chỉ được phép nhập khẩu trong phạm vi thời hạn đó.
Nhà nước áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch chủ yếu là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam với nước ngoài. Chúng ta biết rằng việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng định ngạch nhập khẩu.
Nhưng tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác tác động của thuế quan ít nhất về hai mặt quan trọng:
Thứ nhất, Chính phủ không thu được thuế, vì các hạn ngạch làm tăng giá nội địa của hàng hoá bị hạn chế cho nên những người cung cấp nước ngoài và những người nhập khẩu hàng hoá của họ sẽ có được lợi nhuận lớn nhờ doanh số này.
Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền và do đó họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa.
Quản lý ngoại tệ
Theo điều lệ quản lý ngoại hối thì việc mua, bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường tự do bị nghiêm cấm và phải được tiến hành qua ngân hàng và các tổ chức kinh doanh thu ngoại tệ. Tuy nhiên, khi đon vị có nhu cầu về thu chi ngoại tệ đều phải lập gửi các co quan quản lý (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) và ngân hàng là các co quan thực hiện kế hoạch thu chi về phưong diện quỹ và làm việc thanh toán giữa nước ta với nước ngoài. Người nhập khẩu có thể ký hợp đồng mua hàng ở nước ngoài, nhưng phải xin được quyền sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước.
25 Th12 2020
5 Th1 2018
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020