1. Môi trường luật pháp
Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung.
Những yếu tố thuộc môi trường pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Một là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của chính nước mà tại đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nước, nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành.
Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại.
Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ:
- Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế, phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,…), bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẳn kế toán.
- Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẳn về sức khoẻ và an toàn.
- Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.
- Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh; chính sách giá cả; luật thuế, lợi nhuận…
2. Môi trường chính trị
- Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế.
- Mặt khác, tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài.
- Không có sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội.
Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.
3. Môi trường kinh tế thế giới
Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây, các nhà quản lý phải hoạt động trong hai môi trường mới: sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. Vì những lý do như vậy, các chính sách cho những hoạt động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thích hợp với những hoạt động kinh tế trong một thị trường khác. Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài, các nhà kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong môi trường kinh tế thế giới như các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF, Ngân hàng thế giới).
Ví dụ, các công ty Mỹ rất quan tâm đến bước phát triển của EU trong việc đạt tới mục tiêu nhất thể hoá châu Âu, cũng như đến ảnh hưởng này với quan hệ mậu dịch EU-Mỹ. Họ cũng theo dõi sát tiến bộ của WTO trong việc mở rộng tự do hoá thương mại… bất kỳ những hành động nào cũng ảnh hưởng đến công ty rất mạnh.
Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thị trường thực và viễn cảnh, cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh. Vì tầm quan trọng của thông tin kinh tế đối với chức năng kiểm soát và kế hoạch ở đầu não, việc thu thập dữ kiện và chuẳn bị báo cáo phải là trách nhiệm của nhân viên trong nước.
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài.
4. Những ảnh hưởng của địa hình
Vị trí địa lý của một quốc gia rất quan trọng, nó là một nhân tố giải thích mối quan hệ chính trị, thương mại của nước đó. Các mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty. Trong kiến thức kinh doanh tổng quát, các doanh nhân quốc tế cần phải biết nước đó nằm ở đâu, trong khu vực lân cận nào…
Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Chẳng hạn, đối tác lớn nhất và đứng thứ tư về giao dịch thương mại với Hoa Kỳ là Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Cả hai đều tiếp giáp với Hoa Kỳ. Việc giao hàng do vậy nhanh hơn, chi phí vận tải thấp hơn và hàng bán ra cũng hạ hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều công ty của Hoa Kỳ đặt nhà máy về phía tiếp giáp với Mê-hi-cô. Hoặc gần gũi về thị trường cũng là lý do giải thích cho việc Nhật Bản xuất khẩu hàng nhiều hơn vào khu vực các nước Đông Nam Á…
Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch nước cũng góp phần dẫn đến sự khác nhau về kinh tế, chính trị và cấu trúc xã hội, giữa các nước cũng như giữa các vùng trong một nước. Điều đó cũng đòi hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đối với vấn đề này.
5. Môi trường văn hóa và con người
Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính… ở nhiều nơi, đặc biệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản, các công ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngoài do sử dụng văn hoá truyền thống dân tộc để quảng cáo.
Mỗi một nền văn hoá lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động con người. Các nhà quản lý càng biết nhiều về những thái độ và đức tin của con người bao nhiêu thì họ càng được chuẩn bị tốt hơn để hiểu tại sao người ta làm như vậy.
Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh và sở hữu bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạt động kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lán đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.
Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phưong tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm… Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp vói từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
6. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gồm các nhóm nhân tố sau:
- Nhân tổ thứ 1: Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của công ty khác.
Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của chính phủ và lựa chọn đúng đắn thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm.
- Nhân tổ thứ 2: Khả năng của nhà cung cấp là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa nhà cung cấp với công ty ở mục đích sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, tăng chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch vói công ty.
- Nhân tổ thứ 3: Khả năng mặc cả của khách hàng (người mua). Khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng tốt hon với cùng một mức giá.
- Nhân tổ thứ 4: Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hưóng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị trường của công ty. Các công ty cạnh tranh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hoá cao độ so vói sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hon về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính.
- Nhân tổ thứ 5: Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh khốc liệt vói nhau về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường.
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020
25 Th12 2020